TP HCM thu hồi đất hợp đồng BT đường song hành cao tốc Long Thành

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM sẽ thu hồi các khu đất đã giao cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT thi công đường song hành cao tốc Long Thành.

UBND TP HCM cho biết, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), UBND TP đã chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), dự án Quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT.

UBND TP cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam, xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ngoài ra, TP tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa, Quốc lộ 1 (quận Thủ Đức); dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng tại số 8 đường Võ Văn Tần (quận 3) và dự án đầu tư xây dựng Bệnh viên Đa khoa Tân Bình (quận Tân Bình).

Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nội bộ Khu I (Khu cổ đại) trong Công viên lịch sử-Văn hóa dân tộc (quận 9), Sở Tư pháp TP được giao rà soát cơ sở pháp lý thực hiện dự án, đánh giá lại khối lượng thực hiện, tiến độ thi công, hợp đồng BT đã ký, năng lực của nhà đầu tư, quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT dự án.

Đối với dự án đầu tư xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc đến đường Vành Đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường Cao tốc Long Thành - Dầu Giây), UBND TP sẽ thu hồi các khu đất đã được giao thanh toán cho hợp đồng BT dự án và tìm các khu đất khác phù hợp để thanh toán cho hợp đồng BT dự án.

TP HCM thu hoi dat hop dong BT duong song hanh cao toc Long Thanh
 Dự án đầu tư xây dựng đường song hành 

Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất các khu đất khác phù hợp để thanh toán cho nhà đầu tư, dự thảo văn bản cho UBND TP xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về quỹ đất thanh toán cho hợp đồng BT dự án theo quy định.

Theo tìm hiểu của PV, năm 2015, Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc đề xuất được làm dự án đường Song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với tổng chiều dài gần 3,4 km, rộng 20 m, đáp ứng 4 làn xe, xây dựng 3 cầu mới. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng.

Ngày 10/10/2016, ông Lê Văn Khoa - Phó Chủ tịch UBND TP HCM ký Quyết định số 5285/QĐ-UBND về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án nói trên đối với Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc.

Ngày 28/4/2017, UBND TP ký hợp đồng liên danh Công ty TNHHH Nam Rạch Chiếc và Công ty Cổ phần BĐS Tiến Phước.

 Ngày 20/6/2017 UBND TP tiếp tục có văn bản thoả thuận với liên danh Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc và Công ty CP BĐS Tiến Phước và Công ty Nguyên Phương về việc thoả thuận tiếp nhận và thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT này.

Để thanh toán hợp đồng BT dự án nói trên, UBND TP chấp thuận bàn giao cho liên danh chủ đầu tư khu đất hơn 14,8 ha tại phường An Phú, quận 2. Trong đó, đất ở, đất thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn là 8,8ha, còn lại là đất công trình nội khu, công cộng.

Điểm danh loạt dự án BT bị kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng

Hầu hết các dự án BT đều lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro chọn nhà đầu tư không đủ năng lực...

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 4.515 tỷ đồng, trong đó có dự án tỷ lệ xử lý tài chính lên đến 27% tổng giá trị dự án được kiểm toán.

Dự án BT: Nhiều nhà đầu tư mải mê phân lô, bán nền, bỏ quên “trả” hạ tầng cho nhà nước

(VietnamDaily) - "Thực tế, những dự án BT giao cho nhà đầu tư thực hiện nơi thì chậm tiến độ, nơi độn vốn, có dự án doanh nghiệp đã nhận quỹ đất đối ứng rồi mải mê tiến hành xây dựng, phân lô, bán nền bỏ quên phần hạ tầng giao cho nhà nước" - đại biểu Bình nói.

Nhược điểm cơ chế đổi đất lấy hạ tầng

Công ty Phi Long 'vẽ bánh' ở Bình Chánh lừa đảo nhà đầu tư thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty Phi Long bị tố "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.

Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến thông tin ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TP HCM vừa giao UBND huyện Bình Chánh yêu cầu Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Phi Long (trước đây là Công ty CP Đầu tư Việt Nam) tự tháo dỡ các công trình xây dựng không phép tại dự án ở xã Phong Phú, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi với Công an thành phố liên quan việc xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Phi Long trong việc thực hiện dự án (trong 10 ngày làm việc), để có cơ sở tham mưu đề xuất UBND TP thu hồi quyết định tạm giao đất của dự án này theo đúng quy định pháp luật.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?
 Nhiều băng rôn tố cáo Công ty Phi Long lừa đảo được treo trước trụ sở Công ty này. (Ảnh: VOV).
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM đã phát đi thông tin kêu gọi ông chủ Công ty Phi Long - Phạm Xuân Long (SN 1959, hộ khẩu thường trú tại phường 6, quận Gò Vấp, TP HCM), đến làm việc để làm rõ các nội dung liên quan đến đơn tố giác các tổ chức, cá nhân về hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư và bán đất nền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, hiện ông Long không có mặt tại địa chỉ thường trú.
Cong ty Phi Long “ve banh” o Binh Chanh lua dao nha dau tu the nao?-Hinh-2
Phần lớn dự án Khu dân cư Nam - NamSài Gòn vẫn là bãi cỏ. (Ảnh: VNN).
Trong vụ án này, ông Phạm Xuân Long đã bị 3 Công ty gồm: Công ty CP An Đại Việt, Công ty CP Đầu tư thương mại I.N.G.E, Công ty cổ phần I.N.D.E và một số cá nhân tố cáo có hành vi ký hợp đồng hợp tác đầu tư, bán đất nền tại 4 dự án như: Dự án Khu dân cư Phi Long 5 tại xã Bình Hưng; dự án Khu dân cư Hải Yến tại xã Bình Hưng; dự án khu dân cư Huy Hoàng tại xã Phong Phú, và dự án Khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn tại xã Phong Phú, để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối với dự án khu dân cư Nam - Nam Sài Gòn (xã Phong Phú), Công ty Phi Long "vẽ" ra nhiều bản đồ quy hoạch phân lô nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, rồi cùng một lô đất nhưng được “khoác áo” nhiều mã số nền khác nhau và đem bán cho nhiều người.
Tương tự, với dự án Khu dân cư Huy Hoàng, năm 2002, Công ty Phi Long đầu tư dự án này được các cơ quan chức năng chấp thuận địa điểm, hướng dẫn thủ tục đầu tư. Tuy nhiên, sau đó Công ty Phi Long không đủ khả năng tài chính, không triển khai dự án, chưa đền bù, giải phóng mặt bằng,…
Năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ra thông báo thu hồi các văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây và chấm dứt việc đồng ý chủ trương, chấp thuận địa điểm đối với Công ty Phi Long.
Tuy vậy, từ năm 2004-2005, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Tổng giám đốc Công ty Phi Long vẫn ký 12 hợp đồng bán đất dưới dạng hợp tác đầu tư thu hơn 2,9 tỷ đồng. Những người mua đất tại dự án này đã nhiều lần liên hệ gửi đơn đến chủ đầu tư, yêu cầu giao đất, đòi quyền lợi nhưng không nhận được sự phản hồi từ chủ đầu tư và không được trả lại tiền.
Tại dự án Khu dân cư Phi Long 5, có phần diện tích đất công cộng để làm cây xăng, trạm xăng…chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, Tuy nhiên, năm 2003, ông Nguyễn Trọng Hiệp thời điểm đó là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán 1.100m2 đất làm trạm xăng với giá hơn 3,5 tỷ đồng cho bà Đặng Thị Thủy Ngần.
Bà Ngần sau đó chuyển nhượng lại khu đất cho Công ty I.N.D.E.. Tính đến nay, dự án đã điều chỉnh quy hoạch, không cho làm trạm xăng, khu đất này chuyển thành đất công cộng dự trữ. Công ty I.N.D.E. khiếu nại nhưng không nhận hồi âm.