TP.HCM: Hàng loạt công ty sai phạm nghiêm trọng về sử dụng đất công

Hàng trăm khu đất công tại TP HCM đã bị xẻ thịt cho thuê với giá rẻ mạt, thậm chí bỏ hoang.





Hàng loạt sai phạm về đất công tại TP.HCM - Ảnh: Internet
Hàng loạt sai phạm về đất công tại TP.HCM - Ảnh: Internet 
Theo Thanh tra TP.HCM, trong 2 năm 2016 – 2017, cơ quan này đã phát hiện 103 địa chỉ nhà đất công có dấu hiệu sai phạm. Trong đó, chủ yếu liên quan đến cho thuê trái phép (32 địa chỉ, mặt bằng); không quản lý, bỏ trống gây lãng phí (26 địa chỉ); sử dụng không đúng mục đích, sai quy định (17 địa chỉ); để xảy ra lấn chiếm (3 địa chỉ), vừa cho thuê trái phép vừa bỏ trống (1 địa chỉ); các sai phạm khác (14 mặt bằng).
Điển hình như Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist) quản lý 14 khu đất công sản lớn nhưng lại tự ý cho tư nhân thuê mở nhà hàng, cửa hàng, làm kho bãi, văn phòng. Ví dụ như ở mặt bằng tại số 129 - 129A Nguyễn Huệ, quận 1 được Saigontourist cho Công ty Du lịch Tân Định thuê lại đất và tài sản trên đất, sau đó phát sinh tranh chấp, đến nay không thể thu hồi mặt bằng. Khu nhà đất số 18 Khổng Tử, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức được Saigontourist sử dụng cho thuê làm nhà hàng. Khu đất công có diện tích gần 1.000m2 tại số 2 Hàn Thuyên, quận Thủ Đức cũng được doanh nghiệp này cho 2 đơn vị thuê mở nhà hàng quán ăn không đúng quy định.
Trong khi đó, UBND quận 8 và Công ty Dịch vụ công ích quận 8 quản lý 14 cơ sở, mặt bằng đất công, song hơn một nửa địa chỉ nhà đất với diện tích lên đến hơn 11.800m2 để hoang hóa, gây lãng phí.
Còn tại Công viên Bình Phú (quận 6) cũng có 2 công trình xây dựng không phép, lấn chiếm đất sử dụng chung. Trong quá trình quản lý, UBND quận 6 thiếu kiểm tra nên không phát hiện Công ty Vila và doanh nghiệp tư nhân Lê Minh tự ý xây dựng các công trình trong công viên để kinh doanh.
Chưa kể, tại Công viên văn hóa Phú Lâm, UBND quận 6 cũng cho thuê gần 1.900m2 để xây dựng công trình nhà hàng tiệc cưới Sun Palace. Tại đây, Trung tâm Văn hóa quận 6 còn lấy đất công viên xây sai phép công trình văn phòng.
Tương tự, công viên Lê Thị Riêng (quận 10) cũng bị cắt đất cho thuê làm sân khấu ca nhạc, trung tâm trò chơi thiếu nhi Thỏ Trắng, nhà sách, quầy dịch vụ ăn uống...
Đáng chú ý, Thanh tra TP.HCM còn phát hiện Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn sử dụng sai quy định 32 mặt bằng, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn sử dụng sai 19 mặt bằng, Công ty Văn hóa Phương Nam sử dụng sai 7 mặt bằng, Công ty Sakyno sử dụng sai 2 mặt bằng, UBND quận 6 sử dụng sai 4 mặt bằng…
Ông Trần Đình Trữ - Phó chánh thanh tra TP.HCM cho biết đa số sai phạm trong quản lý nhà, đất công chủ yếu liên quan đến các đơn vị sự nghiệp, tổng công ty, công ty nhà nước cho thuê đất, giao đất. Các sai phạm chủ yếu là sử dụng sai mục đích, cho thuê trái quy định, bỏ trống gây lãng phí tài nguyên.
Nguyên nhân chủ yếu là các cơ quan, đơn vị được nhà nước giao, cho thuê đất thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng. Ngoài việc quản lý lỏng lẻo, có trường hợp các đơn vị vì lợi ích cục bộ mà vi phạm. Đơn cử như lợi dụng hình thức kêu gọi đầu tư, hợp tác liên doanh, liên kết để cho thuê đất; hoặc tự ý cho công nhân viên làm nhà trên khuôn viên đất đang quản lý không đúng thẩm quyền, nhiều khu đất chưa đăng ký, chưa lập thủ tục thuê đất, lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận…
Mặt khác, những sai phạm trên còn do các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa kịp thời kiểm tra và xử lý nghiêm việc sử dụng nhà đất công không đúng mục đích, sai quy định pháp luật.
Từ các sai phạm nghiêm trọng trên, ông Trần Đình Trữ nói rằng Thanh tra TP.HCM kiến nghị xử lý thu hồi tiền, tài sản về ngân sách nhà nước. Đến cuối tháng 2.2018, cơ quan này đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách nhà nước số tiền 7,8 tỉ đồng và thu hồi 2.498m2 đất và 3 mặt bằng đất.
Đồng thời, thành tra cũng kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm 11 tập thể và 34 cá nhân. Đến nay đã xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với 10/11 tập thể , 29/34 cá nhân và xử lý bằng hình thức khiển trách 4/34 cá nhân. Hiện tại, các đơn vị liên quan đang tổ chức thực hiện.

