Triều Tiên giải trừ hạt nhân, Mỹ sẽ cân nhắc gỡ bỏ trừng phạt

Mỹ đang cân nhắc tạm dừng triển khai các lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu than và dệt may của Triều Tiên trong vòng 12-18 tháng.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 11/7 đưa tin Mỹ đang cân nhắc gỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nếu nước này giải trừ cơ sở hạt nhân chính và đóng băng toàn bộ chương trình hạt nhân.
Dẫn lời một nguồn tin thân cận các cuộc thảo luận của Nhà Trắng về vấn đề Triều Tiên, Yonhap cho biết đề xuất tiềm năng này sẽ tạm dừng triển khai các lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu than và dệt may của Triều Tiên, nguồn thu nhập chính của nước này, trong vòng 12-18 tháng.
“Nhà Trắng, khi các cuộc đối thoại cấp chuyên môn bắt đầu, muốn đặt ra các điều kiện để họ có thể bắt đầu quá trình giải trừ hạt nhân Triều Tiên”, nguồn tin cho biết.
Người này nhấn mạnh việc tạm ngưng áp cấm vận có thể được gia hạn nếu quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên "tiến triển tốt", nhưng sẽ nhanh chóng bị hủy bỏ nếu Bình Nhưỡng gian dối.
Theo nguồn tin, nếu hiệu quả, mô hình này có thể được áp dụng cho các cơ sở khác ngoài khu phức hợp hạt nhân chính Yongbyon.
Mô hình cũng sẽ được thực hiện từng bước cho đến khi Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt và Mỹ gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt.
“Việc này quan trọng vì nó cho phép Mỹ và Triều Tiên đo lường ý định của đối phương và xây dựng lòng tin, nhưng theo cách thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa và gỡ bỏ cấm vận”, nguồn tin nói.
Người này cho rằng việc kiểm chứng và thanh sát quá trình giải giáp cơ sở Yongbyon cũng như đóng băng hạt nhân, đóng băng tức là không sản xuất thêm vật liệu phân hạch và đầu đạn, của Triều Tiên có thể rất khó nên cần thỏa thuận chi tiết.
Nguồn tin tiết lộ thêm nếu Triều Tiên đồng ý tháo dỡ khu phức hợp Yongbyon và đóng băng hạt nhân hoàn toàn, Mỹ thậm chí xem xét ký tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Ngoài ra, Washington cũng sẵn sàng cùng Bình Nhưỡng thiết lập văn phòng liên lạc ở thủ đô hai nước, cũng như cho ra đời một kênh hoặc văn phòng riêng rẽ để điều phối việc tìm kiếm, hồi hương các hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên.
Cũng theo nguồn tin, Nhà Trắng hiện xem xét nhiều ý tưởng nhằm khích lệ Bình Nhưỡng, bước quan trọng đầu tiên để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mục đích đầu tiên của Mỹ trong các cuộc đàm phán là chứng minh Bình Nhưỡng có thể tin tưởng Washington và chấm dứt sự thù địch trước đây giữa hai bên.
Theo Giáo sư Yang Moo-jin tại ĐH Triều Tiên ở Seoul (Hàn Quốc), Mỹ và Hàn Quốc đang xem xét các ý tưởng khác nhau để đưa lên bàn đàm phán khi các cuộc đối thoại với phía Triều Tiên nói lại. Tuy nhiên, vẫn chưa có ý tưởng nào được quyết định.
Trieu Tien giai tru hat nhan, My se can nhac go bo trung phat
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 5. Ảnh: AP 
Giáo sư Kim Yong-hyun tại ĐH Dongguk ở Seoul nhận định Mỹ đang thể hiện tính linh hoạt hơn trong việc tìm cách phá vỡ bế tắc khi Triều Tiên cương quyết các cuộc đối thoại nên được thực hiện từng bước và hai bên nên tiến hành đồng thời thỏa thuận.

Mời quý vị xem video: Ẩn số phương tiện Nhà lãnh đạo Triều Tiên dùng đi đến Việt Nam

Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội hồi tháng 2, hai bên không thể thu hẹp khác biệt về phạm vi phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và gỡ bỏ trừng phạt từ phía Mỹ chính là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không ký tuyên bố chung.
Tổng thống Trump khi đó nói rằng giải trừ cơ cở Yongbyon không đủ để trừng phạt được gỡ bỏ vì Triều Tiên còn nhiều cơ sở hạt nhân khác, trong đó có một nhà máy làm giàu uranium. Từ đó, các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân của Triều Tiên rơi vào bế tắc.
Ông Trump và ông Kim đã nhất trí nối lại các cuộc đối thoại ở cấp độ chuyên môn về giải trừ hạt nhân của Triều Tiên khi cả hai bất ngờ gặp nhau tại biên giới liên Triều tháng rồi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông hy vọng các cuộc đối thoại này sẽ được nối lại vào giữa tháng 7.

