Tranh cãi clip cô gái nhảy cầu tự tử ở Hải Phòng

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh một cô gái nhảy cầu tự tử khiến cư dân mạng dậy sóng.

Chưa rõ nguyên nhân cô gái nhảy cầu tự tử
Hôm qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện một đoạn clip dài hơn 2 phút ghi rõ lại cảnh một cô gái nhảy cầu tự tử.
Theo như nội dung ghi hình, có thể thấy rằng, tại hiện trường lúc đó, rất nhiều người dân chứng kiến và khuyên can người phụ nữ không nên có hành động dại dột. Bỏ mặc những lời khuyên can của người dân, cô vẫn quyết định nhảy xuống nước.
Tranh cai clip co gai nhay cau tu tu o Hai Phong
Người phụ nữ trèo ra ngoài thành cầu và nhảy xuống nước trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân đi ngang qua. (Ảnh cắt từ clip) 
Vì cô đã trèo xuống phần mố cầu nên rất khó để cho một ai đó có thể lại gần, giữ cô lại.
Tìm hiểu thêm thông tin, sự việc tự tử xảy ra vào chiều ngày 22/9 tại cầu Bính, Hải Phòng.
Vào khoảng thời gian trên, những người đang lưu thông trên cầu Bính bỗng phát hiện một người phụ nữ ngồi vắt vẻo phía bên ngoài rào chắn của cầu Bính sau đó gieo mình xuống sông Cấm đang chảy siết.
Mặc dù rất nhiều người chứng kiến cảnh tượng trên nhưng không ai dám ra cứu hay xuống dưới cứu. Khi gieo mình xuống nước, người phụ nữ này nhiều lần nổi lên rồi chìm hẳn.
Theo tìm hiểu, người phụ nữ tên là Lan, sinh năm 1979, tại phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Người phụ nữ trên đã sống chung với người khác sau khi chia tay với chồng cũ.
Theo người thân nạn nhân, cô Lan hoàn toàn bình thường về sức khỏe và tâm lý. Buổi sáng trước khi tự tử, cô không có biểu hiện gì khác lạ. Chiều đến, cô có nhờ xe ôm trong xóm chở đi đâu không rõ.
Đến chiều tối, gia đình có nghe nói có người tự tử nhưng không nghĩ là người nhà minh nên vẫn sinh hoạt bình thường. Đến khi nhiều người nói chuyện thì gia đình mới xem video được chia sẻ trên mạng, và lên trụ sở UBND phường Hàng Kênh để xác minh thì nhận ra người thân của mình.
Đến 22 giờ cùng ngày, công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn đang thực hiện. Gia đình đã thuê các thợ lặn để tìm kiếm bên dưới lòng sông.
Tranh cãi của cư dân mạng
Ngay sau khi đoạn clip xuất hiện, cư dân mạng lao vào một cuộc tranh cãi gay gắt về việc tại sao rất nhiều người chứng kiến nhưng không ai xuống cứu.
Facebook Quang Hop Nguyen tỏ ra bức xúc khi xem xong đoạn clip: "Có cần vô cảm như vậy không, đành rằng người ta tự tử không muốn cho ai cứu nhưng con người ai chẳng có lúc sai lầm có lúc này lúc kia. Hiện tại người ta nghĩ chưa thấu, chưa thông thì hãy cứu giúp khi có thể, làm một việc thiện để đức lại cho muôn đời sau."
"Thời đại gì không biết. Người ta thích đứng nhìn một người từ từ chìm vào dòng nước chết như nào. Dù nghĩ rằng người ta đã không muốn sống cứu cũng vô ích nhưng không nên đứng xem thì hay hơn." - Tài khoản Nguyễn Văn Tú bình luận.
Tranh cai clip co gai nhay cau tu tu o Hai Phong-Hinh-2
Người dân xung quanh bất lực nhìn phụ nữ lao xuống nước vì cầu quá cao. (Ảnh cắt từ clip) 
Bên cạnh đó, rất nhiều người hiểu cho tình huống của những người chứng kiến sự việc và phản bác lại. Vì độ cao của cầu với mặt sông rất lớn (ước tính khoảng 50 mét gồm chiều cao thông thuyền và không thông thuyền), sông rất rộng và sâu nên người trên cầu nhảy xuống cứu là việc quá nguy hiểm.
