Trái “cứu người”, quả đặc sản Việt đang sốt xình xịch

Trong số các loại quả đặc sản của Việt Nam, trái triên (trái "cứu người") khá lạ lẫm. Chúng có nhiều ở Quảng Ngãi và được lùng mua ráo riết.

Trong số các loại quả đặc sản Việt Nam, trái triên là cái tên mới lạ. Cảm giác giòn rụm khi nhai và vị ngọt thanh cứ đọng mãi ở đầu lưỡi... đã đưa trái triên, còn có tên gọi khác là trái "cứu người" vào sổ tay "nhớ mua, cố tìm" của người miền xuôi mỗi khi có dịp lên các huyện miền núi phía tây của Quảng Ngãi. 
Qua quan sát, hình dáng bên ngoài và trong trái triên khá giống trái dưa chuột (dưa leo). Tuy nhiên, trái triên nhỉnh hơn, bình quân chiều dài mỗi trái từ 10-20cm/trái, cá biệt có trái to bằng bắp tay người lớn. Vỏ của trái triên có màu xanh khi non, vàng lúc già. Triên thuộc họ dây leo, ra trái quanh năm.
Cũng giống như dưa chuột, trái triên dùng để ăn sống, hoặc thái mỏng trộn với rau. Dù được xem là đặc sản lạ, thế nhưng giá bán của trái triên khá rẻ, chỉ từ 1.000-3.000 đồng/trái. Bình quân mỗi buổi, một người hái triên có thu nhập khoảng 70.000-100.000 đồng. Nếu gặp khu vực triên mọc nhiều, hái đầy gùi, bán được trên 200.000 đồng/người/buổi.
Trai “cuu nguoi”, qua dac san Viet dang sot xinh xich
Số trái triên tranh thủ hái được của người dân Tây Trà sau buổi lên rẫy. 
Nói về cái tên đặc biệt trái "cứu người", già Hồ Văn Biu (64 tuổi, ở xã Trà Quân, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) giải thích: Rất ít người biết đến cái tên trái "cứu người", bởi vì nó gắn với một truyền thuyết mà hiện đã bị lãng quên từ lâu.
Theo lời già Biu, chuyện kể rằng có một đôi vợ chồng trẻ ở một buôn làng nọ chẳng may lạc vào rừng sâu. Sau nhiều ngày đói khát, người vợ kiệt sức. Trước lúc chết, người vợ khấn nguyện với "Giàng" (trời) hãy giúp cho người chồng có thức ăn, nước uống để tiếp tục sống mà tìm đường về nhà.
Trai “cuu nguoi”, qua dac san Viet dang sot xinh xich-Hinh-2
Cận cảnh "trái cứu người".
Nghe được lời thỉnh cầu đó, “Giàng" đã hóa người vợ trẻ thành trái triên, nhờ đó mà người chồng đủ sức và tìm đường về nhà.
Để tưởng nhớ người vợ trẻ đã hóa thân thành trái triên cứu chồng, người dân trong làng còn gọi nó là trái "cứu người".
Trai “cuu nguoi”, qua dac san Viet dang sot xinh xich-Hinh-3
Một thương lái đang mua triên của người dân khi vừa ra khỏi rừng. 
Trái triên khi ăn thấy giòn rụm, vị ngọt nhẹ và thanh đọng lâu trên đầu lưỡi... Chính sự ngon lạ đó đã đưa loại trái mọc hoang dại trên rừng này trở thành một loại đặc sản hàng đầu của đồng bào phía bắc Quảng Ngãi.
Cận cảnh "trái cứu người"
Cận cảnh "trái cứu người"
Cận cảnh "trái cứu người"

Kiến trúc như mơ của ngôi trường đẹp nhất nhì Việt Nam

(Kiến Thức) - Trường Đại học Thăng Long Hà Nội được thiết kế theo phong cách hiện đại, tiện nghi và cảnh quan cực "chất", khiến không ít người yêu thích.

