TPHCM: 2 ngôi nhà giữa trung tâm nứt toác, sụt lún nghiêm trọng

(Kiến Thức) - Sau những tiếng rung lắc mạnh, 2 căn nhà liền kề cạnh công trình xây dựng trụ sở Ngân hàng bỗng sụt lún, tường nứt toác khiến nhiều người bỏ chạy tán loạn.

Đến tối 14/4, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng TP HCM vẫn đang phối hợp cùng các ban ngành thuộc UBND phường Nguyễn Thái Bình, quận 1; đại diện chủ đầu tư công trình Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) TP HCM, nhà thầu thi công…phong toả khu vực 2 nhà của người dân tại hẻm 20 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình bị sụt nền, nứt đường để đảm bảo an toàn và làm rõ nguyên nhân vụ việc.
TPHCM: 2 ngoi nha giua trung tam nut toac, sut lun nghiem trong
1 trong 2 căn nhà của người dân cạnh công trình xây dựng trụ sở ngân hàng Agribank tại TP HCM  bị sụp nền, nứt tường...
Trước đó khoảng 13h chiều cùng ngày, nhà 2 hộ dân tại số 50/8/1 và số 5/12 đường Võ Văn Kiệt (cạnh công trình xây dựng trụ sở Agribank tại TP HCM (số 20, đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1) bị rung lắc mạnh. Khi những người có mặt trong 2 căn nhà nói trên chưa hiểu chuyện gì thì bất ngờ nền nhà sụt xuống, đồ đạc, tài sản ngã đổ khắp nơi.
“Quá hoảng hốt, tôi kêu la để người thân vội vàng chạy thật nhanh ra ngoài thoát thân”, chị Hải, 1 trong 2 hộ dân nói trên kể lại.
TPHCM: 2 ngoi nha giua trung tam nut toac, sut lun nghiem trong-Hinh-2
Nhiều tài sản của nhà dân bị đổ ngổn ngang sau cú rung lắc, sụp đất. 
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, tại hiện trường, ngôi nhà của chị Hải bị sụt lún rộng hơn 30m2; bên trong căn nhà, nền gạch bị sụp, tường nứt toác, nhiều đồ đạc, bàn ghế, thiết bị…đổ ngổn ngang. Sau khi xảy ra vụ việc, đại diện Thanh tra Sở Xây dựng, Công an phường, UBND phường Nguyễn Thái Bình đã có mặt lập biên bản và ghi nhận vụ việc.
TPHCM: 2 ngoi nha giua trung tam nut toac, sut lun nghiem trong-Hinh-3
Cảnh tan hoang sau sự cố 2 căn nhà bị sụt lún giữa trung tâm TP HCM. 
Theo quan sát của PV, 2 ngôi nhà xảy ra sụt lún nằm sát vách công trình xây dựng trụ sở ngân hàng Agribank chi nhánh TP HCM. Tuy nhiên dự án này đang tạm ngưng thi công từ trước Tết Đinh Dậu đến nay.
Công trình có quy mô 4 tầng hầm, 20 tầng lầu, tầng lửng, tầng kỹ thuật và sân thượng. Đơn vị thi công là liên danh giữa Công ty Cổ phần xây dựng số 14 và Công ty Cổ phần Đại Nam Việt.

Gia đình bé gái người Việt bị sát hại tức tốc sang Nhật Bản

(Kiến Thức) - Gia đình Nhật Linh đang khẩn trương làm thủ tục sang Nhật Bản, sau khi nhà chức trách địa phương thông tin bắt giữ được nghi phạm sát hại bé gái người Việt.

Chùm ảnh: Xóm ngủ không dám chốt cửa vì sợ nhà sập

Khi ngủ, người dân ở những căn nhà ven sông Đồng Nai không dám chốt cửa vì sợ nhà đổ sập bất ngờ, không có lối thoát.

Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.
Tình trạng sụt lún gây sập nhà diễn ra tại khu dân cư ven sông Đồng Nai thuộc ấp 1, xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Theo thống kê của UBND xã, đến thời điểm hiện tại có miếu thờ, nhà văn hóa ấp và 6 căn nhà của người dân bị đổ sập hoàn toàn. Công trình nhà ở của 10 hộ khác bị nứt nẻ, đe dọa sập.

Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.
Hiện tượng sụt lún đất nền xảy ra vào rạng sáng 26/6. Bà Hồ Thị Minh Thiện cho biết: "Khi đó, mọi người đang ngủ nhưng bị tỉnh giấc bởi tiếng động lớn. Lúc bật đèn xem thì thấy mái tôn, xà gồ thép bị xê dịch khỏi vị trí nên mọi người chạy ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn". Trại nuôi heo của bà Thiện đổ sập hoàn toàn sau đó ít lâu.

Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.
Theo người dân, sông qua khu vực từng diễn ra tình trạng khai thác cát trái phép khiến bờ bị xói lở nghiêm trọng. "Sự sạt lở vào ngày 26/6 có thể do hậu quả từ việc hút cát trong quá khứ", một người dân nhận định.

Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.
Nhà văn hóa ấp 1 (xã Tân An) được xây dựng cách sông 20 m nhưng không thoát khỏi đổ vỡ. Công trình được thiết kế theo kiểu nhà cấp 4 với tổng chiều dài gần 30 m. Khi phần đất phía bờ sông sụt lún đã khiến nhà này gãy đôi. Tường sau bị nứt toác trong khi nhà vệ sinh, mái tôn của công trình đổ sập.

Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.
Các hạng mục không rơi xuống sông mà bị sụt so với mặt bằng nền ban đầu, dẫn đến sự nứt gãy.

Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.
Gia đình anh Nguyễn Phú Cường là một trong những hộ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Anh cho biết, hai vợ chồng tích góp nhiều năm liền được 200 triệu đồng để xây dựng căn nhà rộng 100 m2. Khi hoàn thành, gia đình chuyển đến ở được 2 tháng thì căn nhà bị sập.

Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.
Anh Cường nói: "Rạng sáng 26/6, nhà rung lắc dữ dội rồi tuột về bờ sông. Khi đưa được vợ con thoát ra ngoài thì căn nhà gãy đôi. Bức tường phải nứt xé, mái tôn ở giữa bị sập trong khi nền gạch dưới chân cầu thang sụt sâu 1,5 m. Các khối bê tông ở phần móng nhà cũng bị nứt gãy trơ cốt thép". Người này cho biết thêm, xảy ra sự cố, 4 người trong gia đình phải chuyển lên gian còn lại ở phía trên để ở.

Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.
Phần gác ở buồng sau của nhà bà Nguyễn Thị Nương bị lìa khỏi gian trước của ngôi nhà. Theo chủ hộ, thời điểm xảy ra "động đất" không có ai ở gác sau nên tránh được thiệt hại về người.

Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Một phần tường móng sau của nhà bà Nương bị sập tạo thành hàm ếch nguy hiểm.
Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.

Phần chuồng nuôi gia cầm sau nhà của ông Huỳnh Văn Cu không bị đổ sập nhưng sụt lún so vị trí ban đầu hơn 1 m. Sau sự cố, nền nhà ở trên cao trong khi chuồng trại ở thấp nên người này phải dùng thang lên xuống.


Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.

Bà Nguyễn Thị Dị (77 tuổi) cho biết ngày trước, bà cất nhà cách mép sông 40 m nhưng hiện nay khoảng cách đó chỉ còn 20 m. Phần đất còn lại xuất hiện nhiều vết nứt chạy song song sông có độ rộng 20 - 30 cm, sâu 1,5 m.


Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".

Nhà của ông Ngô Văn Cưng xuất hiện vết nứt kéo dài từ trên xuống dưới. Người đàn ông 64 tuổi nói: "Không chỉ gia đình tôi mà tường nhà nhiều hộ khác cũng bị nứt tương tự. Lo sợ sập nên ngủ đêm không ai dám chốt cửa. Những lúc trời đổ mưa thì đưa con cháu di tản đến nơi khác hoặc dồn lên cửa trước để tránh rủi ro".


Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".

Theo ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Tân An, xảy ra tình trạng đổ sập, chính quyền đã ghi nhận sự việc và khuyến cáo người dân chuyển đến các địa điểm an toàn. Ông nói: "Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng khu tái định cư tại xã Tân An và đã di dời một số hộ. Các gia đình nằm trong diện ảnh hưởng còn lại đang được chính quyền định giá tài sản để chuẩn bị di dời".