TPHCM: Kinh doanh thực phẩm bẩn sẽ bị khởi tố

Trong thời gian tới, TPHCM quyết tâm chấm dứt tình trạng giết mổ lậu, nơi sản xuất hàng gian, hàng giả...

Chiều 7/6, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM có buổi làm việc với Ban An toàn thực phẩm (ATTP) và UBND 24 quận, huyện về các hoạt động, quản lý ATTP trên địa bàn TP.
TPHCM: Kinh doanh thuc pham ban se bi khoi to
 Đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: ĐÌNH LÝ
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Minh Hải, Phó trưởng Ban Quản lý ATTP TP cho biết, trong thời gian ban hoạt động thí điểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề phối hợp với các quận, huyện.
Nguyên nhân là do lực lượng làm công tác quản lý ATTP tại tuyến quận, huyện còn khiêm tốn (chỉ có 1-2 người), tuyến phường, xã không có cán bộ chuyên trách mà kiêm nhiệm, không ổn định, hạn chế chuyên môn nghiệp vụ về quản lý ATTP; thiếu trang thiết bị (test nhanh), thiếu kinh phí (lấy mẫu, giám sát..)…
Trong khi tại các tuyến này quản lý số lượng rất lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ATTP. Việc kiểm soát cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phép hoạt động trên địa bàn không kiểm soát được về điều kiện chế biến, nguyên liệu chế biến, phụ gia sử dụng…
Nhận thức của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh về ATTP còn hạn chế, vi phạm về ATTP vẫn nhiều. Việc đảm bảo ATTP tại chợ truyền thống chưa được siết chặt. Hoạt động giết mổ trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Kinh doanh hàng gian, hàng giả, dùng chất cấm, hóa chất, phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến còn nhiều…
Chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, trong thời gian tới, TP quyết tâm chấm dứt tình trạng giết mổ lậu, nơi sản xuất hàng gian, hàng giả trên cơ sở phát huy vai trò giám sát của mặt trận, đoàn thể, người dân, thông tin báo chí cung cấp.
Đồng thời sẽ khởi tố các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, nguy hiểm đến sức khỏe của người dân. Tăng cường kiểm tra xuất xứ nguồn gốc các loại thịt gia súc, gia cầm vào các chợ đầu mối. Về lâu dài TPHCM sẽ kiểm soát toàn bộ các loại thực phẩm rau, củ, quả, thủy hải sản nếu không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ không được bày bán tại các chợ, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến yêu cầu trong tháng 7/2017, UBND 24 quận, huyện phải có kế hoạch giải tỏa các chợ tự phát trên địa bàn vì đây chính là đầu mối của các loại thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, thực phẩm hết hạn sử dụng. Sở Công thương cần triển khai thêm số lượng các cửa hàng, xe hàng lưu động bình ổn giá, thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng thay thế các chợ tự phát tại các khu vực tập trung đông dân cư nghèo, đông công nhân.

Chống thực phẩm bẩn, phải đồng hành với thực phẩm an toàn

Chúng ta nói không với thực phẩm bẩn thì cũng cần thiết có chương trình truyền thông để đồng hành với thực phẩm sạch và an toàn.

Đây là chia sẻ của ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện với chủ đề “Chống thực phẩm bẩn- Cuộc chiến bắt đầu đầu từ cơ sở”.
Chong thuc pham ban, phai dong hanh voi thuc pham an toan
 

Ảnh: Hiện trường tàu hỏa cán tử vong người phụ nữ ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Đang đi bộ băng qua đường dân sinh giao với đường sắt, một người phụ nữ khoảng 60 tuổi đã bị tàu hỏa cán tử vong thương tâm ở Hà Nội.

Anh: Hien truong tau hoa can tu vong nguoi phu nu o Ha Noi
 Vụ việc người phụ nữ bị tàu hỏa cán tử vong xảy ra vào khoảng 9h45 ngày 7/6, tại khu vực đường sắt giao với đường dân sinh thuộc địa phận thôn Đống Chanh (xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội). 

Quốc hội phá lệ, kéo dài thời gian thảo luận KT-XH và ngân sách Nhà nước

(Kiến Thức) - Quốc hội sẽ dành cả ngày 9/6 (kéo dài đến 18h30) để thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2016.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 6/6, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có văn bản gửi các vị đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép kéo dài thời gian phiên thảo luận kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước vào chiều ngày 9/6/2017.
Theo đó, căn cứ kết quả thảo luận tại tổ và để có thêm thời gian cho nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu, thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cho phép kéo dài thời gian phiên họp chiều 9/6/2017 đến 18h30.