Traphaco bất ngờ giảm sâu kế hoạch kinh doanh 2019: Lãnh đạo nói gì?

(Kiến Thức) - Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của CTCP Traphaco (HOSE: TRA) hôm 26/9, việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 đã thông qua  dù đã sắp đi hết chặng đường.

Theo đó, Traphaco sẽ điều chỉnh giảm doanh thu từ 2.160 tỷ đồng xuống còn 1.850 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 205 tỷ đồng xuống còn 170 tỷ đồng, tương ứng giảm 17%.

Sở dĩ Traphaco điều chỉnh chỉ tiêu cả năm 2019 do tình hình 6 tháng không mấy khả quan, thậm chí giảm sút rõ rệt khi lợi nhuận sau thuế từ mức 109 tỷ đồng của 6 tháng 2018 xuống còn 65 tỷ đồng. Tương ứng chỉ mới thực hiện được hơn 38% kế hoạch đã điều chỉnh.

TRA điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019
Traphaco bat ngo giam sau ke hoach kinh doanh 2019: Lanh dao noi gi?  

Về tình hình thực tế, ban lãnh đạo của Traphaco cho biết có một số thay đổi lớn như thoái vốn tại một số công ty liên kết và chuyển đổi hình thức hợp đồng dịch vụ với khách hàng lớn, dẫn đến đổi doanh thu kế toán. Còn về lợi nhuận, việc đầu tư nhà máy mới làm tăng chi phí tài chính và giảm lợi nhuận tài chính và khấu hao nhà máy, tác động tới lợi nhuận kế toán.

Khi được hỏi về ảnh hưởng của việc điều chỉnh kế hoạch 2019 tới mức độ khả thi của kế hoạch 5 năm, lãnh đạo Traphaco cho biết, Công ty đang xem xét thay đổi chiến lược phát triển 2017 - 2020 phù hợp với thực tế xu hướng thị trường, xây dựng kế hoạch năm 2020 khả thi và đảm bảo tăng trưởng.

Thực tế, Traphaco từng kỳ vọng nhà máy tân dược công suất 1,2 tỷ đơn vị tại Hưng Yên đi vào hoạt động cuối năm 2017 sẽ đem lại hiệu quả. Tuy nhiên mọi chuyện không như mơ khi lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Traphaco giảm tới gần 33% so cùng kỳ khi đạt 175 tỷ đồng. Và rõ ràng tình hình năm 2019 cũng không sáng sủa hơn là bao.

Về tình hình thị trường, Traphaco cho biết, thị trường kênh bán hàng nhà thuốc tăng trưởng chậm, trong khi đây là kênh chiếm 92% doanh thu của Traphaco. Ngoài ra, do thông tư đấu thầu thuốc chậm ban hành so với dự kiến, thời điểm áp dụng phải cuối năm 2019, nên Công ty không tận dụng được các lợi thế.

Thông tin thêm, Traphaco cũng vừa bị Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính về khai sai dẫn đến tăng số tiền thuế được hoàn, thiếu số thuế phải nộp, sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp... Với tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp là hơn 922 triệu đồng.

Cổ phiếu chính là bức tranh tương phản của công ty, do đó, trên thị trường chứng khoán, TRA đã giảm hơn 20% trong vòng 1 năm qua, hiện đang giao dịch tại mốc 64.000 đồng/cổ phiếu.
Kỳ vọng gì từ những nhân tố mới đến từ nước ngoài?

Tại Đại hội, cổ đông cũng đã thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2016 - 2020 đối với ông Marcus John Pitt, thay thế cho vị trí này là ông Ji Chang Won (người Hàn Quốc).

Đây là ứng viên do cổ đông Super Delta Pte Ltd đề cử. Ông Changwon Ji là tiến sỹ chuyên ngành tiêu chuẩn thực hành quản lý tốt GMP. Ông Changwon Ji từng là trưởng phòng quản lý chất lượng tại các công ty Dược phẩm LG và Dược phẩm Saehan, Giám đốc nhà máy tại Dược phẩm Saehan, Quản đốc nhà máy tại Tâp đoàn Dược phẩm Choong Wae Synyak, Trưởng văn phòng sản xuất và chất lượng tại Tập đoàn Dược phẩm JW, Trưởng bộ phận điều hành tại Janssen Vaccine, Giám đốc sản xuất tại Tập đoàn Dược phẩm Daewoong.

