Trạm trộn bê tông không phép ở Phúc Thọ, Hà Nội: Xử lý sao?

Việc “mọc” lên trạm trộn bê tông không phép, cần các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc xem xét, xử lý theo quy định.

Liệu có bao che?
Như báo Tri thức và Cuộc sống đã thông tin ở bài viết trước, bằng Hợp đồng thuê đất số 27/HĐ-TĐ ngày 8/6/2005 giữa cá nhân ông Đỗ Kim Hoàn (Cụm 3 xã Liên Hiệp, Phúc Thọ) với UBND huyện Phúc Thọ; và ngày 17/1/2019 lại xuất hiện tiếp hợp đồng thuê đất mới giữa ông Hoàn và công ty Việt Mỹ, một trạm trộn bê tông bề thế đã được phù phép “mọc chui”, hoạt động tấp nập giữa khu đất vốn được dùng cho việc mở xưởng sản xuất cơ khí.
Trong khi đó, đáng lẽ, doanh nghiệp phải được sự cho phép của các sở, ban ngành có liên quan, được sự đồng ý của UBND Tp Hà Nội…mới được đầu tư một trạm trộn bê tông.
Tram tron be tong khong phep o Phuc Tho, Ha Noi: Xu ly sao?
 Trạm trộn bê tông Việt Mỹ đã hoàn thiện và vận hành suốt thời gian dài trong sự "làm ngơ" của các bên liên quan?
Nhất là doanh nghiệp đó phải hoàn thành một loạt giấy phép con như quyết định phê duyệt dự án, các bản vẻ thiết kế kỹ thuật thi công, an toàn phòng cháy chữa cháy, bản vẽ công nghệ, giấy phép môi trường, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất dự tính xây dựng…
Ở xã Liên Hiệp, trạm trộn bê tông Việt Mỹ đã được chủ đầu tư lắp đặt hoàn chỉnh máy móc, băng chuyền, nhà điều hành... với hàng trăm lượt xe rầm rập ra vào mỗi ngày, không lẽ xã và huyện không biết?
Tram tron be tong khong phep o Phuc Tho, Ha Noi: Xu ly sao?-Hinh-2
 Hàng trăm lượt xe rầm rập ra vào mỗi ngày
Ngạc nhiên hơn nữa, là dù PV đã đặt lịch làm việc mong muốn tìm hiểu sự việc lạ lùng này từ rất lâu tại UBND xã Liên Hiệp cũng như UBND huyện Phúc Thọ, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có phản hồi.
PV tiếp tục liên hệ với ông Đỗ Kim Hoàn lẫn đại diện của công ty Việt Mỹ, nhưng vẫn chưa thể sắp xếp được 1 buổi làm việc làm rõ mọi chuyện.
Dư luận đặt nghi vấn, có hay không sự bao che, tiếp tay của chính quyền để sai phạm tồn tại công nhiên và thách thức pháp luật?
Nhà nước cần thu hồi diện tích đất đã giao cho cá nhân ông Hoàn?
Trao đổi với báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Anh Tuấn – giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Nam, đoàn luật sư tp Hà Nội khẳng định, việc cá nhân ông Đỗ Kim Hoàn cho công ty Việt Mỹ thuê đất mở trạm trộn bê tông là làm trái với các quy định của pháp luật.
Tram tron be tong khong phep o Phuc Tho, Ha Noi: Xu ly sao?-Hinh-3
Theo luật sư Tuấn, việc cá nhân ông Hoàn đứng ra cho công ty Việt Mỹ thuê đất là trái với quy định pháp luật 
Trước hết, sự việc phải được sự đồng ý của chủ khu đất đó, ở đây là UBND huyện Phúc Thọ. Tuy nhiên, huyện lại không đủ thẩm quyền cho doanh nghiêp thuê đất.
Doanh nghiệp muốn thuê đất, thì thẩm quyền thuộc sở Tài nguyên Môi trường và UBND tp Hà Nội.
Chuyện ông Đỗ Kim Hoàn được UBND huyện Phúc Thọ giao đất với giá 1.755 đồng/1m2/năm, tức tính ra chỉ hơn 146 đồng/tháng. Trong khi đó ông Hoàn cho công ty Việt Mỹ thuê lại 3000 m2 đất với giá thuê 20 ngàn đồng/1m2/tháng (tức 60 triệu/tháng), sự việc này có được hạch toán doanh thu hàng năm để đóng thuế cho Nhà nước hay không, vẫn còn là 1 dấu hỏi.
Tất cả cần các cơ quan quản lý Nhà nước vào xem xét, xử lý theo quy định.
“Huyện Phúc Thọ cần thanh tra, kiểm tra xem việc cho cá nhân ông Hoàn thuê đất từ năm 2005 đến nay có phát huy hiệu quả không? Phát sinh ra trường hợp này, có thể thấy huyện đã thiếu đi việc kiểm tra, giám sát thường xuyên dẫn đến việc ông Hoàn thu lợi bất chính. Khi thấy ông Hoàn không còn nhu cầu sử dụng đất nữa(biểu hiện qua việc cho công ty Việt Mỹ thuê lại), thì UBND huyện Phúc Thọ cần phải đứng ra thu hồi và hủy hợp đồng cũ (HĐ số 27/PV).
Lúc ấy, nếu công ty Việt Mỹ đầy đủ thủ tục được cấp phép, Nhà nước sẽ cho đơn vị này tiếp tục thuê và sử dụng đất theo biểu giá mới”, luật sư Tuấn nói.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin

