Ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn của báo Nikkei, giáo sư Shi Yinhong của Đại học Nhân dân Bắc Kinh nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.

Báo Nikkei số ra ngày 22/7 đã đăng trả lời phỏng vấn của giáo sư  Shi Yinhong giảng dạy tại Trường Nghiên cứu Quốc tế trực thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. 
Ba ly do Trung Quoc dap dao trai phep o Bien Dong
Giáo sư Shi Yinhong nói toạc ra ba lý do Trung Quốc đắp đảo trái phép ở Biển Đông.
Trả lời câu hỏi  vì sao Trung Quốc đắp đảo trái phépBiển Đông và xây dựng các công trình trên đó, giáo sư Shi Yinhong ngang ngược nói: “Có ba lý do. Thứ nhất  là để ngăn chặn Mỹ tiến hành  giám sát tầm gần. Thứ hai là để xua đuổi Philippines và Việt Nam khỏi  các đảo và bãi đá ngầm ở quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Thứ ba, Trung Quốc hy vọng đảm bảo tuyến đường cung cấp năng lượng đi qua  Nam Hải (Biển Đông)  thông qua các biện pháp này (thông qua các ‘đảo nhân tạo’ và các công trình quân sự trên đó)”.
Về kết quả  Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 6/2015 ở Washington, giáo sư Shi Yinhong  nói : “Trong một hai năm gần đây, do các sự cố tin tặc và cải tạo đất (thực chất là Trung Quốc hút cát đắp đảo trái phép, biến bãi đá ngầm rạn san hô thành đảo nhân tạo) ở Biển Đông, quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn trước. Mặc dù đã hợp tác thành công về Thỏa thuận hạt nhân Iran và hợp tác ba bên ở Afghanistan, nhưng hai bên (Trung Quốc và Mỹ)  vẫn cạnh tranh với  nhau vì thiếu tin tưởng lẫn nhau”.
Giáo sư  Shi Yinhong  cho biết  Trung Quốc từng hy vọng  sử dụng đối thoại để ngăn chặn các đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ theo đuổi  lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống. Rốt cuộc, hai bên đã ký kết hơn 100 thỏa thuận, nhưng không thể đạt được sự đồng thuận về các vấn đề chiến lược quan trọng như  tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Khi được yêu cầu dự đoán các hành động của Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, giáo sư Shi Yinhong  nhận định: “Cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ đều sẽ không trở nên ôn hòa hơn. Ứng cử viên có tiềm năng nhất là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ, nhưng bà này không được chính phủ và nhân dân Trung Quốc ưa chuộng. Bà Clinton đã rất thẳng thắn trong cách xử lý các vấn đề ở Trung Đông và trong các giao dịch với Trung Quốc so với Tổng thống Obama,  khi bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.  Những người Cộng hòa có thiên hướng theo đuổi thương mại tự do, vì vậy quan hệ thương mại (Trung-Mỹ) có thể sẽ được cải thiện,  nếu ứng cử viên của họ trở thành ông chủ  Nhà Trắng. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của một tổng thống Cộng hòa, việc cắt giảm ngân sách quân sự mà Tổng thống Obama đã  thông qua sát có thể sẽ bị chậm lại. Trong vòng hai năm, tổng thống của đảng Cộng hòa có thể sẽ có thái độ thù địch với Trung Quốc”.

“Ngáo ộp” Hải Dương 981 ở Biển Đông tới khi nào?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc có thể sẽ để giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở Biển Đông đến hết 20/8.

Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 trở lại Biển Đông, học giả người Mỹ M. Taylor Fravel, chuyên về Trung Quốc, nói  rằng địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (giàn khoan 981) là nơi "vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai bên chồng chéo lên nhau 100%”.
“Ngao op” Haiyang Shiyou 981 tro lai Bien Dong
Ngáo ộp” Hải Dương 981 trở lại Biển Đông.
Mọi hành động của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông đều bị các cơ quan hữu trách của Việt Nam theo dõi sát sao và sự di chuyển tiếp theo của giàn khoan này có thể một lần nữa lại châm ngòi căng thẳng Trung-Việt, sau vụ Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan này ở sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam trong tháng 5/2014.

Trung Quốc xây dựng trái phép tiền đồn trên “đảo nhân tạo“

(Kiến Thức) - Trung Quốc ráo riết xây dựng tiền đồn quân sự trên các "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa, dưới chiêu bài phát triển cơ sở hạ tầng "dân dụng".

Ủy ban Cải cách Phát triển quốc gia cùng các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã tổ chức biên soạn phương án xây dựng cơ sở hạ tầng trên các "đảo nhân tạo" ở quần đảo Trường Sa.
Theo cái gọi là "phương án" này, nội dung xây dựng chủ yếu bao gồm các công trình sau: xây dựng ngọn hải đăng tổng hợp cỡ lớn tại tuyến đường hàng hải quốc tế, đồng thời thiết lập các trạm AIS phục vụ dẫn đường, các trạm VHF và các thiết bị thông tin an ninh trên biển; xây dựng công trình trục vớt cứu hộ khẩn cấp trên biển, các thiết bị xử lý tràn dầu trên biển, xây dựng các cảng neo đậu trên các đảo nhằm phục vụ tiếp tế lương thực, tránh gió, sửa chữa cho các tàu qua lại Biển Đông.