Top 19 doanh nghiệp lỗ trăm, ngàn tỷ năm 2022

(Vietnamdaily) - Có 81/703 doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2022 với tổng số hơn 21.200 tỷ đồng.

Theo số liệu cập nhật đến ngày 5/2/2023, trên cả hai sàn HoSE và HNX ghi nhận 703 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 4/2022.
Theo đó có 81 doanh nghiệp báo lỗ trong năm 2022 với tổng số hơn 21.200 tỷ đồng. Trong top 19 doanh nghiệp báo lỗ từ hàng trăm tỷ trở lên, chỉ có HVN và HNG là tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh âm như năm trước đó, còn lại ghi nhận năm trước vẫn có lãi khả quan.
Riêng Vietnam Airlines (HVN) đã chiếm 50% tổng số lỗ này với 10.452 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn mức lỗ của năm 2021 (-12.907 tỷ) và 2020 (-10.927 tỷ), nâng lỗ luỹ kế lên tới 34.200 tỷ đồng.
"Á quân" về thua lỗ năm 2022 chính là HAGL Agrico (HNG) với hơn 3.565 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2021, nâng lỗ luỹ kế lên 6.800 tỷ đồng. Số lỗ năm qua của HAGL tập trung chủ yếu ở quý 4 với gần 2.800 tỷ đồng do ghi nhận chi phí chuyển đổi vừan cây.
Theo HNG, tại ngày 31/12/2022, Công ty ghi nhận chi phí chuyển đổi vườn cây từ năm 2020 trở về trước nhưng chưa hạch toán bao gồm cây cao su, cọ dầu và cây ăn trái.
Ngoài ra, ảnh hưởng bão Noru thời điểm tháng 9/2022 và tình trạng thiếu hụt lao động ở Lào dẫn đến sản lượng chuối giảm mạnh 68%. Các chi phí đầu vào là phân bón và chi phí vận chuyển tăng cũng là nguyên nhân khiến HNG chịu thua lỗ.
Cũng xếp ở top 3 lỗ ngàn tỷ chính là Pomina (POM) với 1.167 tỷ đồng, nguyên nhân do tín dụng ngân hàng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu nhập về còn cao và nhu cầu tiêu thụ thép giảm mạnh. 
Top 19 doanh nghiep lo tram, ngan ty nam 2022
 19 doanh nghiệp lỗ trên trăm tỷ năm 2022 (số liệu tính đến ngày 5/2/2023). Đvt: Tỷ đồng
Các ngành có diễn biến tích cực và kém tích cực trong năm 2022
Theo Chứng khoán Bản Việt (VCSC), đóng góp tuyệt đối lớn nhất theo ngành vào tăng trưởng LNST chung năm 2022 trong danh mục theo dõi của VCSC là nhóm ngành Tài chính và Dầu khí, xếp tiếp theo là Công nghiệp & Đa ngành và Giao thông Vận tải.
3 ngành này cũng có tốc độ tăng trưởng cao nhất so cùng kỳ, với LNST ngành Dầu khí tăng 72%, Công nghiệp & Đa ngành tăng 42% và Tài chính tăng 34%. Trong khi ngành Giao thông Vận tải có thay đổi tuyệt đối dương trong LNST là 6,4 nghìn tỷ đồng, ngành này lại ghi nhận một khoản lỗ ròng khác trong năm 2022 do các hãng hàng không HVN và VJC báo cáo lỗ ròng.
Các nhóm ngành có diễn biến kém tích cực, tính theo cả thay đổi tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm (-80%), là ngành Vật liệu với LNST giảm mạnh tại công ty thép đầu ngành là HPG và lỗ ròng tại các nhà sản xuất tôn mạ HSG và NKG (dựa trên dữ liệu năm 2022 cho HSG với năm tài chính đến tháng 9/2022).
Ngành Tiêu dùng (-9%) và Bất động sản (-1%) cũng có LNST giảm so năm trước.
Top 19 doanh nghiep lo tram, ngan ty nam 2022-Hinh-2
Lợi nhuận sau thuế ngành Vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất 2022 
Theo VCSC, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng chính đối với diễn biến lợi nhuận tương đối theo ngành trong suốt năm 2022 bao gồm việc mở cửa lại nền kinh tế trong nước và biên giới quốc tế sau đại dịch COVID-19, cũng như những thay đổi đáng kể về giá nguyên liệu chính trung bình trên cơ sở so cùng kỳ (giá dầu thô cao hơn, giá thép thấp hơn).
Trong nửa cuối năm 2022, tác động tiêu cực của lãi suất cao hơn sau 2 đợt tăng lãi suất điều hành 100 điểm cơ bản từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tháng 9 và tháng 10, cũng như biến động tỷ giá USD/VND đã tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các công ty có đòn bẩy tài chính cao và/hoặc vay USD không phòng hộ rủi ro tỷ giá. 
Mặc dù tổng LNST báo cáo năm 2022 trong danh mục theo dõi của VCSC thấp hơn 3% so với dự báo, nhưng VCSC không xem đây là rủi ro lớn.
Các thách thức bao gồm 1) tác động của việc tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2022 và liệu NHNN có thêm các biện pháp điều hành tỷ giá nhằm kiểm soát lạm phát và 2) những thách thức mới đối với lĩnh vực bất động sản và cải cách các quy định về trái phiếu doanh nghiệp vào năm 2022.
Tuy nhiên, ở mặt tích cực, những diễn biến vĩ mô toàn cầu thời gian quan, chẳng hạn như diễn biến của các đợt tăng lãi suất và phát biểu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác cũng như dữ liệu kinh tế của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương đều cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của VCSC.

