Trực thăng tấn công Mi-28N trang bị "mắt thần" mới, khủng

(Kiến Thức) - Trực thăng tấn công Mi-28N của Nga đã thử nghiệm thành công radar N025N mới giúp nâng cao hiệu suất tác chiến.

Tờ tin tức quân sự Airrecognition ngày 25/3 đưa tin, quá trình thử nghiệm radar mới cho trực thăng tấn công Mi-28N Night Hunter (Thợ săn đêm) đã hoàn thành tại Nga.

Đại diện Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga nói với hãng thông tấn Tass rằng, tất cả trực thăng Mi-28 mới sản xuất sẽ được trang bị loại radar này.

Radar mới được lắp đặt trên đỉnh rotor chính với khả năng bao quát mục tiêu 360 độ. Ăng ten radar được thiết kế theo kiểu module cho phép dễ dàng thực hiện các nâng cấp về sau. Thông số kỹ thuật của radar chưa được tiết lộ, nhưng nhiều khả năng nó sẽ được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất của Nga hiện nay.

Truc thang tan cong Mi-28N trang bi
 Năng lực tác chiến của Thợ săn đêm Mi-28 sẽ được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của radar N025N. Ảnh: Russian Helicopter

Ông Igor Nasenkov, phó giám đốc điều hành công ty Công nghệ Radio-Điện tử (KRET)-đơn vị sản xuất radar N025N cho biết, quá trình sản xuất loạt radar mới đã được triển khai từ đầu năm 2016. Trước đây, chỉ có một số trực thăng Mi-28N của Nga mới được trang bị radar N025.

Các phiên bản xuất khẩu của Mi-28N có thể chưa được trang bị loại radar này. “Đối với các khách hàng nước ngoài phải tuân thủ theo một số trình tự nhất định. Cho đến khi hoàn thành các thử nghiệm, chúng tôi không thể sản xuất trực thăng với radar N025. Do đó, các trực thăng phải hoạt động mà chưa có radar này”, ông nói.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, trực thăng Mi-28NE cùng với radar N025NE đã được xuất khẩu cho Iraq (19 chiếc) và Algeria (42 chiếc). Với sự bổ sung của radar mới sẽ giúp nâng cao hiệu suất tác chiến của Thợ săn đêm lên một tầm cao mới.

Lộ tên lửa Trung Quốc bán cho Iran chống tàu Mỹ

(Kiến Thức) - Bất chấp sức ép của Mỹ, Trung Quốc không những bán mà còn giúp Iran tự chế tạo loại tên lửa chống hạm C-704 do Bắc Kinh phát triển.

Lo
Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại tên lửa có thể đặt trên tàu chiến, xe tải và máy bay. Theo mạng Sina, Trung Quốc đã bán cho Iran loại tên lửa này và Iran đã tự phát triển một phiên bản tương tự. Nguồn ảnh trong bài: Sina.
Lo
 Theo Wikipedia, tên lửa chống hạm này được thiết kế để đánh mục tiêu là các tàu có trọng tải từ 1000 tấn đến 4000 tấn. Loại tên lửa này lớn hơn các tên lửa TL-6 và C-701 nhưng nhỏ hơn loại C-802 nhưng nó được đánh giá là có hiệu quả kinh tế hơn các loại đó.
Lo
 Để tăng tốc độ phát triển và giảm thiểu rủi ro, đơn vị phát triển đã dựa trên công nghệ tên lửa C-701. Kết quả là tên lửa mới là một phiên bản mở rộng của C-701 với đầu đạn lớn hơn. Tuy nhiên nó cũng có sự mới mẻ hơn là radar đầu dò là radar sóng cm thay vì dò bằng hình ảnh. Tầm bắn của C-704 cũng tăng gấp đôi so với C-701.
Lo
 Tên lửa chống hạm C-704 có thể được triển khai từ máy bay, tàu mặt nước, và từ xe tải trên mặt đất. Tuy nhiên cũng giống như người tiền nhiệm C-701, nó không thể phóng từ tàu ngầm.
Lo
 C-704 có đầu đạn nặng 130 kg với tốc độ cận âm, tầm bắn 35 km. Độ cao hành trình đầu đạn từ 15 đến 20m so với mặt biển. Nó được Trung Quốc tuyên bố là có xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 97,7%.
Lo
 Theo Ziliaoku.Xinjunshi, tên lửa này sử dụng đầu đạn bán xuyên giáp, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và hệ thống dẫn đường chủ động. Ở giai đoạn hành trình tiếp cận mục tiêu, đầu dò sẽ tự động tìm kiếm phát hiện và lái tên lửa vào mục tiêu.
Lo
 Theo Wikipedia, phiên bản tên lửa chống hạm C-704 phóng từ máy bay được gọi là C-704KD. Chữ KD là chữ viết tắt của chữ Kongdi nghĩa là “không địa”. Nó được tiết lộ cho công chúng lần đầu tiên trong triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7 (năm 2008). Phiên bản này có sự khác biệt ở hệ thống dẫn đường.
Lo
 Theo tuyên bố của các nhà phát triển tên lửa, radar dẫn đường của nó gồm hai dải tần số hồng ngoại từ 3-5 um và từ 8-12 um, cung cấp một số trợ giúp chống lại các mục tiêu tàng hình.
Lo
 Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc hiện đã được xuất khẩu đến một số nước. Theo giới truyền thông nước ngoài, Iran đã nhập khẩu loại tên lửa này. Đặc biệt Iran còn tự phát triển một tên lửa chống hạm dựa trên C-704.
Lo
 Mạng Hoàn Cầu cho biết năm 2013, Iran đã phóng thử nghiệm tên lửa hành trình chống hạm tên là Zafar mà hình dáng bề ngoài của nó rất giống tên lửa C-704 của Trung Quốc. Dẫn nguồn tin từ PressTv, Hoàn Cầu nói rằng trong đợt thử nghiệm, tên lửa Zafar đã định vị chính xác mục tiêu dự kiến.
Lo
 Tuy nhiên trang mạng Ziliaoku.Xijunshi dẫn tin tức ngày 23/4/2010 của hãng thông tấn AP nói rằng Trung Quốc còn giúp Iran xây dựng một nhà máy sản xuất loại tên lửa chống hạm C-704 này.
Lo
 Nguồn tin này cũng cho biết thêm Iran thậm chí còn phát triển một tên lửa tên là Noor vốn là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc. Tên lửa Noor có tầm bắn xa hơn C-802 và có các hỗ trợ điện tử tốt hơn.