Kien truc nhu mo cua ngoi truong dep nhat nhi Viet Nam
Thời gian gần đây, hình ảnh bên trong trường Đại học Thăng Long Hà Nội được dư luận đặc biệt quan tâm, không ít người tỏ ra thích thú nét kiến trúc hiện đại, những tiện nghi "sang chảnh" và thiết kế cảnh quan cây xanh đẹp mắt của ngôi trường.
Kien truc nhu mo cua ngoi truong dep nhat nhi Viet Nam-Hinh-2
Đại học Thăng Long Hà Nội nằm trên đường Nghiêm Xuân Yêm (Hoàng Mai - Hà Nội). Đây là trường ngoài công lập đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ giảng đường, thư viện, căn tin, vườn cây xanh... đều được xây mới với trang thiết bị nội thất đẹp mắt.

Cách chuẩn nhận biết hoa quả chín ép bằng hóa chất

(Kiến Thức) - Nhiều người rất e ngại mua phải hoa quả tẩm hóa chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, song không phải ai cũng biết cách nhận biết chuẩn.

Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat
Hoa quả tẩm hóa chất luôn có những dấu hiệu để bạn nhận biết. Chỉ cần quan sát loại quả bạn mua, và dựa vào vài chú ý sau. Đối với nhãn chín ép bằng thuốc, chúng không có mùi thơm đặc trưng, hương vị hắc, nồng, dễ bị thối nếu để qua ngày. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-2
Trong khi đó, nhãn chín cây sẽ có phần vỏ tươi, lớp vỏ sùi tự nhiên. Khi cầm trái nhãn chắc tay, không chảy nước ở cuống nhãn.  
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-3
Nhìn bên ngoài, nếu thấy quả mít gai còn non, nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi, trong hi bên trong các múi đã chín, thì mít đã được ép chín bằng thuốc. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-4
Quan sát cuống mít, nếu loại có hóa chất phần cuống thường nhũn thối trong khi trái lại đang chín tới. Điều này là do mít bị tiêm thuốc qua phần cuống quả.
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-5
Mít sạch chín cây sẽ có gai nở rộng, chủ yếu màu vàng nâu, thơm đặc trưng, và đặc biệt là khi bổ ra chúng sẽ có rất nhiều nhựa, chín đều từ đầu đến cuối quả mít. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-6
Theo các chuyên gia nông nghiệp, người mua nhận diện trái sầu riêng có thuốc bằng cách thấy cuống trái héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-7
Khi ngâm nhúng hóa chất, sầu riêng xanh có thể "chín" được vỏ chứ rất khó "chín" được ruột. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-8
Sầu riêng ngâm, khi chín, ngửi không có mùi thơm nồng nặc, đôi khi không có mùi. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-9
Còn sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, khi đưa lên ngửi sẽ thấy hương thơm mạnh. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-10
Chuối chín do thuốc có vỏ bên ngoài màu vàng rất đẹp mã, bắt mắt nhưng bóp vào quả chuối thấy cứng sượng.
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-11
 Chuối chín cây có da căng tròn, nhìn bên ngoài thấy màu vàng đậm, bóp nhẹ cảm nhận được độ mềm của ruột quả. 
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-12
Khi bạn không ngửi thấy mùi thơm đặc trưng, khi ăn không có vị xoài và rất nhạt nhẽo. Đây là cách nhận biết xoài tẩm thuốc cực đơn giản.
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-13
Xoài chín ép bằng hóa chất thường có xen kẽ sọc xanh trên vỏ, ăn lõi dễ bị sượng.  
Cach “chuan” nhan biet hoa qua chin ep bang hoa chat-Hinh-14
Trong khi đó, xoài chín cây sẽ có cuống tươi, da căng, chín từng mảng kéo dài từ cuống đến đuôi và từ phần bụng đến phần lưng quả. Những quả chín nhiều hơn sẽ có màu vàng đậm và bóp thấy thịt quả mềm.