TP HCM: Bi hài trẻ gãy tay được bác sĩ chữa trật khớp, bong gân

Bệnh nhi gãy tay nhưng các bác sỹ dù đã chụp X. Quang đến 2 lần vẫn đều chẩn đoán trật khớp, bong gân.

Theo phản ánh của ông P.Q.L. (ngụ phường 24, quận Bình Thạnh, TPHCM), bé P.T.A.D. (4 tuổi, con trai của ông) bị ngã ngày 11/8. Sau đó, bé kêu đau tay trái, cử động khó khăn. Nghi ngờ con bị gãy tay, ông L. đưa bé D. đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM kiểm tra.
Sau khi thăm khám, bác sĩ tại đây chỉ định cho bệnh nhi chụp X-quang và được kết luận bé D. không bị gãy tay, mà chỉ bị rạn, cong xương và cho đi bó bột.
Người nói gãy, kẻ bảo không
Ông L. cho biết, dù bó bột, nhưng về nhà con trai ông vẫn quấy khóc vì đau, tay trái vẫn không cử động được. Một ngày sau, tay bé D. sưng to. Ngay lập tức, trong ngày 12/8, ông đưa con trở lại Bệnh viện Nhi đồng 2. Một bác sĩ khác cho đi cưa bột và lại chụp X-quang.
Lạ lùng thay với kết quả chụp lần này, bác sĩ vẫn xác định tay cháu “không có sao” (?). Bác sĩ cho rằng bé D. bị rạn xương và chỉ định bó lại nẹp nhẹ. “Về nhà, nó không kêu đau nữa. Đến 3 ngày sau đi tái khám, bác sĩ mới yêu cầu tôi tháo nẹp ra. Bác sĩ này sờ nắn tay con tôi rồi bảo cháu chỉ bị trật khớp, bong gân, giãn khớp và dây chằng”, ông L. kể. Tuy nhiên, về nhà được 5 ngày, tay bé D. vẫn đau và không thể nhấc lên cao.
“Tay cháu cứ lủng lẳng như không có xương ở bả vai. Tôi quyết định cho con đi khám và chụp hình lần nữa”, ông L. nói. Và cả nhà đã vô cùng bất bình khi lần kiểm tra này cho kết quả bé D. bị gãy tay.
Hình ảnh trên phim X-quang cho thấy xương cánh tay trái của bệnh nhi bị gãy rời. Xem lại phim X-quang ban đầu cũng thấy tương tự.
“Chính bác sĩ chẩn đoán hình ảnh ban đầu cũng đã xác định gãy, nhưng không hiểu tại sao các bác sĩ khám thì bảo rằng không? Thật không thể tưởng tượng nổi sự cẩu thả này”, ông L. bức xúc.
TP HCM: Bi hai tre gay tay duoc bac si chua trat khop, bong gan
 
TP HCM: Bi hai tre gay tay duoc bac si chua trat khop, bong gan-Hinh-2
 Hình ảnh các giấy tờ liên quan do gia đình cung cấp.
Khoanh lộn vị trí chụp X-quang?
Trao đổi với báo chí, Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, ngay sau khi biết vụ việc, lãnh đạo bệnh viện đã mời gia đình ông L. đến để thăm hỏi bé D. và xác minh thông tin. Bước đầu, bệnh viện nhận thấy có sự sai sót của bác sĩ.
Cụ thể, khi khoanh vùng để chụp X-quang cho bệnh nhi, bước đầu bác sĩ xác định vị trí tổn thương là đầu trên xương cánh tay trái của bé D. bị gãy. Nhưng khi chụp X-quang, bác sĩ và nhân viên chụp lại “khoanh vùng” vị trí chụp là khủy tay trái của cháu.
Do không phát hiện ra tổn thương, bác sĩ đã chọn danh mục “trật khớp, bong gân, giãn khớp và dây chằng” được cài đặt sẵn trong phần mềm trên máy tính để ra toa thuốc.
Đại diện bệnh viện cho rằng đây là một sự cố rất đáng tiếc. Bệnh viện đã gửi lời xin lỗi tới gia đình. Đồng thời, cử bác sĩ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe bé D. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đã rà soát lại quy trình khám và điều trị...
Hiện sức khỏe của bé D. đã ổ định. Bệnh viện hứa sẽ tiếp tục theo dõi quá trình phục hồi của bệnh nhi để có những chỉ định phù hợp sau này. Bé D. sẽ được tái khám hàng tuần. Sau 3 tuần, nếu tình trạng tay trái không phục hồi hiệu quả, có thể bệnh viện sẽ tiến hành mổ xếp xương cho cháu bé.
Được biết, trong ngày 24/8, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ họp hội đồng khoa học để kiểm thảo lại trường hợp trên nhằm làm rõ nguyên nhân, và xác định trách nhiệm cá nhân liên quan.

