Trở thành triệu phú đô la nhờ... bán ô tô phế liệu

Từ một người không có nhà để ở và chưa qua bất kỳ trường lớp nào, vị triệu phú Ron Sturgeon đã xây dựng nên cả một cơ ngơi giàu có bằng xe phế liệu.

Mua bán xe phế liệu là công việc đã giúp cho vị triệu phú này trở nên giàu có. Nếu nói đúng theo những gì mà Ron Sturgeon trả lời tờ CNBC thì là "giàu nứt đố đổ vách". Ông giải thích: "Bạn có thể trả 100 USD để mua lại một chiếc xe phế liệu, rồi sau đó bán động cơ của nó với giá 150 USD mà vẫn sở hữu những gì còn lại của chiếc xe. Đây là một mô hình kinh doanh khá hời".
Ron Sturgeon - Ông hoàng kinh doanh xe phế thải. Ảnh: CNBC
Ron Sturgeon - Ông hoàng kinh doanh xe phế thải. Ảnh: CNBC 
Đối với Ron Sturgeon mà nói, "sự giàu có" là cụm từ khá mới mẻ và có phần xa xỉ với ông. Vì khi còn trẻ, vị triệu phú từng sống khá cơ cực và gần như không có nhà để ở.
Ông hồi tưởng: "Cha tôi qua đời năm tôi học cấp 3 và để lại một chiếc Volkswagen đời 1965, 2.000 USD và tôi không có chỗ nào để sống cả. Tôi chuyển tới sống trong một căn nhà di động và bắt đầu công việc sửa chữa những chiếc Volkswagen của người khác. Đời tôi lúc đó chỉ biết có thể, tôi chỉ biết phải đi làm gì đó mới có cái bỏ bụng".
Và, chính khi làm công việc sửa chữa ô tô, Ron Sturgeon đã phát hiện ra một mô hình kinh doanh hứa hẹn hơn hẳn công việc đang làm. "Lúc đó, tôi đang trữ khoảng 35 chiếc xe phế thải được dùng để sửa một chiếc khác. Trong vài tuần, tôi nhận ra việc bán từng phần của chiếc xe có thể kiếm lời nhiều hơn hẳn sửa chữa. Thế là cứ mỗi tuần, tôi đều đặn đi thu mua xe phế liệu và cẩu chúng về bãi, tháo phụ tùng ra và bán lại", ông Sturgeon kể.
Được đà tấn tới, vào năm 1978, Ron Sturgeon thành lập công ty kinh doanh phế liệu AAA Small Car World và trong 20 năm tiếp theo, nó đã phát triển vượt bậc. Vị triệu phú kể lại: "Chúng tôi đã mở rộng ra 6 cơ sở, thuê 150 nhân viên và sở hữu doanh thu 15 triệu USD cùng lợi nhuận ròng là 30%".
Đến năm 1999, AAA Small Car World được Ford mua lại với giá khoảng 15 triệu USD, song, theo Ron Sturgeon thì hãng ô tô này đã điều hành nó không tốt. Ông Sturgeon nói trong chương trình "Blue Collar Millionaires" của CNBC rằng: "Về mặt lâu dài, công ty của tôi hoàn toàn không phù hợp với Ford. Rốt cuộc, họ cũng từ bỏ nó và bán lại công ty cho tôi".
Năm 2003, Sturgeon mua lại AAA Small Car World từ Ford và chỉ 2 năm sau đó, sau khi đã tái cấu trúc tài chính, ông bán nó lần thứ 2. Lần này là cho Schnitzer Industries với giá 23,5 triệu USD.
Sturgeon cho biết mình không hề được đào tạo bài bản về kinh doanh và thành công của ông có được là nhờ vào thói quen quan trọng: Đọc sách.
Vị triệu phú cho biết: "Tôi đã đọc tờ Wall Street Journal hằng ngày trong suốt 25 năm. Nếu bạn muốn đô la rủng rỉnh trong tài khoản thì hãy làm như vậy. Tôi khuyên nên đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Tới tận ngày hôm nay, tôi vẫn luôn duy trì thói quen tích cực đọc sách".
Trong đó, 2 cuốn sách đã giúp tạo nền tảng và có tầm ảnh hưởng quan trọng trên con đường sự nghiệp của ông là Customers for Life của Carl Sewell và Secrets of the Millionaire Mind của Harv Eker. Dĩ nhiên, bên cạnh việc đọc sách là quá trình lao động không mệt mỏi nữa.
Vị triệu phú cho hay: "Tôi không nghĩ là bản thân có gì đó đặc biệt. Tôi không phải là một thần đồng hay gì đó. Ở trường phổ thông, tôi thực sự không học tốt hơn ai cả. Tôi cho rằng mình trưởng thành và khôn ngoan hơn nhờ quá trình học hỏi trong suốt nhiều năm qua".
Dầu vậy, có một thứ mà Ron Sturgeon mãi không quên được, chính là cảm giác lây lất trong khổ cực, thậm chí không có cả một chiếc giường đàng hoàng để ngủ. Cho nên, trong năm 2015, vị triệu phú vô gia cư khi xưa, mà nay đã thành một đại gia bất động sản, đã tặng hẳn 2 dinh thự của mình ở Texas cho các gia đình có nhà cửa bị tàn phá sau thiên tai.
Ron Sturgeon nói với đài CBS: "Ý tưởng này chợt lóe lên trong đầu tôi khi lúc đó tôi đang sở hữu 2 căn dinh thự bỏ không, chắc chắn chúng có thể giúp ích cho những người đang cần một nơi để ở"
Hiện nay, triệu phú xe phế liệu có cuộc sống khá sung túc. Ông thậm chí còn tậu cho mình một chiếc xế hộp thể thao Bugatti Veyron có giá 1,5 triệu USD, dù rằng vị triệu phú nói chiếc xe đã qua sử dụng.

