TP HCM đề xuất chi 1.000 tỷ hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Sở LĐ,TB&XH TP HCM đề xuất tổng kinh phí hỗ trỡ người ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hơn 1000 tỷ đồng. Trong số này, có người bán hàng rong, thu gom rác, bán vé số, bốc vác…

Mới đây, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH TP HCM đã có công văn khẩn gửi Sở KH&ĐT đề xuất chính sách hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, tổng kinh phí hỗ trợ được Sở LĐ,TB&XH TP HCM ước tính là hơn 1.075 tỷ đồng. Trong đó kinh phí ngân sách thành phố hỗ trợ cho các nhóm đối tượng là hơn 905 tỷ đồng, còn lại là ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh TPHCM cho doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc.
TP HCM de xuat chi 1.000 ty ho tro nguoi bi anh huong boi COVID-19
Ảnh VGP 
Theo đề xuất của Sở LĐ,TB&XH TP HCM, mức hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn hợp đồng từ 30 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến ngày 31/12/2021.
Cụ thể, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (42.567 người ở 1.365 đơn vị), mức hỗ trợ một lần là 3 triệu đồng/người. Lao động nữ đang mang thai và lao động nữ đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.
Với giáo viên, nhân viên (kể cả bảo mẫu) làm việc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, mức hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người.
Với 23.153 người được hỗ trợ ở 1.777 cơ sở, dự kiến kinh phí sẽ là hơn 46,3 tỷ đồng. Người lao động nữ đang mang thai và lao động nữ đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người (4.631 người).
Sở LĐ,TB&XH cũng đề xuất hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (2.000 người). Mức hỗ trợ một lần là 2 triệu đồng/người. Lao động nữ đang mang thai, đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.
Với trẻ em mắc COVID-19, trẻ em phải cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Sở LĐ,TB&XH đề xuất hỗ trợ tiền ăn 90.000 đồng/em/ngày, với thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày, áp dụng từ 27/4 đến 31/12/2021.
Sở LĐ,TB&XH cũng đề xuất chính sách cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động trong doanh nghiệp.
Cụ thể, người sử dụng lao động được vay ưu đãi, không phải bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động phải ngừng việc.
Mức vay bằng mức lương ngừng việc thực tế nhưng không quá mức lương tối thiểu vùng và thời gian thụ hưởng chính sách tối đa 3 tháng. Lãi suất cho vay là 0%, người sử dụng lao động không phải bảo đảm tiền vay. Thời hạn vay tối đa 12 tháng.
Số đơn vị vay vốn là 410 đơn vị, với số lao động ngừng việc (dự toán) là 12.800 người Theo mức lương tối thiểu vùng I áp dụng trên địa bàn TPHCM thì mức vay sẽ là 4,42 triệu đồng/người/tháng.
Với các hộ kinh doanh cá thể dừng hoạt động từ 22/5 trở đi để phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở LĐ,TB&XH đề xuất hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/hộ/tháng, với 3.000 hộ. Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 3 tháng.
Với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bị giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội cũng sẽ được hỗ trợ theo đề xuất của Sở LĐ,TB&XH.
Những lao động này cần có đủ các điều kiện như có đăng ký tạm trú tại địa phương, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 4 triệu đồng/tháng, làm một trong các công việc như: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); làm công việc thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP. HCM.
Số lao động thuộc nhóm này theo Sở LĐTB-XH là 230.000 người. Mức hỗ trợ một lần là 1,5 triệu đồng/người.
Với người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công hưởng trợ cấp hàng tháng, vợ hoặc chồng liệt sĩ có chồng hoặc vợ khác hưởng trợ cấp hàng tháng (34.362 người), mức hỗ trợ được đề xuất là 500.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.
Các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo TPHCM thời điểm đầu năm 2020 được rà soát, thống kê đến ngày 31/5 là 111.136 người, cũng được đề xuất hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.
Với những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (143.749 người), mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng, chi trả một lần cho 3 tháng liên tục.
Sở LĐ,TB&XH TPHCM cũng đề xuất trường hợp đối tượng trùng nhiều diện hỗ trợ thì hưởng của một diện cao nhất. Không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Thành lập Tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM
Ngày 8/6, UBND TPHCM đã quyết định thành lập Tổ công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM, do ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM làm Tổ trưởng.
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu UBND TP các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội và hỗ trợ cho người lao động trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khó lường đợt dịch COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam

