Triều Tiên vẫn "âm thầm" mở rộng kho vũ khí hạt nhân?

(Kiến Thức) - Triều Tiên có thể đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của nước này với việc bổ sung thêm 12 quả bom hạt nhân kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6/2018.

Theo Business Insider ngày 27/7, Triều Tiên có thể đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của nước này với việc bổ sung thêm 12 quả bom hạt nhân kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore hồi tháng 6/2018.
Tờ báo Wall Street Journal mới đây dẫn phân tích tình báo cho rằng Triều Tiên đang đẩy mạnh việc sản xuất các tên lửa tầm xa và vật liệu phân hạch, đều là hai thành phần chính để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trieu Tien van
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: ST.  
Các chuyên gia đã phân tích hình ảnh vệ tinh và phát hiện thấy sự dịch chuyển của các container và xe tải tại cơ sở vũ khí quan trọng ở phía bắc Triều Tiên. Họ cũng ước tính, Bình Nhưỡng hiện đang sở hữu từ 20 đến 60 vũ khí hạt nhân.
Báo cáo trên được đưa ra sau khi Triều Tiên gần đây phóng hai quả tên lửa tầm ngắn ra biển Nhật Bản.
"Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa tầm ngắn vào khoảng 5h34 và 5h57 sáng ngày 25/7 từ vị trí gần thành phố biển Wonsan, phía đông nước này, ra biển Nhật Bản", một quan chức Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết.

Mời độc giả xem thêm video về một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên (Nguồn: TTXVN)

Dựa trên một phân tích của Mỹ, hai quả tên lửa này được xác định bay ở độ cao khoảng 50 km, trong đó một tên lửa bay xa khoảng 430km về phía biển Nhật Bản và tên lửa kia dường như di chuyển xa 600 km trước khi rơi xuống biển.
Giới chuyên gia cho rằng vụ phóng thử tên lửa vừa qua là "thông điệp mạnh mẽ" của Bình Nhưỡng nhằm phản đối kế hoạch tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Trước đó vài ngày, Triều Tiên cũng đã công bố hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một tàu ngầm mới được cho là có thể phóng tên lửa hạt nhân.

Brexit liệu có khả thi dưới thời tân Thủ tướng Johnson?

(Kiến Thức) - Thủ tướng Boris Johnson khẳng định Anh sẽ rời Liên minh Châu Âu đúng thời hạn dù có đạt được thỏa thuận Brexit hay không. Tuy nhiên, liệu nhà lãnh đạo mới của Anh có thực hiện được cam kết này?

Ngày 23/7, với việc giành được 66,4% số phiếu ủng hộ, cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã được bầu làm lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ cầm quyền, và ông nhậm chức Thủ tướng Anh thay thế bà Theresa May vào chiều 24/7.

Trở thành chủ nhân mới của căn nhà số 10 phố Downing đồng nghĩa với việc tân Thủ tướng Boris cũng sẽ phải gánh vác những trọng trách nặng nề mà người tiền nhiệm Theresa May để lại. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt đó là đưa nước Anh rời khỏi EU (Brexit) khi thời hạn chỉ còn hơn 3 tháng. 

Brexit lieu co kha thi duoi thoi tan Thu tuong Johnson?
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: AP.  

Thời hạn Brexit được ấn định vào ngày 31/10, và ông Boris Johnson sẽ phải thuyết phục EU "hồi sinh" các cuộc đàm phán về việc Anh rút khỏi liên minh này và cũng như tìm được tiếng nói chung để tránh việc Anh rời đi mà không có bất cứ thỏa thuận nào.

Tuy nhiên, quan điểm của Thủ tướng Johnson là nước Anh chắc chắn sẽ rời EU vào ngày 31/10 trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong bài phát biểu khi thắng cử, tân Thủ tướng Johnson cam kết Anh sẽ rời EU đúng thời hạn, đồng thời chấp nhận một Brexit không có thỏa thuận nếu không thể đạt được thỏa thuận mới với EU.

Quyết tâm này của ông Boris có thể được nhận thấy qua việc ông đã bổ nhiệm hàng loạt thành viên chủ chốt trong chính phủ mới là những nhân vật có quan điểm ủng hộ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận.

Trước đây, Thủ tướng Johnson luôn phản đối thỏa thuận Brexit mà bà May đã đạt được với Liên minh Châu Âu. Nhà lãnh đạo mới của Anh tuyên bố rằng nếu muốn các cuộc đàm phán tương lai về Brexit và đạt được một thỏa thuận giữa Anh và EU thì chỉ bằng cách loại bỏ điều khoản gọi là “kế hoạch dự phòng về biên giới Ireland" (hay còn gọi là điều khoản "rào chắn").

Mời độc giả xem thêm video: Thị trường quốc tế trong tình trạng hỗn loạn vì Brexit (Nguồn: VTC14)

Trong khi đó, lập trường kiên quyết của EU cho rằng điều khoản "rào chắn" này là không thể thiếu nhằm đảm bảo tránh thiết lập một đường biên giới cứng giữa Cộng hòa Ireland thuộc EU và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh.
"Thỏa thuận Brexit đạt được hồi tháng 11/2018 giữa liên minh với chính phủ của cựu Thủ tướng Anh Theresa May, bao gồm cả điều khoản 'rào chắn', là 'tốt nhất và duy nhất khả dĩ", Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Trong trường hợp ông Johnson không thuyết phục được các nhà lãnh đạo EU thì nước Anh có thể sẽ đi theo hướng Brexit không thỏa thuận. 
Tuy nhiên, nếu như vậy, ông Boris sẽ vấp phải sự phản đối của không chỉ các đảng đối lập mà cả những người thuộc phe ủng hộ gần gũi Châu Âu và thậm chí những người bảo thủ ủng hộ việc Anh rời EU một cách mềm dẻo.
Được biết, ít nhất hai bộ trưởng cấp cao là Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond và Bộ trưởng tư pháp David Gauke đã từ chức nhằm phản đối kế hoạch Brexit của ông Boris.
Quốc hội Anh cũng luôn phản đối việc Brexit không thỏa thuận, và đã nỗ lực để xây dựng điều luật ngăn cản thủ tướng tiếp theo của Anh thúc đẩy kế hoạch này.
Trong khi Anh và EU vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận thì không loại trừ khả năng Brexit sẽ tiếp tục phải lùi lại sau thời hạn vào ngày 31/10 tới. 

Mỹ trừng phạt 2 nhân vật đứng sau chương trình tên lửa Triều Tiên

Hai quan chức Triều Tiên vừa bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt là ông Kim Jong Sik và Ri Pyong Chol.

Chính phủ Mỹ hôm qua (26/12) tuyên bố áp đặt trừng phạt hai chuyên gia Triều Tiên vì vai trò của họ trong việc phát triển tên lửa đạn đạo của nước này.
Đây là bước đi mới nhất của Mỹ trong chiến lược nhằm gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên gây tranh cãi của mình.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
 Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Reuters.