Thăm xưởng nâng cấp xe tăng T-72 của Ukraine

(Kiến Thức) -Quân đội Ukraine đang tích cực nâng cấp các xe tăng T-72 theo chuẩn PT-91 của Ba Lan thay vì tự sáng tạo ra một chuẩn mới dù có đủ tiềm lực.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine
 Hôm 22/3, nhà máy sửa chữa xe tăng thiết giáp Lviv của Ukraine đã tổ chức cho các phóng viên tham quan xưởng của họ. Ở đây có một lượng lớn xe tăng T-72 đang được sửa chữa nhắc nhở mọi người rằng chiến sự vẫn còn. 

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-2
 Bên trong chiếc xe tăng T-72 đang được nâng cấp, tháp pháo và khung gầm đã được tháo ra, công nhân đang làm việc bên trong. Mặc dù T-72 so với thể tích xe tăng Âu Mỹ nhỏ hơn nhưng xem ra vẫn là rất lớn.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-3
 Theo tuyên bố của nhà máy, sau khi nâng cấp theo tiêu chuẩn NATO, sức chiến đấu của xe tăng T-72 sẽ được nâng cao đáng kể. Xe tăng được áp dụng kỹ thuật mới của xe tăng chiến đấu chủ lực PT91 của Ba Lan. Trong ảnh là xích xe tăng T-72. Mỗi vòng xích này nặng tới vài tấn.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-4
Công nhân đang làm việc bên trong tháp pháo, tháp pháo vừa mới bắt đầu nâng cấp, cần tháo rời các thiết bị và loại bỏ lớp sơn ở bề mặt. 

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-5
 Nhân viên kỹ thuật đang xem bản vẽ kỹ thuật. Màu sắc của bản vẽ này cho thấy có vẻ nó đã có lịch sử khá lâu rồi.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-6
 Bên trong xe thiết giáp Dozor-B, loại thiết giáp hạng nhẹ này là sản phẩm mới của xưởng.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-7
 Vỏ của chiếc xe bọc thép Dozor.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-8
 Các động cơ của xe tăng T-72 đang chờ sửa chữa bảo dưỡng nằm la liệt trong xưởng.

Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-9
 Trong khu vực bãi chứa của nhà máy còn một lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực “tồn kho” chờ sửa chữa bị bỏ giữa mưa nắng.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-10
 Trên tường của nhà máy vẫn còn các bức bích họa mang đậm chất Liên Xô. Đáng chú ý là bên dưới bức bích họa lại có sợi dây băng mà lực lượng miền Đông Ukraine thường dùng làm dấu hiệu nhận dạng.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-11
Một tháp pháo sau khi đã tu sửa.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-12
 Ngoài ra còn một số lượng lớn các xe tăng T-64, T-72 đã bị rỉ sét. Các xe tăng này từng được chế tạo để chinh phục châu Âu nhưng bây giờ lại trở thành một gánh nặng rất lớn.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-13
 Công nhân đang sửa chữa xe bọc thép BTR.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-14
 Những chiếc xe tăng đã được sửa chữa xong.
Tham xuong nang cap xe tang T-72 cua Ukraine-Hinh-15
Khu vực để các xe tăng đã sửa chữa xong.