Sàn HOSE bị “sập”, nhà đầu tư có khởi kiện được không?

(Kiến Thức) - Mặc dù sàn HOSE đã giao dịch trở lại sau 3 ngày tạm dừng vì "dính" sự cố kỹ thuật song nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Liệu giới đầu tư có thể khởi kiện vì những thiệt hại phải gánh hay không?

Để làm rõ những băn khoăn trên, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Tống Minh Hữu - Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải & Cộng sự (Đoàn luật sư TP Hà Nội).
Theo luật sư Tống Minh Hữu, về mặt pháp lý, trong trường hợp bị thiệt hại về kinh tế, nhà đầu tư có quyền khởi kiện Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Tuy nhiên, việc khởi kiện đó có được cơ quan thụ lý hồ sơ chấp thuận hay không và có đưa đến kết quả buộc bồi thường hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Thứ nhất, nhà đầu tư cần chứng minh thiệt hại kinh tế này do lỗi ai? Lỗi do Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, do nhà mạng hay do nguyên nhân khác? Nếu lỗi do HOSE thì nhà đầu tư hoàn toàn có quyền khởi kiện sàn giao dịch này lên Tòa án. Khi đó, nhà đầu tư cần chứng minh số thiệt hại do đơn vị này gây ra trong biên bản kê biên đính kèm.
Thứ hai, cần phải xác định sự cố này ở mức độ nào? Là nguyên chủ quan hay khách quan? Nếu xác định lỗi của HOSE là hoàn toàn do yếu tố bất khả kháng thì có thể sàn này cũng được miễn trừ trách nhiệm bồi thường.
Về mặt pháp lý, trong trường hợp bị thiệt hại về kinh tế, nhà đầu tư có quyền khởi kiện Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Ảnh: Internet.
Về mặt pháp lý, trong trường hợp bị thiệt hại về kinh tế, nhà đầu tư có quyền khởi kiện Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE). Ảnh: Internet.
Mời quý độc giả xem video "Tâm lý đầu tư trước việc Hose dừng giao dịch". Nguồn: VTC1:

Tuy nhiên, xét trên khía cạnh thực tế, luật Tống Minh Hữu cho rằng, vấn đề thiệt hại trực tiếp cho các nhà đầu tư hiện nay rất khó chứng minh vì vẫn chưa khớp lệnh trong phiên giao dịch đóng cửa ngày 22/1, hàng hóa và tài sản của người mua hay người bán vẫn còn nguyên. Chỉ trong trường hợp thị trường xuất hiện thông tin chấn động, khiến thị trường sụt giảm mạnh, khi đó thiệt hại mới xảy ra, còn trong trạng thái bình thường thì giới đầu tư không có thiệt hại gì.