Bé 4 tuổi tử vong vì thói quen luộc trứng của bà nội, nỗi ân hận quá muộn màng

Bà nội vội vàng lấy hết giỏ trứng gà trong nhà đem luộc thành trứng lòng đào cho Dương Dương ăn. Phần trứng cháu ăn không hết, bà nội lại cho vào tủ lạnh, mỗi ngày đều lấy ra cho cháu trai ăn.

Bé Dương Dương 4 tuổi người Quảng Châu, Trung Quốc được giao cho bà nội chăm sóc vì công việc của bố mẹ quá bận rộn. Dương Dương đối với bà nội chính là một bảo bối, do vậy cậu bé muốn gì đều được nấy. Có lần, bà nội đột nhiên phát hiện Dương Dương thích ăn trứng gà luộc lòng đào (lòng đỏ chưa chín hẳn), bà nội rất vui. Sau đó, bà vội vàng lấy hết giỏ trứng gà trong nhà đem luộc thành trứng lòng đào cho Dương Dương ăn. Phần trứng cháu ăn không hết, bà nội lại cho vào tủ lạnh, mỗi ngày đều lấy ra cho cháu trai ăn.

Tuy nhiên, vài ngày trôi qua, thấy cháu xuất hiện tình trạng ngất xỉu, toàn thân yếu ớt, quá sợ hãi nên bà nội đã vội vàng gọi điện cho bố mẹ cậu bé về đưa Dương Dương đến bệnh viện. Bác sĩ mặc dù đã nỗ lực cấp cứu nhưng không thành công, cuối cùng Dương Dương đã qua đời.

Be 4 tuoi tu vong vi thoi quen luoc trung cua ba noi, noi an han qua muon mang

Bức ảnh Dương Dương khi còn nhỏ được bà bế đi chơi

Sau khi bác sĩ tìm hiểu chế độ ăn uống hàng ngày của Dương Dương đã tìm ra nguyên nhân. Do lòng đỏ trứng gà không được nấu chín, cộng với việc để trong tủ lạnh quá lâu, sản sinh lượng lớn vi khuẩn, trong đó tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là khuẩn Salmonella. Khi trứng bị nhiễm khuẩn không màu không mùi, do đó chúng ta không thể phân biệt được bằng mắt thường.

Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn này, thông thường từ 8 – 72 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng như tiêu chảy, sốt và toàn thân yếu ớt, không có lực. Khả năng miễn dịch của trẻ thấp nên khi nhiễm loại vi khuẩn này dễ dẫn đến mất mạng.

Be 4 tuoi tu vong vi thoi quen luoc trung cua ba noi, noi an han qua muon mang-Hinh-2

Trứng rất bổ dưỡng nhưng dễ bị vi khuẩn xâm nhập

Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, nhưng vạn lần không được cho trẻ ăn bừa bãi. Bác sĩ nhắc nhở, lòng đỏ trứng chưa chín không những không thể cho trẻ ăn, mà trứng gà cũng không thể tùy tiện thêm các thứ khác vào. Do đó, vì lợi ích của trẻ, cha mẹ hãy cho trẻ ăn trứng cẩn thận.

Chuyên gia chia sẻ cho trẻ ăn trứng đúng cách như sau:

Trẻ 6-7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà mỗi bữa, 1-2 lần một tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: Ăn một lòng đỏ mỗi bữa, 2-3 bữa trứng một tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: Ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần, ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn mỗi ngày một quả.

Cách chế biến trứng tốt nhất là luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin ít bị mất đi ít, phòng nhiễm khuẩn...

Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Thanh niên đánh gãy tay CSGT, cầm gạch ném người đi đường

Tại cơ quan điều tra, thanh niên đánh gãy tay CSGT, cầm gạch ném người đi đường đã khai nhận hành vi phạm tội của mình là do say rượu.

Khoảng 21h ngày 5/10, tổ công tác do trung tá Phạm Văn Tuyến - Đội phó Đội CSGT số 14 (thuộc Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội) chỉ huy làm nhiệm vụ đảm bảo ATGT tại khu vực đầu đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và phát hiện một nam thanh niên có biểu hiện bất thường.