TPP: Bước tiến lớn đối với bốn nước Đông Nam Á?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, TPP vừa mang lại cơ hội lẫn thách thức, nhưng nó có thể tạo ra một bước tiến lớn đối với bốn nước Đông Nam Á.

Được gọi là "Thỏa thuận thương mại thế kỷ 21", Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)  sẽ bao gồm 12 quốc gia chiếm 40% thương mại toàn cầu và mang lại một bước tiến lớn về tự do thương mại.
TPP: Buoc tien lon doi voi bon nuoc Dong Nam A?
Các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Các nhà phân tích chính sách đối ngoại ở Washington nói chung ủng hộ TPP. Họ cho rằng  việc không đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với các nền kinh tế Châu Á sẽ cho phép Trung Quốc áp đặt các  chuẩn mực toàn cầu.
Một số nhà phân tích xem xét tác động của TPP đối với  bốn quốc gia Đông Nam Á (Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei) đang tham gia đàm phán.  Một loạt các vấn đề đang được đem ra thảo luận  từ thao túng tiền tệ đến điều tiết các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). TPP đòi hỏi cải cách tài chính-xã hội đáng kể,  mở ra một sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài và đề ra các tiêu chuẩn cao về lao động và bảo vệ môi trường.
Là một trong số các "con hổ" biến thành cường quốc kinh tế Châu Á, Singapore đã tăng trưởng nhanh chóng trong nửa thế kỷ qua và được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ và thuế cao làm giảm cạnh tranh nước ngoài. Việt Nam và Malaysia hiện đang duy trì một số mức thuế cao nhất thế giới và có nhiều hàng rào phi thuế quan (NTBs) đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo một nghiên cứu của Viện Peterson, Việt Nam có thể là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất trong khuôn khổ TPP. Trong năm 2012, Việt Nam xuất khẩu gần 7 tỷ USD (4,2 tỷ bảng) giá trị của dệt may sang Mỹ, chiếm 34% hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ. Việt Nam cũng đã xuất khẩu giày dép trị giá 2,4 tỷ USD ...  TPP sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu dệt may sang Mỹ với thuế suất 0%. Điều này sẽ khiến cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có sức cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên, loại bỏ dần  mức thuế cao sẽ khiến cho  các ngành công nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn hơn khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ nước ngoài. Nhưng những cải cách cơ cấu sẽ giúp nền kinh tế của Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn và thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp trong nước.
Malaysia cũng sẽ phải “dọn dẹp nhà cửa” để có thể gia nhập TPP.  Tiêu chuẩn TPP có thể buộc Malaysia phải tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu về nhân quyền, cải thiện điều kiện lao động và các quy định pháp luật.
Là một nhà nước thành phố và một cảng lớn, nền kinh tế Singapore phụ thuộc vào thương mại. Trong khi Singapore đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Peru (tất cả là các đối tác đàm phán TPP). Thị trường của Singapore phụ thuộc vào thương mại hàng hải và an ninh, đặc biệt là lao động qua biên giới, hàng hoá và dịch vụ  với Malaysia và  thương mại qua eo biển với Indonesia. Án ngữ Eo biển Malacca (một eo biển hẹp giữa Malaysia, Singapore và Indonesia), Singapore chính là một đầu mối liên kết kinh tế-chiến lược quan trọng đối với dầu nhập khẩu của  các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Đông Á, đồng thời là một trung tâm lớn cho xuất khẩu quốc tế.
Chính phủ Mỹ ca ngợi TPP là "một thỏa thuận thương mại của thế kỷ 21". TPP sẽ thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường, lao động và quyền con người trên toàn thế giới. TPP là một cơ hội để thúc đẩy cải cách ở khu vực Đông Nam Á bằng cách gắn liền lợi ích của ưu đãi thương mại với bảo vệ môi trường và  tiêu chuẩn lao động cao.
Theo giới phân tích Mỹ, các quốc gia Brunei, Singapore, Malaysia và Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi nhiều từ TPP, thông qua cải cách theo hướng kinh tế-xã hội hiện đại.

Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.

Báo Nikkei số ra ngày 22/7 đã đăng trả lời phỏng vấn của giáo sư  Shi Yinhong giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 
Ba ly do Trung Quoc dap dao trai phep o Bien Dong
Giáo sư Shi Yinhong nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi  vì sao Trung Quốc đắp đảo trái phépBiển Đông và xây dựng các công trình trên đó, giáo sư Shi Yinhong ngang ngược nói: “Có ba lý do. Thứ nhất  là để ngăn chặn Mỹ tiến hành  giám sát tầm gần. Thứ hai là để xua đuổi Philippines và Việt Nam khỏi  các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thứ ba, Trung Quốc hy vọng đảm bảo tuyến đường cung cấp năng lượng đi qua  Nam Hải (Biển Đông)  thông qua các biện pháp này (thông qua các ‘đảo nhân tạo’ và các công trình quân sự trên đó)”.
Về kết quả  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 6/2015 ở Washington, giáo sư Shi Yinhong  nói : “Trong một hai năm gần đây, do các sự cố tin tặc và cải tạo đất (thực chất là Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép, biến bãi đá ngầm rạn san hô thành đảo nhân tạo) ở Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn trước. Mặc dù đã hợp tác thành công về Thỏa thuận hạt nhân Iran và hợp tác ba bên ở Afghanistan, nhưng hai bên (Trung Quốc và Mỹ)  vẫn cạnh tranh với  nhau vì thiếu tin tưởng lẫn nhau”.

Ba cách ngăn Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc đắp "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có chuẩn bị gây cú sốc ADIZ ở Biển Đông?

Tổng biên tập tạp chí The National Interest, ông Harry J. Kazianis, cho rằng dự án bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc là một trong những nỗ lực tạo dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho việc tuyên bố về ADIZ trong vòng vài năm tới. Nếu các bên hữu quan không hành động nghiêm túc nhằm thay đổi tính toán của Bắc Kinh và không thách thức các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo đó, việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông gần như chắc chắn xảy ra.
Ba cach ngan Trung Quoc thiet lap ADIZ o Bien Dong
 Chiến đấu cơ J-10 có thể hạ cất cánh ở đường băng sân bay mà Trung Quốc đang xây dựng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo nhà phân tích Harry J. Kazianis, việc Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông vào năm 2013 và những động thái có thể có dẫn tới việc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông cần được nhìn nhận là một trong những động thái nhằm đẩy Mỹ và các lực lượng đồng minh ra khỏi “các vùng biển gần” của Trung Quốc và các khu vực mà nước này nói là có “lợi ích cốt lõi”.