Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ ám sát ông Abe

Hàng loạt trang tin của chính phủ Triều Tiên có những bài viết chứa thông tin chỉ trích cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

DPRK Today, trang tin đối ngoại của chính phủ Triều Tiên, nhắc tới cố Thủ tướng Shinzo Abe trong bài viết chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và đã gửi điện chia buồn vụ ám sát ông Abe.

Trang tin DPRK Today cho rằng ông Abe là "hậu duệ của các samurai", những người đã gây ra nhiều tội ác cho các thế hệ người dân Triều Tiên.

Trang tin của Triều Tiên cũng chỉ trích Tổng thống Yoon Suk Yeol "khiến người dân Triều Tiên xấu hổ" vì gửi lời chia buồn cái chết của ông Abe.

Trieu Tien lan dau len tieng ve vu am sat ong Abe

Ông Shinzo Abe qua đời sau vụ ám sát hôm 8/7. Ảnh: Reuters.

Uriminjokkiri, một trang tin khác của chính phủ Triều Tiên, miêu tả ông Abe là "biểu tượng của chủ nghĩa cánh hữu" đã dẫn đến thời gian Nhật Bản đô hộ Triều Tiên. Trang tin này đồng thời chỉ trích Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Jun Suk vì dự tang lễ của ông Abe.

Trong phần lớn thời gian nắm quyền thủ tướng Nhật Bản, ông Abe theo đuổi lập trường cứng rắn nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Tuy nhiên năm 2019, sau khi Bình Nhưỡng chủ động xích lại gần Washington và Seoul, ông Abe cho biết sẵn sàng gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Ông Abe qua đời sau vụ ám sát hôm 8/7. Lãnh đạo nhiều quốc gia đã gửi thư, điện chia buồn tới gia đình cố thủ tướng Nhật Bản. Người dân nhiều quốc gia cũng bày tỏ sự cảm thông, chia buồn trước sự ra đi của ông Abe.

 

Chi tiết mới về nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Abe

Nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã rời bỏ công việc gần nhất hồi tháng 5 sau khi than vãn mệt mỏi, theo Japan Times.

Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, bị bắt giữ với cáo buộc ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe hôm 8/7, sống trong một căn hộ ở thành phố Nara, đã bỏ việc hồi tháng 5 vì vấn đề sức khỏe.

NHK đưa tin Yamagami từng là thành viên lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trong giai đoạn 2002-2005 ở căn cứ Kure thuộc tỉnh Hiroshima.

Tầm bắn súng cối của Nga-Pháp-Trung, nước nào bắn xa nhất?

Súng cối cỡ nòng 60-82mm được xếp là loại hỏa khí đi cùng của bộ binh, có vai trò rất quan trọng; vậy súng cối 60-82mm của Nga, Pháp và Trung Quốc sản xuất, loại nào bắn xa nhất?

Tam ban sung coi cua Nga-Phap-Trung, nuoc nao ban xa nhat?

Súng cối là một trong những vũ khí cổ xưa nhất, hiện vẫn còn trong biên chế các quân đội hiện đại và hình dáng, nhiệm vụ và cách nạp đạn của nó, cũng không khác gì nhiều so với thủa sơ khai ban đầu, tức là để tiêu diệt những mục tiêu mà pháo bắn thẳng không thể thực hiện được và đạn được nạp từ đầu nòng.

Tại sao Quân đội Nga 6 tháng mà chưa tràn ngập thị trấn Marinka?

Marinka là một thị trấn nhỏ, nằm cách thành phố Donetsk chỉ 20km, nhưng Quân đội Nga 6 tháng qua chưa vượt qua được “cánh cửa thép” này.

Tai sao Quan doi Nga 6 thang ma chua tran ngap thi tran Marinka?

Hiện quân Nga và Ukraine vẫn đang giao tranh đẫm máu tại Marinka, một thị trấn nhỏ ở vùng Donetsk với dân số khoảng 10.000 người. Vào ngày đầu tiên của cuộc xung đột (ngày 24/2), quân Nga xuất phát tiến công từ trung tâm thành phố Donetsk, bắt đầu tấn công thị trấn nhỏ Marinka cách đó chỉ 20 km, nằm về phía tây của thành phố Donetsk.