Vietcombank, BIDV và VietinBank được hưởng lợi từ Thông tư 26?

(Vietnamdaily) - VNDirect cho rằng các NHTM quốc doanh như Vietcombank, BIDV, VietinBank sẽ được hưởng lợi từ Thông tư 26/2022 mới.

Ngày 31/12/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 26/2022 (TT 22/2019 sửa đổi) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ cho vay/huy động vốn (LDR) tại các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, Thông tư 26/2022 mới vẫn giữ nguyên cách tính tổng cho vay và quy định trần tỷ lệ LDR duy trì ở mức 85%. 

Ông Vicente Nguyễn - CIO AFC Vietnam Fund: Tôi từng giữ cổ phiếu 11 năm để bán hòa vốn

(Vietnamdaily) - "Tôi mua cổ phiếu HDBank (HDB) năm 2007 với giá 70.000 đồng/cổ phiếu trên sàn OTC. Sau khoảng hơn 1 năm, cổ phiếu  đó chỉ còn khoảng 7.000 - 8.000 đồng/cổ phiếu", ông Vicente Nguyễn - CIO AFC Vietnam Fund chia sẻ.

PV: Với góc nhìn của Giám đốc đầu tư AFC Vietnam Fund, ông nhận định thế nào tình hình thị trường chứng khoán trong năm 2023?

HPX: Vợ chồng Chủ tịch Đỗ Quý Hải tiếp tục bị 'call margin', 2 lãnh đạo từ nhiệm

(Vietnamdaily) - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX) Đỗ Quý Hải cùng vợ là bà Chu Thị Lương tiếp tục bị bán giải chấp cổ phiếu.

Theo đó, trong phiên 1/2, ông Đỗ Quý Hải đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp 1,48 triệu cổ phiếu HPX, trong khi bà Chu Thị Lương cũng bị bán ra gần 1,21 triệu cổ phiếu với cùng lý do tương tự.

Tạm lấy giá chốt phiên 5.300 đồng/cp, số cổ phiếu bị giải chấp của vợ chồng Chủ tịch có giá trị gần 14,25 tỷ đồng.

Các giao dịch này nâng tổng số cổ phiếu HPX bị bán giải chấp của ông Hải cùng các thành viên khác trong gia đình lên xấp xỉ 73 triệu đơn vị, tương đương gần 24% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

HPX: Vo chong Chu tich Do Quy Hai tiep tuc bi 'call margin', 2 lanh dao tu nhiem
 Ông Đỗ Quý Hải liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu.

Dù mất lượng lớn sở hữu khi liên tục bị bán giải chấp cổ phiếu, bản thân ông Đỗ Quý Hải cũng chủ động bán ra lượng lớn cổ phiếu HPX.

Cụ thể, trong 2 ngày 27/12/2022 và 28/12/2022, Chủ tịch HĐQT của Hải Phát đã bán thành công 10 triệu cổ phiếu HPX bằng phương pháp khớp lệnh.

Ngay sau đó, ông Hải đăng ký bán thêm 8 triệu cổ phiếu HPX với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 5/1-3/2 và sẽ hạ sở hữu của ông tại Hải Phát xuống còn 14,72% vốn điều lệ.

Ở một diễn biến khác, Hải Phát mới công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Đinh Thế Quỳnh và ông Phạm Huy Thông, sau khi 2 nhân sự này nộp đơn từ nhiệm vào ngày 1/2.

2 lãnh đạo với thâm niên lâu năm tại Hải Phát nộp đơn từ nhiệm trong bối cảnh công ty của Chủ tịch Đỗ Quý Hải đang gặp nhiều khó khăn.

Riêng về hoạt động kinh doanh, trong quý 4/2022, doanh thu hợp nhất của Hải Phát đạt mức 329 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ, lãi sau thuế cũng giảm đến 86% về 19,23 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, HPX ghi nhận tổng doanh thu 1.635 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 142 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và giảm 57% so với cùng kỳ 2021.