Trước đó, Traphaco vừa bổ nhiệm một Phó tổng giám đốc mới người nước ngoài là ông Kim Dong Hyu. Ông Kim Dong Hyu cũng là người Hàn Quốc, là cử nhân khoa học chuyên ngành Khoa học sinh học và công nghệ. Trước khi làm việc cho Traphaco, ông đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo cấp trung tại Tập đoàn Dược phẩm Daewoong.

Thân chuối ở Việt Nam cho lợn ăn, siêu thị Nhật Bản 300.000 đồng 1 khúc 10cm

(Kiến Thức) - Ở Việt Nam, khúc thân cây chuối thường được băm nhỏ ra cho lợn, gà vịt ăn. Thế nhưng ở Nhật thân chuối dài 10cm có giá tới 300.000 đồng.

Than chuoi o Viet Nam cho lon an, sieu thi Nhat Ban 300.000 dong 1 khuc 10cm
Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao về hình ảnh những khúc thân chuối được đóng gói đẹp mắt, bày bán tại siêu thị Nhật Bản. Ảnh: Facebook.  

Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” đất công cho thuê, sử dụng sai mục đích?

(Kiến Thức) - Được Nhà nước giao phần đất ngay ngã tư thị trấn Trạm Trôi (Hà Nội) để sản xuất, kinh doanh ngành dược, nhưng Công ty CP Dược phẩm Hà Tây ngang nhiên cho Thế giới di động, Điện máy xanh thuê mặt bằng kinh doanh.

Phản ánh tới Báo điện tử Kiến Thức, nhiều người dân ở khu vực thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) cho biết, trong suốt thời gian dài, Công ty CP Dược phẩm Hà Tây “xẻ thịt” phần đất công ở vị trí đắc địa ngã tư thuộc khu 6 thị trấn Trạm Trôi cho doanh nghiệp khác thuê, kinh doanh thiết bị điện tử...
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?
 Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang "xẻ thịt" phần đất được Nhà nước giao để cho Thế giới di động, Điện máy xanh... thuê, sử dụng sai mục đích.

“Nếu Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (có trụ sở chính tại số 10A Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) không sử dụng đến phần diện tích đất đó thì nên trả lại cho Nhà nước, đằng này lại đem cho doanh nghiệp khác thuê, sử dụng sai mục đích là có động cơ gì...”, người dân (xin được giấu tên) nhấn mạnh và đặt vấn đề: Công ty CP Dược phẩm Hà Tây đang bất chấp pháp luật để thu lợi nhuận riêng?! Số tiền cho thuê có được kiểm soát không, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây như thế nào... thì vẫn là một dấu hỏi và chỉ Lãnh đạo công ty này mới tỏ tường. 

"Xẻ thịt" đất công ở vị trí đắc địa cho thuê
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, tiền thân của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây, thành lập từ năm 1965. Năm 1985, Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây hợp nhất với Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược liệu Hòa Bình thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình. Đến năm 1991, Xí nghiệp liên hợp Dược Hà Sơn Bình chia thành Công ty Dược phẩm Hà Tây và Công ty Dược phẩm Hòa Bình.
Năm 2000, Công ty Dược phẩm Hà Tây chuyển đổi và cổ phần hóa thành Công ty CP Dược phẩm Hà Tây, với số vốn được góp trên 50% của Nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất dược, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế…
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây sau đó được giao tổng diện tích 17.000m2 để làm nhà máy sản xuất thuốc của Công ty, tổng diện tích nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng xấp xỉ 2.000m2, gồm 5 phân xưởng sản xuất các dạng bào chế, các dây chuyền sản xuất thuốc độc lập, khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất thường xuyên được nâng cấp, tổng giá trị đầu tư cho nhà xưởng rất lớn.
Cong ty CP Duoc pham Ha Tay “xe thit” dat cong cho thue, su dung sai muc dich?-Hinh-2
Diện tích mặt sàn cho thuê gần 250m2 chiếm tới 80% diện tích khu đất.