“Mặc dù vậy, thiệt hại gián tiếp đối với kinh tế vĩ mô nói chung và cả tâm lý, lòng tin nhà đầu tư nói riêng là không thể phủ nhận. Vì thế, với việc gây ra thiệt hại gián tiếp cho nhà đầu tư và cả nền kinh tế, tôi nghĩ, cần phải có quy định rõ về trách nhiệm của những người liên quan, tránh để những sự cố tương tự xảy ra nhưng không có ai chịu trách nhiệm”, luật sư Tống Minh Hữu bày tỏ quan điểm.

Trong khi đó, theo một số chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất tốt, tâm lý nhà đầu tư rất hào hứng. Do vậy, sự cố này không ảnh hưởng nhiều tới thị trường.

Hôm nay (25/1), sàn HOSE đã hoạt động trở lại sau 3 ngày tạm ngừng giao dịch do sự cố kỹ thuật. Giá tham chiếu cho phiên giao dịch hôm nay là giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch 22/1.
Trước đó, trong phiên chiều 22/1, khi thị trường chuẩn bị bước vào phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC), hệ thống giao dịch của HOSE gặp sự cố. Tình trạng này diễn ra cho đến hết giờ giao dịch ngày 22/1 và thị trường chứng khoán đã không thể đóng cửa phiên như bình thường. Đây được coi là sự cố lớn nhất trong 10 năm qua của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngay sau đó, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã lên tiếng cho rằng đây là sự cố kỹ thuật đáng tiếc, nhưng cũng cần phải nhìn nhận những sự cố như thế này là rủi ro trong hoạt động mà bất cứ thị trường nào cũng có thể gặp phải. Ông Dũng lưu ý nhà đầu tư bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan các tác động của sự cố kỹ thuật này đến thị trường và đến hoạt động đầu tư bình thường.

Sau khi sự cố được khắc phục, ông Lê Hải Trà, Thành viên Hội đồng quản trị Phụ trách Hội đồng quản trị HoSE cho biết: nguyên nhân của sự cố ngày 22/01/2018 vừa qua đối với hệ thống giao dịch của HoSE được xác định là từ phần mềm khớp lệnh. Các chuyên gia đã thực hiện việc phân tích và vá lỗi trong ngày 23/01.
Ngày 24/1, HoSE đã tổ chức 2 phiên kiểm thử giả lập với các công ty chứng khoán trên toàn thị trường dưới sự giám sát của các chuyên gia. Kết quả cho thấy hệ thống đã hoạt động bình thường và sẵn sàng để mở cửa thị trường trở lại.

Mua măng tươi ăn Tết, chọn thế nào cho chuẩn?

(Kiến Thức) - Để tăng lợi nhuận, nhiều người ngâm tẩm hóa chất độc hại vào măng tươi. Vì vậy, cách nhận biết măng tươi tự nhiên và măng ngâm hóa chất là vấn đề khiến nhiều bà nội trợ đặc biệt quan tâm khi mua thực phẩm Tết. 

Ngày 23/1 vừa qua, sau khi kiểm tra Cảnh sát môi trường (Công an Nghệ An) phát hiện hàng chục tấn măng tươi được chủ cơ sở ngâm chất tẩy để làm sạch. Ảnh: Báo Nghệ An.
 Ngày 23/1 vừa qua, sau khi kiểm tra Cảnh sát môi trường (Công an Nghệ An) phát hiện hàng chục tấn măng tươi được chủ cơ sở ngâm chất tẩy để làm sạch. Ảnh: Báo Nghệ An.