Những khu đất vàng bị bán giá bèo gây “sốc” dư luận

(Kiến Thức) - Hàng loạt khu đất vàng đắt giá nằm ở vị trí đắc địa lại bị bán với giá "bèo" trong thời gian vừa qua đã gây xôn xao dư luận.

Gần 5.000 m2 đất vàng 8 - 12 Lê Duẩn chỉ thu hơn 700 tỷ đồng
Trưường hợp mới đây nhất là khu đất vàng số 8 ­- 12 Lê Duẩn, TP HCM có diện tích 4.896 m2 thuộc sở hữu nhà nước ban đầu do 4 đơn vị thuộc Bộ Công Thương thuê sử dụng làm trụ sở làm việc. 4 đơn vị này gồm Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố, Công ty Cổ phần Hóa chất vật liệu điện thành phố và Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu (VITACO).

Cận cảnh khu đất công 2.700m2 bỏ hoang giữa TPHCM

Khu đất công gần 2.700m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua.

PV đã quan sát được khoảng mặt bằng rộng mênh mông bên trong.
 PV đã quan sát được khoảng mặt bằng rộng mênh mông bên trong.
Quan sát thực tế của PV cho thấy, toàn bộ khu đất chỉ có một nhà để xe, với một vài xe khách loại lớn đậu, ngoài ra không còn bất cứ hoạt động nào khác.

4 khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn trên đoạn đường hơn 1 km

4 khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn trên đoạn đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân dài hơn 1 km, rộng hàng nghìn m2 do các đơn vị trực thuộc trung ương quản lý, sử dụng bỏ hoang nhiều năm qua.

Khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn rộng gần 2.700 m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng hiện vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua.
Khu đất công bỏ hoang ở Sài Gòn rộng gần 2.700 m2, tọa lạc tại 574 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân do công ty Cổ phần Chế tạo Máy SINCO (thuộc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) đăng ký sử dụng hiện vẫn bỏ hoang, cỏ mọc um tùm hơn chục năm qua. 
Năm 2009, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã khảo sát thực địa và có kiến nghị thu hồi giao cho quận Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn bị bỏ trống, trong khi đó, quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... Tình trạng lãng phí đất công sau hơn 10 năm vẫn như cũ. Phần lớn diện tích là đất trống, cỏ mọc um tùm. Một góc nhỏ vẫn còn 3 dãy nhà cùng một mái che để xe khách, ôtô.
Năm 2009, đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã khảo sát thực địa và có kiến nghị thu hồi giao cho quận Bình Tân. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn bị bỏ trống, trong khi đó, quận Bình Tân đang thiếu đất để xây nhà tái định cư, trường học... Tình trạng lãng phí đất công sau hơn 10 năm vẫn như cũ. Phần lớn diện tích là đất trống, cỏ mọc um tùm. Một góc nhỏ vẫn còn 3 dãy nhà cùng một mái che để xe khách, ôtô. 
Mặt tiền đường Kinh Dương Vương dài khoảng gần 200 m được rào kín, chỉ còn hiện hữu một bảng tên SINCO gỉ sét, trơ trọi nhô cao khi đơn vị này chuyển về địa chỉ khác từ cuối năm 2015. Được biết, SINCO đã từng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây khu thương mại phức hợp, cao ốc văn phòng, nhưng chưa được chấp thuận.
Mặt tiền đường Kinh Dương Vương dài khoảng gần 200 m được rào kín, chỉ còn hiện hữu một bảng tên SINCO gỉ sét, trơ trọi nhô cao khi đơn vị này chuyển về địa chỉ khác từ cuối năm 2015. Được biết, SINCO đã từng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây khu thương mại phức hợp, cao ốc văn phòng, nhưng chưa được chấp thuận. 
Một người dân sống tại khu vực này cho biết khu đất đã bị bỏ hoang từ lâu, bên trong cũng không có hoạt động gì nhiều. "Khoảng hơn 2 năm trước các công nhân dựng hàng rào, dán các bảng vẽ dự án cao cấp với căn hộ, trung tâm thương mại... Những tưởng sắp có công trình lớn mọc lên nhưng một thời gian sau phần lớn chúng bị gỡ ra hết mà không hiểu tại sao", người này cho hay.
 Một người dân sống tại khu vực này cho biết khu đất đã bị bỏ hoang từ lâu, bên trong cũng không có hoạt động gì nhiều. "Khoảng hơn 2 năm trước các công nhân dựng hàng rào, dán các bảng vẽ dự án cao cấp với căn hộ, trung tâm thương mại... Những tưởng sắp có công trình lớn mọc lên nhưng một thời gian sau phần lớn chúng bị gỡ ra hết mà không hiểu tại sao", người này cho hay.
Cách mặt tiền khu đất này khoảng hơn 100 m là khu đất có diện tích hơn 14.000 m2 tại 538 Kinh Dương Vương với chiều dài từ góc đường tiếp giáp với khu xưởng SINCO.
 Cách mặt tiền khu đất này khoảng hơn 100 m là khu đất có diện tích hơn 14.000 m2 tại 538 Kinh Dương Vương với chiều dài từ góc đường tiếp giáp với khu xưởng SINCO.
Trước đây khu đất này được giao cho Công ty phân bón Miền Nam (thuộc Bộ Công nghiệp) quản lý, sử dụng. Nhiều năm qua, khu đất chỉ còn trơ trọi cổng còn mang tên đơn vị này nhưng luôn đóng kín.
 Trước đây khu đất này được giao cho Công ty phân bón Miền Nam (thuộc Bộ Công nghiệp) quản lý, sử dụng. Nhiều năm qua, khu đất chỉ còn trơ trọi cổng còn mang tên đơn vị này nhưng luôn đóng kín.
Năm 2011, TP.HCM đã có văn bản thu hồi, giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, nhưng đến nay vẫn là một bãi đất trống với nhà cửa trên đất cũ kỹ, hoang tàn, ngập nước.
Năm 2011, TP.HCM đã có văn bản thu hồi, giao lại cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, nhưng đến nay vẫn là một bãi đất trống với nhà cửa trên đất cũ kỹ, hoang tàn, ngập nước.
Phần lớn diện tích khu đất hiện là bãi cỏ thường bị ngập nước nằm bên cạnh khu dân cư và dãy nhà xưởng.
Phần lớn diện tích khu đất hiện là bãi cỏ thường bị ngập nước nằm bên cạnh khu dân cư và dãy nhà xưởng.
Khu đất 620 mặt tiền đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, có diện tích hơn 9.000 m2 chủ yếu đang bỏ trống.
Khu đất 620 mặt tiền đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, có diện tích hơn 9.000 m2 chủ yếu đang bỏ trống.
Khu đất này được thành phố giao cho Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (thuộc Bộ Y tế) sử dụng từ năm 2004. Tuyến đường Kinh Dương Vương được nâng cao khiến khu đất và các hạng mục bên trong bị thấp xuống 1/2 kết cấu.
Khu đất này được thành phố giao cho Công ty Cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (thuộc Bộ Y tế) sử dụng từ năm 2004. Tuyến đường Kinh Dương Vương được nâng cao khiến khu đất và các hạng mục bên trong bị thấp xuống 1/2 kết cấu. 
Bên trong cây cối khá rậm rạm, một số thiết bị máy móc bị cỏ leo bao trùm, cánh cửa thỉnh thoảng mở, có người ra vào.
  Bên trong cây cối khá rậm rạm, một số thiết bị máy móc bị cỏ leo bao trùm, cánh cửa thỉnh thoảng mở, có người ra vào.
Hiện trạng của khu đất có các công trình nhà, văn phòng làm việc nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, một số hạng mục không còn sử dụng được.
Hiện trạng của khu đất có các công trình nhà, văn phòng làm việc nhưng đã hư hỏng, xuống cấp, một số hạng mục không còn sử dụng được.
Gần ngã 3 đường Tên Lửa - Kinh Dương Vương là khu đất hơn 2.500 m2 của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (thuộc Bộ Xây dựng) tại địa chỉ 516 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân.
Gần ngã 3 đường Tên Lửa - Kinh Dương Vương là khu đất hơn 2.500 m2 của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (thuộc Bộ Xây dựng) tại địa chỉ 516 Kinh Dương Vương, quận Bình Tân. 
Cơ sở vật chất hiện tại trong khu đất đã cũ kỹ, xuống cấp, đóng im lìm, chỉ còn một chốt bảo vệ có nhân viên trông coi. Tính đến tháng 4/2018, theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn. Riêng tại quận Bình Tân hiện có hơn 50 lô đất do các cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại.
Cơ sở vật chất hiện tại trong khu đất đã cũ kỹ, xuống cấp, đóng im lìm, chỉ còn một chốt bảo vệ có nhân viên trông coi. Tính đến tháng 4/2018, theo kết quả giám sát của HĐND TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố đang có 26 địa chỉ đất công đang bỏ trống, bỏ hoang nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn. Riêng tại quận Bình Tân hiện có hơn 50 lô đất do các cơ quan đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý, sử dụng trong đó có nhiều vị trí bỏ trống hoặc cho thuê lại. 
Vị trí 4 khu đất công ỏ Sài Gòn trên hơn 1 km đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM. Đồ họa: Như Ý.
Vị trí 4 khu đất công ỏ Sài Gòn trên hơn 1 km đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM. Đồ họa: Như Ý. 
Vũ Anh