Triều Tiên xác nhận có Tổng tham mưu trưởng quân đội mới

Truyền thông trung ương Triều Tiên ngày 27/7 xác nhận Tướng Ri Yong-gil vừa trở thành tổng tham mưu trưởng quân đội, vị trí mà ông từng đảm nhiệm trong thời gian 2013-2016. 

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 27/7 cho biết Tướng Ri Yong-gil đã được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội, vị trí mà ông từng đảm nhiệm trong thời gian 2013-2016. Đây được xem là một phần của cuộc cải tổ lớn trong ban lãnh đạo quân đội nhân dân Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm nghĩa trang liệt sỹ. (Ảnh: KCNA)
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm nghĩa trang liệt sỹ. (Ảnh: KCNA) 
Theo Reuters, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết Tướng Ri Yong-gil đã đi cùng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm nghĩa trang liệt sỹ ngày 27/7 trong lễ kỷ niệm 65 năm ngày ký hiệp định đình chiến kết thúc xung đột trên bán đảo Triều Tiên năm 1950-1953.
Đi cùng với ông còn có ông Kim Su-gil, lãnh đạo Tổng cục chính trị quân đội Nhân dân Triều Tiên, ông No Kwang Chol, Bộ trưởng lực lượng vũ trang nhân dân mới được bổ nhiệm, theo Reuters. Những quan chức này dù trên 60 tuổi nhưng đều trẻ hơn những người tiền nhiệm.
Tướng Ri Yong-gil và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Yonhap)
 Tướng Ri Yong-gil và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Yonhap) 
Vì Bình Nhưỡng và Washington đang trong quá trình đàm phán hạt nhân, truyền thông của Mỹ nhiều lần cho rằng quân đội Triều Tiên có sự bất đồng ý kiến về các cuộc đàm phán đi ngược lại nhiều năm theo đuổi vũ khí hạt nhân và những phát ngôn cứng rắn của ông Kim.
Các quan chức và nhà phân tích Mỹ cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang chuyển trọng tâm sang phát triển kinh tế và theo đuổi các biện pháp ngoại giao với Mỹ, vì vậy những quan chức lớn tuổi hơn và gắn bó hơn với chương trình hạt nhân sẽ được thay thế bằng những người sẵn sàng đi theo những cải cách mà ông thực hiện.

Tiết lộ 10 điều độc lạ chỉ có ở đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Triều Tiên từng khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa được bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư.

Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên thì nước này là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ảnh: BrightSide.

Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.
 Phụ nữ Triều Tiên không chạy theo xu hướng thời trang quốc tế. Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, họ ít khi trang điểm nếu không cần thiết. Tuy nhiên, vào ngày nghỉ lễ, các cô gái Triều Tiên sẽ chăm chút cho ngoại hình hơn và thường mặc những bộ trang phục truyền thống. Ảnh: BrightSide.

Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.
 Lễ hội Arirang là lễ hội đồng diễn lớn nhất thế giới ở đất nước Triều Tiên, thu hút khoảng 100 nghìn người tham gia. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên khẳng định đã tìm ra “thần dược” chữa bệnh AIDS, Mers và Ebola, thậm chí ngăn ngừa ung thư. Phương thuốc này được điều chế từ nhân sâm đỏ được trồng ở vùng Kaesong, vàng và bạch kim. Ảnh: BrightSide.

Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.
Các nhà khoa học Triều Tiên tuyên bố rằng kỳ lân không phải là một sinh vật thần thoại chỉ có trong tưởng tượng. Ảnh: BrightSide.

Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.
 Cố Chủ tịch Kim Jong-il được cho là đã tập nói và đi khi chưa đầy một tuổi. Ảnh: BrightSide.

Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.
Năm 2013, Triều Tiên thành lập Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên NADA, có logo tương tự với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Không ai biết ý đồ thực sự của Bình Nhưỡng là gì khi thành lập cơ quan này hay đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ảnh: BrightSide.

Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.
 Chỉ có 8% các con đường Triều Tiên được trải nhựa, bê tông hoặc lát gạch,... Người dân nước này chủ yếu đi xe đạp. Ảnh: BrightSide.

Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.
 Bắt đầu từ năm 1957, có ba tầng lớp xã hội chính ở Triều Tiên, bao gồm tầng lớp “cà chua”, “táo” và “nho”. Trong đó, tầng lớp “cà chua” chủ yếu là các chính trị gia và quan chức quân đội; tầng lớp “táo” chủ yếu là các công dân bình thường và “nho” là những người vi phạm pháp luật ở Triều Tiên. Ảnh: BrightSide.

Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Triều Tiên sử dụng lịch riêng. Thay vì tính Công Nguyên từ ngày sinh của Chúa Jesus, họ tính từ năm sinh của nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Năm 1912 là năm Chủ Thể 1 (Juche 1). Ảnh: BrightSide.
Mời độc giả xem video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công Mỹ.

Truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân "thắt lưng buộc bụng"

Trong bối cảnh xuất hiện những dấu hiệu tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ bị đình trệ, ngày 23/7, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã kêu gọi người dân sẵn sàng cho việc "thắt lưng buộc bụng".

Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, đã gợi nhớ lại giai đoạn khó khăn của Triều Tiên hồi những năm 90 của thế kỷ trước, thời điểm quốc gia Đông Bắc Á này phải trải qua nạn nghèo đói cùng cực do mất nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước Đông Âu cũ. Báo này khẳng định dù phải mất nhiều thời gian để vượt qua giai đoạn khó khăn với việc thắt chặt chi tiêu, Triều Tiên vẫn thẳng tiến trên con đường đấu tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tại một cửa hàng bách hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 4/6. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Tại một cửa hàng bách hóa ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 4/6. Ảnh: AFP/ TTXVN.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh những quan ngại gia tăng về khả năng đình trệ trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ. Tiến trình chậm hơn dự kiến này đã phủ bóng đen lên triển vọng lập tức dỡ bỏ bất cứ biện pháp trừng phạt nào mà Bình Nhưỡng có thể đang theo đuổi để thúc đẩy nền kinh tế yếu kém của nước này, đổi lại Triều Tiên phải từ bỏ các vũ khí hạt nhân. Các nhà quan sát cũng nhận định lời kêu gọi thắt chặt chi tiêu này có thể nhằm mục đích giảm bớt hy vọng của người dân Triều Tiên sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, cũng như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.