Trạm trộn bê tông sai phạm, vẫn hoạt động bất chấp lệnh tháo dỡ

(Kiến Thức) - Mặc dù sai trạm trộn bê tông Công ty bê tông Thăng Long hoạt động không phép, sai phạm... bị yêu cầu tháo dỡ, di dời từ năm 2019, nhưng đến nay vẫn ngang nhiên hoạt động.

Như Kiến Thức đã phản ánh trước đó, Trạm trộn bê tông Thăng Long của công ty CP bê tông Thăng Long đóng tại thôn 6, xã Tiến Xuân (Thạch Thất, Hà Nội) nhưng không có giấy phép. Trước sự phản ánh nhiều lần của cơ quan báo chí, trạm trộn bê tông này bị buộc tạm dừng hoạt động và di dời máy móc để trả lại mặt bằng từ năm 2019. Tuy nhiên, ngày 31/3/2020, ghi nhận của PV Kiến Thức, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức chính quyền và cơ quan chức năng.
Theo tài liệu xã Tiến Xuân cung cấp, diện tích đất công ty bê tông Thăng xây dựng trạm trộn có nguồn gốc là Trại sản xuất nông nghiệp C5, thuộc BTM, BTLPB quản lý.
Xã Tiến Xuân cùng BTLPB đã ra văn bản thu hồi và buộc tháo dỡ trạm trộn bê tông của Công ty CP bê tông Thăng Long từ giữa năm 2019.
Tuy nhiên, Công ty CP bê tông Thăng Long cứ khất lần khất lượt và đến nay không những không tháo dỡ như yêu cầu của chính quyền xã mà vẫn tiếp tục hoạt động. Dù đã chắn cổng chính và thu hẹp diện tích sản xuất công trình trộn bê tông nhưng hàng ngày vẫn có nhiều xe ra vào công ty chở bê tông ra ngoài tiêu thụ bằng cổng phụ mở ngay cạnh lối cổng chính.
Tram tron be tong sai pham, van hoat dong bat chap lenh thao do
 Trạm trộn bê tông Thăng Long vẫn hoạt động (ảnh chụp ngày 31/3)
Ngày 19/3/2020, Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân ông Đinh Công Long tiếp tục có văn bản báo cáo lên UBND huyện Thạch Thất xin ý kiến về việc xử lý dứt điểm việc trạm trộn bê tông của Công ty bê tông Thăng Long. Đây đã là văn bản thứ bao nhiêu ngay cả ông Long cũng không nhớ nổi và chỉ nói là rất nhiều lần ra văn bản với Công ty CP Thăng Long về việc tháo dỡ, di dời.
Còn phía BTLPB cũng có văn bản ghi lại buổi làm việc giữa lãnh đạo Trại trưởng trại sản xuất nông nghiệp C5 và lãnh đạo Công ty cổ phần bê tông Thăng Long (hôm 5/3).
Văn bản buổi làm việc ghi rõ BTLPB yêu cầu phía Công ty Thăng Long dừng hoạt động trạm trộn bê tông Thăng Long và tháo dỡ toàn bộ công trình từ ngày 8/3/2020 và trả lại mặt bằng nguyên trạng trước ngày 31/3/2020.
Tuy nhiên, PV ghi nhận ngày 31/3, trạm trộn bê tông Thăng Long vẫn hoạt động bình thường và không thấy dấu hiệu nào tháo dỡ và di dời như văn bản phía BTM, BTLPB hay văn bản của xã Tiến Xuân đưa ra trước đó.
Xe bồn vẫng ngang nhiên đi lại vào trạm trộn để chở bê tông
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Đinh Công Long - Chủ tịch xã Tiến Xuân tỏ vẻ bất lực: Xã Tiến Xuân đã ra rất nhiều văn bản về việc yêu cầu Công ty CP Thăng Long tháo dỡ, di dời trả lại mặt bằng cho Trại sản xuất nông nghiệp C5. Xã cũng đã mời cả thanh tra thành phố, UBND huyện Thạch Thất, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện vào làm việc với công trình sai phạm này. Nhưng đến nay, Công ty CP Thăng Long thuê đất vẫn cố tình chây ì không chịu di dời.
Theo ông Long, Công trình sai phạm của Công ty CP Thăng Long thuộc Trại sản xuất nông nghiệp C5. Do vậy, chính quyền xã chỉ còn cách ra văn bản đôn đốc Công ty CP Thăng Long sớm tháo dỡ để trả lại hiện trạng đất.
"Nếu là đất do địa phương quản lý thì chúng tôi đã cho tiến hành cưỡng chế lâu rồi", ông Long bức xúc.
Chủ tịch xã Tiến Xuân cũng chỉ biết báo cáo lên UBND huyện Thạch Thất để có biện pháp phối hợp với BTM, BTLPB sớm yêu cầu Công ty CP Thăng Long sớm tháo dỡ, di dời. "Công ty Thăng Long đã rất nhiều lần xin khất việc di dời với lý do chưa tìm được mặt bằng để chuyển máy móc. Phía BTM, BTLPB cũng không dứt khoát nên để họ (Trạm trộn bê tông Thăng Long -PV) cứ chây ì và gây ảnh hưởng đến môi trường và giao thông trên địa bàn xã Tiến Xuân" - ông Long nói.
Tram tron be tong sai pham, van hoat dong bat chap lenh thao do-Hinh-2
Công ty CP Thăng Long căng biển, chắn cổng chính nhưng xe ra vào bằng lối phụ ngay bên cạnh 
 Ông Long nói: Việc BTM, BTLPB có Công ty Tân Mai thuê đất và công ty này lại cho Công ty Thăng Long thuê lại để sản xuất bê tông trộn. Những người chịu trách nhiệm ký hợp đồng cho thuê đất phía BTM, BTLPB đã nghỉ hưu nên sự việc mới kéo dài đến hôm nay.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn lao đao vì tiêu thụ xăng dầu giảm... PVN “cầu cứu”