Bạn Đỗ Văn Hinh giải thích: "Nếu mà cầu thấp thì sẽ có người nhảy xuống cứu ngay. Nhưng cầu Bính chiều cao tính từ gầm cầu xuống là 25m. Kể cả vận động viên còn không làm gì được, huống chi là người bình thường, mà nhảy xuống tiếp nước sai thì lục phụ ngũ tạng bị tổn thương hết đấy."
Nickname Tôm Tôm đồng quan điểm: "Mấy người bảo sao không nhảy xuống cứu nghĩ lại đi. Vào các bạn thì các bạn có dám nhảy xuống cứu người ta không mà nói. Vận động viên với độ cao thế nhảy xuống chắc gì đã cứu được người chứ nói gì tới người bình thường. Nhảy xuống có khi lại chết cả hai luôn ý.
Bên cạnh đó, rất nhiều người tỏ ra thương xót cho người phụ nữ và gia đình cô vì một phút suy nghĩ tiêu cực mà quyết định chấm dứt cuộc đời bằng cách tự tử khiến nhiều người xung quanh phải đau lòng.
An Quách bình luận: "Tội tình gì mà phải đầy đọa bản thân, trừ ông trời bắt tội mới phải chết. Xã hội bao nhiêu người đang chạy ngược xuôi đối phó với tử thần để giành giật sự sống. Chuyện gì thì giải quyết rồi cũng xuôi, mọi người đừng dại dột, rồi để lại nỗi đau cho gia đình và người thân."
"Cuộc sống này đáng quý biết nhường nào! Dù có xảy ra chuyện gì đi nữa chúng ta hãy cố gắng để vượt qua. Đừng nghĩ về bản thân mình mà hãy nghĩ về những người thân đang bên cạnh mình. Nếu chỉ vì muốn giải thoát cho bản thân khỏi những đau buồn, phiền não mà ra đi thì đó quả là một điều quá ích kỷ. Mình chết là xong nhưng còn bao nhiêu người thân, bạn bè, họ sẽ thế nào đây?" - Facebook Đồng Minh Đại viết.
Người đăng clip bức xúc
Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip đã gây được sự chú ý của cộng mạng. Cùng với những tranh cãi ở trên, người đăng đoạn clip - bạn Đ.C.A cũng đã lên tiếng phản hồi cho những tranh luận của cộng đồng mạng. Có quá nhiều ý kiến chỉ trích bạn tại sao có thời gian đứng quay clip mà không nhảy xuống cứu khiến chàng trai Hải Phòng phải gỡ bỏ đoạn clip của mình đăng trên Facebook và bức xúc lên tiếng: "Một số người hiểu còn một số khác phán như thật. Nào là đi ra lan can kéo vào, nào là nhảy xuống cứu. Các bạn có biết cầu Bính cao như thế nào không? Chỉ biết gọi công an thôi chứ làm sao được."
Trao đổi với bạn Đ.C.A, PV Vntinnhanh được biết, sự việc xảy ra vào lúc 5 giờ chiều hôm qua. Clip của bạn sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được sự chú lớn từ cộng đồng mạng. Chỉ sau 3 tiếng, clip đã được hơn 700 nghìn lượt xem. Nhưng do quá nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng mạng, hiện bạn đã phải để chế độ riêng tư cho clip của mình để không bị người khác làm phiền: "Nhiều người mọi người bảo không nhảy xuống cứu nhưng đâu có biết cầu Bính cao trăm mét. Chảng ai dám nhảy xuống."
C.A cho biết thêm, một số người không có mặt tại hiện trường, không hiểu chuyện cứ vào bình luận chê trách. Mình bức xúc lắm nhưng kệ thôi, may mà cũng có nhiều người bênh vực, nhắn tin động viên. Đặt vào vị trí như mình lúc đó, chắc cũng chẳng ai dám nhảy. Áp lực nước lớn như vậy làm sao sống được. Mục đích mình quay video là để mọi người chia sẻ, để người nhà nạn nhân biết." C.A cũng mong, qua sự việc lần này "mọi người biết đừng có dại dột tự tử. Hãy trân trọng mạng sống của mình."
Mời quý độc giả xem Clip ghi lại cảnh người phụ nữ nhảy cầu tự tử ở Hải Phòng gây xôn xao cộng đồng mạng. (Video: Facebook)

