Trump không đặt thời gian cho phi hạt nhân hóa Triều Tiên

 Trái với các tuyên bố trước đó khẳng định tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ được khởi động sớm, Tổng thống Trump ngày 17/7 nói không áp đặt giới hạn thời gian cho việc này.
 

"Các cuộc đàm phán đang được tiến hành và mọi chuyện vẫn rất ổn. Chúng ta không đặt ra giới hạn thời gian, chúng ta không có giới hạn tốc độ (phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên)", ông Donald Trump nói với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ cho biết ông đã thảo luận về vấn đề Triều Tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc hội nghị thượng đỉnh hôm 16/7 ở thủ đô Helsinki của Phần Lan.
"Tổng thống Putin sẽ tham gia (tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên) với ý thức rằng ông ấy ủng hộ chúng ta", AFP dẫn lời ông Trump.
Tổng thống Trump công bố tuyên bố chung giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Trump công bố tuyên bố chung giữa ông và nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Ảnh: Reuters. 
Sau cuộc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hôm 12/6, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un liên tục khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, tuyên bố chung được hai lãnh đạo ký kết không nêu cụ thể lộ trình và cách thức thực hiện cam kết này.
Một ngày sau khi ông Trump và ông Kim gặp gỡ tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết phần lớn quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ được thực hiện trước khi ông Trump kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2020.
Trước đó, chính phủ Mỹ nhiều lần khẳng định "không chậm trễ" và sẽ bắt đầu tiến trình này một cách "rất nhanh chóng".
Tuy nhiên, hơn một tháng sau cuộc hội nghị thượng đỉnh lịch sử, nhiều nhà quan sát ghi nhận hai bên vẫn chưa có hành động cụ nào để khởi động tiến trình phi hạt nhân hóa. Phía Triều Tiên còn lên tiếng trách Mỹ đơn phương buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân một cách toàn diện, có thể xác minh và không thể đảo nghịch (CVID).
Một buổi lễ trao trả hài cốt quân nhân Mỹ tử trận ở Triều Tiên được tổ chức vào năm 2000. Ảnh: AFP.
Một buổi lễ trao trả hài cốt quân nhân Mỹ tử trận ở Triều Tiên được tổ chức vào năm 2000. Ảnh: AFP. 
Trong một diễn biến khác, CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Triều Tiên sẽ bắt đầu trao trả hài cốt lính Mỹ vào ngày 27/7. Trước đó, một nguồn tin của CNN cho biết 200 bộ hài cốt có thể sẽ được đem về quê hương trong 2-3 tuần.
Trong khi đó, một số quan chức khẳng định việc nhận dạng tất cả hài cốt nhằm xác minh họ có thực sự là người Mỹ hay không có thể mất đến vài năm.
Ngày 12/7, các quan chức thuộc quân đội Triều Tiên không đến cuộc hẹn với Mỹ để trao đổi về việc trao trả hài cốt. Chính phủ Hàn Quốc sau đó cho biết cuộc gặp đã được dời đến ngày 15/7.

Thượng đỉnh Helsinki: "Liều thuốc" mới cho mối quan hệ Nga-Mỹ

Những tuyên bố lạc quan của cả Tổng thống Trump và Tổng thống Putin cùng thời gian đối thoại kéo dài gần gấp đôi so với dự kiến cho thấy cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Nga-Mỹ tại Helsinki đã đạt được không ít kết quả thực tiễn.

Những tuyên bố lạc quan của cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng thời gian đối thoại kéo dài gần gấp đôi so với dự kiến cho thấy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga hôm 16/7 tại Helsinki (Phần Lan) đã đạt được không ít kết quả thực tiễn, dù chặng đường để hàn gắn mối quan hệ vốn căng thẳng nhiều năm qua giữa hai bên còn nhiều chông gai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7.  
 Sự “xích lại gần nhau” về quan điểm giữa hai nhà lãnh đạo đã được nhắc tới, từ giải quyết cuộc khủng hoảng Syria trên cơ sở tuân thủ chủ quyền quốc gia và ưu tiên cho sự ổn định và tính hợp pháp, sự hiểu biết lẫn nhau về cấu trúc an ninh tập thể ở Trung Đông, tới mở rộng đối thoại về ổn định chiến lược. Đặc biệt, đáng chú ý là thái độ mềm mỏng của lãnh đạo Mỹ về hai vấn đề gai góc: Ukraine và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Trong vấn đề thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã “chiến thắng” khi Tổng thống Donald Trump gọi cáo buộc nhằm vào Nga là “sai lầm” và chính là nguyên nhân phá hỏng quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua.

Giải trừ hạt nhân: Triều Tiên sẽ không thành Libya thứ 2

Triều Tiên vừa tuyên bố sẽ bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo Mỹ nếu bị dồn vào chân tường và sẽ không chấp nhận mô hình giải trừ hạt nhân kiểu Libya mà phía Mỹ mong muốn.

Xuất hiện trên kênh truyền hình Fox News hôm Chủ nhật vừa rồi, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đưa ra cái gọi là kịch bản Libya, trong đó cựu Tổng thống Libya Muammar el-Qaddafi hoàn toàn không che giấu điều gì với Anh và Mỹ về chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Libya và còn để Washington đưa máy bay đến chuyển toàn bộ trang thiết bị và tài liệu ra khỏi nước này để tiêu hủy.

Triều Tiên hoàn thành việc dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri

Theo Tân Hoa xã và hãng tin RT (Nga), ngày 24/5, Triều Tiên đã hoàn thành việc dỡ bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Thông tin này được xác nhận bởi phóng viên của các hãng tin trên có mặt chứng kiến sự kiện này.
 

Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn: Fortuna's Corner)
 Bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn: Fortuna's Corner)