Phúc Thọ - Hà Nội: Sử dụng đất sai mục đích, mọc lên trạm trộn bê tông không phép?

Trên một phần diện tích đất được cho thuê để xây dựng xưởng sản xuất và sửa chữa cơ khí, bỗng “mọc” lên một trạm trộn bê tông bề thế, việc hoàn thiện giấy phép hay chưa vẫn là dấu hỏi lớn.

Theo hồ sơ, ngày 30/1/2007, UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã cho ông Đỗ Kim Hoàn (Cụm 3 xã Liên Hiệp, Phúc Thọ) thuê hơn 15 ngàn m2 đất tại xã Liên Hiệp, thời hạn thuê đất 30 năm tính từ ngày 8/6/2005, tiền thuê đất là 1.755 đồng/1m2/năm (Hợp đồng thuê đất số 27/HĐ-TĐ).
Điều 3 của HĐ số 27 ghi rõ: Việc sử dụng đất trên khu đất thuê phải phù hợp với mục đích sử dụng đất đã ghi trong Điều 1 của hợp đồng này (tức đất cho thuê làm xưởng sản xuất và sửa chữa cơ khí - PV).

Trạm trộn bê tông phục vụ điện gió ở Gia Lai hoạt động trái phép

Để phục vụ việc thi công các dự án điện gió tại tỉnh Gia Lai, một số doanh nghiệp đã vận hành các trạm trộn bê tông không phép, không đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Sau khi UBND tỉnh Gia Lai có công văn hoả tốc chỉ đạo, các sở ngành và địa phương kiểm tra, xử lý, đa số các trạm trộn bê tông trái phép đã chấp hành ngưng hoạt động hoặc tự nguyện tháo dỡ di dời. Tuy vậy, hiện vẫn còn một đơn vị hoạt động lén lút, do việc xử lý thiếu kiên quyết của các ngành chức năng địa phương.

Từ tháng 6/2021, ngay bên Quốc lộ 19, đoạn qua thôn 5, xã An Thành, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai, Trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Thành (địa chỉ Quận Hà Đông, TP. Hà Nội) hoạt động rầm rộ. Cách trụ sở UBND xã An Thành chưa đến 1 km, trên diện tích gần 1 ha, hàng ngày, khói và bụi từ trạm trộn khiến các khu dân cư luôn trong tình trạng ô nhiễm. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra, yêu cầu dừng hoạt động để hoàn tất các thủ tục, đánh giá tác động môi trường theo quy định, nhưng chủ trạm trộn bê tông này không chấp hành.
Tram tron be tong phuc vu dien gio o Gia Lai hoat dong trai phep
 UBND xã An Thành lâp biên bản vi phạm tại trạm trộn của Công ty Thái Thành, nhưng đại diện đơn vị (người áo đen) không chấp hành, còn lớn tiếng xúc phạm cán bô cơ sở

“Trạm trộn bê tông Thái Thành hoạt động không phép trên địa bàn. Xã đã làm biên bản và phối hợp với các ngành chức năng của huyện yêu cầu dừng hoạt động để dừng các thủ tục, hồ sơ để đảm bảo các yêu cầu hoạt động, đảm bảo về môi trường. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người dân, có thông tin là vẫn hoạt động, xã cũng đã lên kiểm tra, lập biên bản 3 lần”, ông Trần Văn Định, Phó Chủ tịch UBND An Thành, huyện Đăk Pơ cho biết.