Triều Tiên sửa hiến pháp, ông Kim Jong-un là nguyên thủ quốc gia chính thức

Trang mạng Naenara của Triều Tiên cho biết nước này đã sửa đổi hiến pháp để quy định nhà lãnh đạo Kim Jong-un là nguyên thủ quốc gia chính thức.

Yonhap dẫn nguồn trang mạng Naenara của Triều Tiên cho biết nước này đã sửa đổi hiến pháp để quy định nhà lãnh đạo Kim Jong-un là nguyên thủ quốc gia chính thức.
Trieu Tien sua hien phap, ong Kim Jong-un la nguyen thu quoc gia chinh thuc
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) xem buổi biểu diễn nghệ thuật tại Bình Nhưỡng ngày 2/6 vừa qua. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo mạng tin trên, hiến pháp mới, được sửa đổi trong phiên họp Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA) hồi tháng Tư vừa qua, tuyên bố Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ (SAC) là nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, "đại diện cho đất nước".

Vén màn bí ẩn cuộc sống của người dân Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài Sputnik mới đây đăng tải loạt ảnh có thể giúp độc giả hiểu thêm nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người dân ở đất nước Triều Tiên.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien
Cuộc sống của người dân Triều Tiên luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của độc giả. Những bức ảnh dưới đây do đài Sputnik mới đăng tải có thể có thể giúp độc giả hiểu thêm nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của người dân đất nước này, đặc biệt là tại thủ đô Bình Nhưỡng. (Nguồn ảnh: Sputnik) 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-2
 Hai người đàn ông Triều Tiên dắt xe đạp khi đi qua đường ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 9/3/2019, ở nhiều thành phố lớn của Triều Tiên phương tiện công cộng được ưa chuộng hơn các phương tiện cá nhân.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-3
 Một bể bơi trong nhà khá đông người ở thủ đô Triều Tiên trong bức ảnh chụp ngày 13/3/2019.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-4
Người phụ nữ dắt con nhỏ đi qua cửa hàng bách hóa ở Bình Nhưỡng ngày 11/3. 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-5
Người phụ nữ Triều Tiên làm việc trong nhà máy giày Rywon chuyên sản xuất giày thể thao ở Bình Nhưỡng ngày 1/2/2019. 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-6
 Người dân Triều Tiên đi qua cổng vào vườn bách thú ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 8/3.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-7
Cặp đôi chụp ảnh cưới tại một bể bơi trong nhà ở Bình Nhưỡng ngày 13/3. 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-8
Một quầy hàng bán đồ ăn nhanh ở thủ đô Triều Tiên ngày 9/3. Những ki-ốt như thế này khá phổ biến ở Bình Nhưỡng. 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-9
 Bên trong một cửa hàng ở ký túc xá dành cho công nhân nhà máy dệt may ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh chụp vào ngày 30/1/2019.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-10
 Người dân đứng chờ xe buýt ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm 3/2.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-11
 Bên trong phòng ngủ của một ký túc xá dành cho công nhân nhà máy dệt ở Bình Nhưỡng.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-12
Người dân Triều Tiên bắt cá tại hồ nước đóng băng ở Nampo ngày 2/2/2019. 

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-13
 Một gia đình chụp ảnh lưu niệm nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Ven man bi an cuoc song cua nguoi dan Trieu Tien-Hinh-14
 Phòng trưng bày các sản phẩm tại nhà máy giày Ryuwon ở thủ đô Triều Tiên ngày 1/2.

Hé lộ nguyên nhân Triều Tiên bắt giữ sinh viên Australia

Hãng thông tấn nhà nước của Triều Tiên ngày 6/7 nói rằng sinh viên Australia Alek Sigley vừa bị trục xuất khỏi nước này sau 10 ngày giam giữ, là gián điệp.

Alek Sigley, người bị bắt giữ tại Triều Tiên từ ngày 25/6 và vừa được phóng thích ngày 4/7, là một nhân vật hoạt động tích cực trên mạng xã hội, đồng thời cũng là người đóng góp thường xuyên cho các tổ chức truyền thông quốc tế như trang NK News về những thông tin trong khoảng thời gian anh ở Triều Tiên.