TP.HCM quyết định tạm ngưng triển khai BRT vì không hiệu quả

Thay vì tổ chức một tuyến BRT như dự kiến, TP.HCM quyết định nghiên cứu triển khai tuyến xe buýt nhanh, đồng thời cho biết sẽ thực hiện BRT khi có những điều kiện thuận lợi hơn hiện nay.

TP.HCM quyet dinh tam ngung trien khai BRT vi khong hieu qua
Hình ảnh đồ họa của nhà chờ và làn đường dành cho BRT trên đường Võ Văn Kiệt. 

Được manh nha nghiên cứu vào năm 2005 với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, tuy nhiên vừa qua UBND TP.HCM đã quyết định dừng triển khai tuyến BRT (Bus Rapid Transit – xe buýt nhanh) đầu tiên.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM tuyến xe này dự kiến sẽ chạy trên đại lộ Đông – Tây (đường Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ) đi xuyên qua tâm để nối hai đầu TP. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu Sở cho rằng ở thời điểm này nếu thực hiện tuyến đường sẽ không hiệu quả.

Cụ thể, lượng hành khách năm đầu tiên chỉ khoảng 17.000 người/ngày, so với dự báo trước đây là hơn 24.000 người. Thống kê cho thấy, lượng khách này không hơn các tuyến xe buýt thường hiện nay, thậm chí ít hơn một số tuyến đông khách.

Ngoài ra kinh phí đầu tư cho BRT rất lớn. Chính vì vậy Sở cho rằng nếu mở tuyến sẽ buýt chất lượng cao TP sẽ không cần cải tạo làn đường riêng, không cần đầu tư hệ thống giao thông thông minh, xây thêm nhà chờ, hay mua thêm phương tiện…

Trước đó, tại cuộc họp với lãnh đạo TP, ông Lương Minh Phúc – Trưởng ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị cũng nêu ra những lý do cho rằng TP không nên thực hiện BRT thời điểm này.

Nhận định trên của ông Phúc được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát mô hình BRT tại Hà Nội, Nam Mỹ và Châu Âu. Theo ông TP nên làm xe buýt chất lượng cao tại đại lộ Đông Tây và sẽ nâng cấp thành BRT khi có điều kiện.

Trước đó TP đã lập dự án tuyến BRT số 1 TP.HCM dài 23km, đi dọc theo Đại lộ Võ Văn Kiệt (vòng xoay An Lạc, huyện Bình Chánh) và nối vào đường Mai Chí Thọ (nút giao Cát Lái, quận 2). Tuyến đi qua huyện Bình Chánh và các quận Bình Tân, 6, 5, 1 và 2.

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 144 triệu USD, trong đó phần lớn là vay từ Ngân hàng thế giới.

Các tuyến BRT dự kiến tại TP.HCM:

Tuyến số 1: Dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, dài khoảng 23 km.

Tuyến số 2: Theo đường Nguyễn Văn Linh từ bến xe Miền Tây tới cầu Phú Mỹ, dài khoảng 24 km.

Tuyến số 3: Dọc theo đường Vành đai 2 từ ngã tư An Sương đến bến xe miền Tây mới, dài khoảng 19 km.

Tuyến số 4: Theo trục đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi từ đường Kha Vạng Cân đến công viên Chiến Thắng, dài khoảng 14,5 km.

Tuyến số 5: Theo trục đường Thoại Ngọc Hầu - Vành đai trong - nối dài ra đường Nguyễn Văn Linh từ ngã tư Bốn Xã đến đường Nguyễn Văn Linh, dài gần 9 km.

Tuyến số 6: Dọc theo đường Quang Trung, theo hướng tuyến Monorail số 3 dài khoảng 8,5 km.

Quân đội Syria thắng lớn xung quanh thành phố Deir Ezzor

(Kiến Thức) - Quân đội Syria thắng lớn xung quanh Deir Ezzor trong ngày 10/9, sau khi giải vây sân bay quân sự và kiểm soát hoàn toàn xa lộ Sukhnah-Deir Ezzor.

Quân đội Syria đã tái chiếm căn cứ Jonayd Division (căn cứ cũ của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa), al-Ma'amel và al-Maqaber, mở rộng hành lang an ninh từ thành phố Deir Ezzor đến sân bay quân sự và hai khu phố al-Tahtuh, Harabish.
Quan doi Syria mo rong vung giai phong xung quanh Deir Ezzor
Quân đội Syria đang mở rộng vùng giải phóng dọc theo tuyến đường cao tốc Sukhnah-Deir Ezzor và xung quanh Sân bay quân sự Deir Ezzor.  Ảnh: Southfront

Trải nghiệm xe buýt nhanh BRT tại Hà Nội trong ngày đầu năm 2017

Mặc dù được khai trương từ ngày hôm qua nhưng trong sáng nay, nhiều người dân Thủ đô mới lần đầu trải nghiệm tuyến xe buýt nhanh BRT.

Xe buýt nhanh BRT được lưu thông trên một làn đường riêng với tuyến từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa. Thời gian cho một chiều xe trung bình từ 40 đến 45 phút. Hiện nay trong thời gian thử nghiệm, hành khách sẽ được đi miễn phí, sau ngày 31/1/2017, giá vé sẽ là 7.000 đồng một lượt. Trong ảnh là nhà chờ xe BRT tại Giảng Võ.
Xe buýt nhanh BRT được lưu thông trên một làn đường riêng với tuyến từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa. Thời gian cho một chiều xe trung bình từ 40 đến 45 phút. Hiện nay trong thời gian thử nghiệm, hành khách sẽ được đi miễn phí, sau ngày 31/1/2017, giá vé sẽ là 7.000 đồng một lượt. Trong ảnh là nhà chờ xe BRT tại Giảng Võ. 

Hà Nội đã quên làm gì khi đổ ngàn tỷ làm buýt nhanh BRT?

Việc phát triển các loại hình giao thông tiếp cận như đi bộ, xe đạp, minibus, ô tô điện, jeepney, tuctuc sẽ giúp phát huy hiệu quả của tuyến buýt nhanh BRT.

Tuy nhiên, tại các điểm dừng của tuyến buýt nhanh BRT và khu vực lân cận (trừ bến Kim Mã và Yên Nghĩa) không có điểm trông giữ xe đạp và các phương tiện trung chuyển để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hành khách sử dụng BRT. Nội dung này đã bị bỏ quên trong danh mục đầu tư dự án BRT01”.