Ngày 6/10 vừa qua, tại trạm bê tông này vẫn còn tập kết hàng trăm mét khối đá xây dựng, xe bồn chở bê tông vẫn ra vào. Khi thấy đoàn kiểm tra ngoài cổng, lập tức các tài xế, công nhân bỏ đi nơi khác, máy móc ngừng hoạt động. Đoàn kiểm tra của UBND xã An Thành tiến hành lập biên bản vi phạm, đại diện đơn vị không thừa nhận, còn lớn tiếng xúc phạm các cán bộ địa phương.
Tram tron be tong phuc vu dien gio o Gia Lai hoat dong trai phep-Hinh-2
 Khi thấy có người tới, tài xế dừng máy móc, bỏ đi

Sở dĩ doanh nghiệp “lộng hành” một phần do biện pháp xử lý thiếu kiên quyết của các ngành chức năng Gia Lai. Sau chỉ đạo hỏa tốc của UBND tỉnh Gia Lai tại văn bản 1295/UBND-CNXD ngày 11/9/2021 về kiểm tra hoạt động của các trạm trộn bê tông gây ô nhiễm môi trường, ngày 12/9, đoàn liên ngành các sở Công thương, Tài nguyên - Môi trường và UBND huyện Đăk Pơ đã kiểm tra, lập biên bản đối với trạm trộn bê tông tại thôn 5, xã An Thành.

Biên bản đã chỉ rõ quá trình kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm của trạm trộn từ 7/6/2021 và việc doanh nghiệp trốn tránh làm việc với các cơ quan chức năng địa phương suốt nhiều tháng. Đoàn kiểm tra “đề nghị UBND huyện Đăk Pơ tổ chức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ hoạt động trạm trộn bê tông này”, báo cáo về UBND tỉnh Gia Lai trước ngày 17/9/2021.
Tram tron be tong phuc vu dien gio o Gia Lai hoat dong trai phep-Hinh-3
 Đầu tháng 10/2021, hàng trăm mét khối đá, bồn trộn và nhiều máy móc, xe vận chuyển vẫn được tập kết tại chỗ

Tuy vậy, đoàn kiểm tra vẫn thống nhất cho Công ty cổ phần thương mại Thái Thành bổ sung hồ sơ, hoàn thiện thủ tục đối với trạm trộn bê tông trước ngày 12/10/2021. Sau đó, nếu không có đủ hồ sơ, công ty tiếp tục có thêm 60 ngày để tháo dỡ di dời.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc “mở đường” cho trạm trộn bê tông tồn tại đến thời điểm các công trình điện gió ở địa phương đã hoàn thành. Tới hôm nay 12/10, trạm trộn bê tông không phép tại thôn 5, xã An Thành vẫn chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn việc trạm trộn bê tông không phép tiếp tục hoạt động là trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

“Chúng tôi đã giao cho UBND xã An Thành là liên tục theo dõi, kiểm tra trạm trộn này, không được để hoạt động, nhưng cho tới nay vẫn còn hoạt động. Chúng tôi tiếp tục kiểm tra, yêu cầu đơn vị, yêu cầu UBND xã An Thành kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc tái hoạt động khi chưa có phép”, ông Nguyễn Trường, Chủ tịch UBND huyện Đăk Pơ nói./.

Hải Dương: Trạm trộn Bê tông Long Khánh dựng trái phép, chính quyền ở đâu?

Công ty CP Xây dựng và Thương mại Long Khánh đã xây dựng trạm trộn bê tông và một số công trình tại bãi hữu kênh Cửu An thuộc công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải khi chưa có phép…vi phạm điều 8, Luật Thủy lợi.

Xây dựng trái phép… vi phạm Luật Thủy lợi