Nguồn: VTV 1

Thành viên 'tổ phản ứng nhanh' đánh gục người đàn ông ở TP.HCM bị khai trừ

Được cho là có hành vi chống đối, không chấp hành quy định kiểm dịch, người đàn ông bị thành viên nhóm SOS Hướng Nam kẹp tay, đánh gục.

Ngày 9/6, đại diện Đội SOS Hướng Nam (hỗ trợ giao thông) xác nhận, thanh niên trong đoạn clip kẹp tay người đàn ông, đánh gục xuống đường tại chốt kiểm dịch ở Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, TP.HCM là N.B.H. - tổ phản ứng nhanh Gò Vấp của Đội.

Bắc Ninh gỡ bỏ phong tỏa 3 thôn của huyện Thuận Thành

 UBND huyện Thuận Thành đã có quyết định số 56/QĐ-BCĐ về việc kết thúc thời gian cách ly y tế vùng đối với 3 thôn thuộc xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Theo đó, UBND huyện Thuận Thành quyết định kết thúc thời gian cách ly y tế đối với các thôn: Đức Hiệp (với 237 hộ, 1383 nhân khẩu), Đa Tiện (428 hộ, 1822 nhân khẩu) và Xuân Lê (296 hộ, 1202 nhân khẩu), thuộc xã Xuân Lâm kể từ 22h ngày 8/6/2021.
Đây là những thôn đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh kết thúc thời gian cách ly y tế để phòng chống dịch COVID-19.
Bac Ninh go bo phong toa 3 thon cua huyen Thuan Thanh
Người dân thôn Đa Tiện, xã Xuân Lâm vui mừng khi được dỡ bỏ phong tỏa. (Ảnh: A.Văn) 
Được biết, trong thời gian 21 ngày kể từ ngày có quyết định phong tỏa cách ly y tế 3 thôn nêu trên không phát sinh mới trường hợp dương tính với SASR-CoV-2 tại cộng đồng.
Toàn bộ người dân của 3 thôn trên đã được xét nghiệm 3 lần cho kết quả âm tính.
UBND huyện Thuận Thành yêu cầu UBND xã Xuân Lâm tiếp tục duy trì và phát huy vai trò của tổ COVID cộng đồng.
Đến dự chia vui với người dân xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh và ông Đào Quang Khải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, có được kết quả như hôm nay là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ quốc gia, Bộ Y tế cùng các ban ngành. Đặc biệt là sự đồng lòng của người dân đã thực hiện nghiêm túc quy định phòng chống dịch.
Video: Người dân vẫn cần thực hiện nghiêm những quy định phòng chống dịch
  (Video: A.Văn.SKĐS)
Trước đó, ngày 9/5, tỉnh Bắc Ninh quyết định thực hiện giãn cách toàn xã hội đối với huyện Thuận Thành theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Toàn bộ huyện Thuận Thành gồm 18 xã, thị trấn; 108 thôn, khu dân cư với tổng số hơn 46.700 hộ gia đình và gần 182.000 người.
Hiện nay, đoàn công tác của Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với BCĐ phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Bắc Ninh triển khai, xử lý quyết liệt các điểm dịch cụ thể và đã đạt được hiệu quả nhất định.
Đây là 3 thôn đầu tiên của Bắc Ninh trong đợt dịch này được dỡ bỏ phong toả, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, người dân vẫn cần thực hiện nghiêm những quy định phòng chống dịch, hạn chế việc tụ tập ko cần thiết, tiếp tục chung sức đồng lòng cùng các cấp uỷ đảng, chính quyền đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Liên quan đến việc xử lý các điểm dịch tại TP Bắc Ninh, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh phòng, chống dịch COVID-19 đã họp với Thành ủy, UBND TP Bắc Ninh để thống nhất các phương án. Chủ trì và chỉ đạo có Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Trưởng bộ phận thường trực và ông Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh cùng Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Bắc Ninh và lãnh đạo 19 phường của TP Bắc Ninh.