10 sự thật bất ngờ về Châu Phi

(Kiến Thức) - Những sự thật bất ngờ về Châu Phi dưới đây chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về lục địa đen này.

10 su that bat ngo ve Chau Phi
Châu Phi có số người nói tiếng Pháp nhiều hơn cả ở nước Pháp. Đây là một trong những sự thật bất ngờ về Châu Phi

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-2
Vương quốc Lesotho là một quốc gia tại cực nam Châu Phi, nằm hoàn toàn bên trong nước Cộng hòa Nam Phi. 

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-3
Hầu hết các vận động viên marathon giỏi nhất thế giới xuất thân từ bộ lạc Kalenjins ở Kenya, Châu Phi

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-4
Tại Châu Phi có 100 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook. Điều đó chứng tỏ rằng, “lục địa đen” luôn bắt kịp thời đại. 

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-5
Bia chuối là một đồ uống vô cùng đặc biệt ở Châu Phi. 

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-6
 Bạn có biết rằng, gần một nửa số vàng trên thế giới được khai thác từ Witwatersrand, Nam Phi.

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-7
 Bà Graca Machel là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới là Đệ nhất phu nhân của hai quốc gia: Mozambique và Nam Phi.

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-8
Số ca mắc bệnh bạch tạng cao nhất trên thế giới được ghi nhận ở Tanzania, Châu Phi. 

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-9
 Luật pháp ở Nam Phi cho phép người dân gắn súng phun lửa vào ô tô.

10 su that bat ngo ve Chau Phi-Hinh-10
Hầu hết phụ nữ của bộ tộc Mursi ở Châu Phi "làm đẹp" bằng cách gắn những chiếc đĩa có đường kính lên tới khoảng 12 cm vào môi. 

Nghề “săn” kim cương ở Châu Phi

Ở nơi khoảng 70% người trẻ thất nghiệp, lựa chọn duy nhất của các thanh niên là dùng xô, xẻng để "săn" kim cương ở khu vực sông, hồ và đầm lầy.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi
Sierra Leone là một đất nước từng trải qua 11 năm nội chiến ở Châu Phi và nổi tiếng với các mỏ kim cương. Một số công ty tìm mọi cách khai thác nguồn tài nguyên quý giá này bằng nhiều máy móc hiện đại. Nhiều thanh niên không tìm được việc làm nên tụ tập thành các nhóm và tự khai thác ở những khu vực quanh mỏ kim cương. Ở đất nước có tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ khoảng 70%, đây là một trong những công việc phổ biến nhất. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-2
Các nhóm này thường có ba người. Một người múc bùn từ đáy sông, một người giữ cơ thể của người kia nhằm tránh bị nước cuốn trôi, người còn lại đỡ xô bùn và đổ vào máng. Khi máng đầy, họ bắt đầu đãi bùn để tìm kim cương. Những người này thú nhận rất hiếm khi gặp may mắn trong việc tìm kiếm. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-3
Sau nhiều giờ ngâm mình dưới nước và luân phiên thay đổi vai trò cho nhau, những người thợ khai thác cũng tìm được một mảnh kim cương. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-4
 Những người thợ dành cả ngày ngâm mình dưới sông, thỉnh thoảng họ nghỉ ngơi và luân phiên thay đổi vai trò. Kim cương ngày càng trở nên hiếm hoi, đặc biệt là ở tầng đáy sông nông. Vì vậy, việc dùng sức người để khai thác luôn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-5
 Sierra Leone nằm ở phía tây Châu Phi với địa hình chủ yếu là đồng cỏ và núi, một số đồng bằng ven biển có nhiều đầm lầy, ao hồ. Đây là nơi người dân tập trung khai thác kim cương ở Châu Phi. Do nhiều khó khăn, sản lượng kim cương của đất nước này giảm sút đáng kể trong những năm qua. 80% người dân Sierra Leone tham gia sản xuất nông nghiệp.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-6
 Một số người có điều kiện sẽ trang bị một cỗ máy hiện đại hơn. Họ múc bùn ở tầng sâu hơn và đưa lên một tấm vải lưới rồi bơm nước vào nhằm làm sạch bùn. Từ đó, những viên kim cương óng ánh sẽ dễ được phát hiện bằng mắt thường hơn. Tuy nhiên, giá của thiết bị này quá đắt đỏ so với thu nhập trung bình của người Sierra Leone, đa phần trong số họ phải dùng xẻng và sàng thủ công với mức giá vài USD.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-7
 Sau khi phát hiện được viên kim cương, những người thợ vui mừng trở về nhà. Họ đã không tìm được viên kim cương nào suốt một tháng qua.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-8
Hơn một thập kỷ sau khi cuộc nội chiến khiến hơn 50.000 người chết, Sierra Leone từng một lần nữa gặp thách thức tồi tệ nhất trong lịch sử: Ebola. Năm 2014, dịch bệnh khủng khiếp khiến hàng nghìn người tại đất nước này thiệt mạng. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tỷ lệ người nghèo gần chạm mức 70%. 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-9
Nhiều năm trước, nội chiến nổ ra ở nhiều nước Châu Phi do các nhóm phiến quân tranh giành ảnh hưởng nhằm khai thác và kiểm soát nguồn kim cương. Người dân Châu Phi từng bị bóc lột vì vấn nạn "kim cương máu" này. Ngày nay, nội chiến đã chấm dứt. Kim cương trở thành hy vọng và nguồn sống chính để trẻ em được tới trường, bệnh viện được xây dựng, cuộc chiến HIV/AIDS được tiếp tục... 

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-10
 Cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm trời đã khiến cuộc sống của người dân Sierra Leone bị ảnh hưởng. Nhà cửa bị tàn phá, người thân thiệt mạng... Điều duy nhất giúp nhiều thanh niên duy trì cuộc sống là cố gắng tìm kiếm những viên kim cương óng ánh nhưng ít ỏi.

Nghe “san” kim cuong o Chau Phi-Hinh-11
Người thợ mang viên kim cương nhỏ ra chợ bán và kiếm được 35 USD. Anh rất vui mừng vì cho rằng đó là giá cao hơn anh dự tính. Giá kim cương ở đây là 3.200 USD cho 1 carat với 40% tinh khiết.