(Kiến Thức) - Do tác động kép của dịch bệnh COVID-19 và giá dầu giảm mạnh khiến cho 2 nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, PVN đã "cầu cứu" Chính phủ và các Bộ, Ngành.

Do tác động kép của dịch bệnh COVID-19 và giá dầu giảm mạnh khiến hàng loạt nhà máy lọc dầu trên thế giới bắt đầu công bố đóng cửa do mất cân đối thu chi. Cùng chịu chung tác động kép, ngành lọc hóa dầu Việt Nam đang phải đối mặt với thực tế các kho chứa quá tải, dòng tiền giảm mạnh, nhà máy có nguy cơ buộc phải dừng hoạt động.

Thái Bình, Đồng Nai liên tục “nổ súng” vào thành trì xã hội đen, tiếp theo tỉnh nào?

(Kiến Thức) - Sau khi Thái Bình và Đồng Nai có tân Giám đốc công an tỉnh, lực lượng chức năng 2 tỉnh này liên tục "nổ súng" vào thành trì xã hội đen, nhiều băng nhóm giang hồ cộm cán bị triệt phá. Dư luận mong chờ các tỉnh, thành khác cũng sẽ tiếp tục "nổ súng" triệt phá tội phạm băng đảng.

Việc Công an tỉnh Thái Bình vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng trùm giang hồ Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, SN 1971) cùng bốn bị can khác để điều tra về tội Cố ý gây thương tích thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây được coi là động thái quyết liệt của Công an tỉnh Thái Bình trong việc loại trừ những băng đảng xã hội cộm cán tại địa phương, gây nhức nhối dư luận trong suốt thời gian qua.
Xem video: Công bố ghi âm điện thoại đại gia Thái Bình Đường Nhuệ dọa giết con nợ 

Nguồn VTC