Cuộc sống trong khu cách ly Gò Vấp, cô bán hàng quàng 2 khẩu trang

Người dân quận Gò Vấp, TP.HCM dần quen với nhịp sống bình lặng khi bước sang ngày thứ 10 cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng dịch COVID-19. 

Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang
Hôm nay (9/6), toàn quận Gò Vấp bước sang ngày thứ 10 cách ly xã hội; trong đó, có 40 điểm phong tỏa nằm trên 14/16 phường. Hơn 600.000 người dân đã dần thích nghi được với cuộc sống thời giãn cách, để cùng chung tay đẩy lùi bệnh dịch. 

Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-2
Tính đến ngày 8/6, quận Gò Vấp ghi nhận hơn 90 ca Covid-19. Trong đó, liên quan chùm lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng là 88, quán bánh canh O Thanh là 2. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-3
Tổng số người được cách ly tập trung (F1) tại Trung tâm Y tế quận là 113, chuyển đi TP là 304 trường hợp. Sau 10 ngày thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16, quận Gò Vấp khá vắng lặng. Người dân ra đường mang khẩu trang, giữ khoảng cách để phòng dịch COVID-19. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-4
Những nơi ít có ca nhiễm được buôn bán bình thường nhưng phải đảm bảo phòng dịch COVID-19. Có 7 chợ và 7 siêu thị được hoạt động để phục các mặt hàng nhu yếu phẩm hằng ngày cho người dân
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-5
Tuy nhiên, tình trạng người dân và các phương tiện giao thông đường bộ ra, vào địa bàn quận vào giờ cao điểm còn đông, gây nhiều khó khăn cho lực lượng kiểm soát, đôi khi làm ùn ứ giao thông, không đảm bảo cho việc giãn cách tối thiểu 2m. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-6
Sau những ngày cách ly ban đầu còn lúng túng, đến nay các chốt chặn ra vào quận đã đi vào ổn định. Công tác kiểm soát dịch bệnh, lượng phương tiện giao thông giảm. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-7
Theo báo cáo, quận đang giám sát chặt chẽ các trường hợp F2. Trung tâm Y tế đang cách ly theo dõi 444 trường hợp (71 trường hợp đã chuyển đi cách ly tại khách sạn; 373 trường hợp chuyển các khu cách ly tập trung khác; 23 trường hợp đang chờ đi cách ly tập trung), các phường đang tiếp tục cập nhật F2. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-8
Cuộc sống của người dân dần ổn định trong trạng thái bình thường mới. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-9
Lực lượng chức năng túc trực bên con hẻm buộc phải phong tỏa trên đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp. 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-10
 Chị Nguyễn Thị Hồng, buôn bán tạp hóa trong chợ phường 17, Gò Vấp cho biết sức mua người dân giảm đi một nửa đến 1/3 ngày thường vì người dân sợ dịch không dám đến mua. Bản thân chị cũng đeo 2 chiếc khẩu trang, phải đợi đến khi giữa trưa, vắng khách mới dám rửa tay ăn uống vì cũng sợ dịch lây đến mình.
 
Cuoc song trong khu cach ly Go Vap, co ban hang quang 2 khau trang-Hinh-11
Hiện có hơn 230.000 người được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó 25.970 có kết quả âm tính, 90 ca có xét nghiệm dương tính.