Tổng Thư ký Quốc hội: “Không thể lobby được gần 500 đại biểu”

(Kiến Thức) - Trước câu hỏi về việc có ĐBQH được DN rượu bia mời đi tham quan cơ sở sản xuất ở nước ngoài, sau đó về có phát biểu đứng trên lập trường ủng hộ, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc đã có chia sẻ rất thẳng thắn.

Chiều 10/6, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội đã có cuộc trao đổi với báo chí liên quan đến dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sắp được biểu quyết thông qua vào ngày 14/6. Việc cung cấp thông tin này theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là nhằm làm rõ những “hiểu lầm” của dư luận về dự luật này.
Chưa đưa vào luật quy định “Đã uống rượu bia thì không lái xe”
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định việc xin ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia mới đây chỉ là xin ý kiến về các phương án chứ không phải để thông qua điều này trong Dự án luật này và việc xin ý kiến là cơ sở để hoàn chỉnh dự án luật.
Tổng thư ký Quốc hội cũng nhấn mạnh quy định của luật hiện hành, như Luật Giao thông đường bộ, đã rõ nên có thể căn cứ vào đây để xử lý.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, về xử phạt, Thường vụ Quốc hội đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 46 về xử phạt giao thông đường bộ.
Tong Thu ky Quoc hoi: “Khong the lobby duoc gan 500 dai bieu”
 Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
“Trong nghị quyết chung về kỳ họp, Quốc hội sẽ giao Chính phủ nghiên cứu tăng mức xử phạt với tài xế uống rượu bia lái xe. Ví dụ, hình thức xử phạt có thể nâng thời gian tước giấy phép lái xe, hoặc có thể là tước giấy phép lái xe vĩnh viễn với các trường hợp lái xe uống rượu bia gây tai nạn, để đảm bảo tính răn đe ”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, việc chưa đưa vào quy định "Đã uống rượu bia thì không lái xe" không có nghĩa là pháp luật Việt Nam thiếu chế tài cho các hành vi uống rượu bia tham gia giao thông, mà hiện đã có đầy đủ trong các luật, nghị định, quy định hiện hành.
Không thể lobby được gần 500 đại biểu Quốc hội
Trả lời câu hỏi về dư luận nghi ngờ có lợi ích nhóm chi phối tác động dự án Luật này, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội - ông Bùi Sỹ Lợi (đại diện cơ quan thẩm tra) cho rằng, xung quanh câu chuyện có lực lượng nọ kia lobby dự án luật "không có khi nào làm luật mà có nhiều ý kiến như lần này".
“Về lợi ích, các đơn vị lobby "là quyền của người ta”. Tuy nhiên, không phải vì anh sản xuất bia có yêu cầu mà theo anh sản xuất bia, hay người dân có yêu cầu theo người dân toàn bộ. Quan trọng là phải đảm bảo lợi ích cân bằng giữa các bên, không thể thiên về bên nào”, ông Bùi Sỹ Lợi nói.
Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, trong quá trình làm luật, có 13 cơ quan, tổ chức gửi báo cáo và cho đến nay vẫn còn cơ quan "nghe việc này, việc kia có văn bản" nêu ý kiến, dù có phương án đã tiếp thu rồi và đến nay ý kiến của Quốc hội "cơ bản đã thống nhất".
Tại buổi trao đổi, PV phản ánh hiện tượng, có đại biểu Quốc hội được doanh nghiệp rượu bia mời đi tham quan các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, châu Âu, và sau đó về có phát biểu đứng trên lập trường ủng hộ sự phát triển của doanh nghiệp rượu bia. Vậy đâu là quy định để ngăn chặn nhóm lợi ích đó tác động đến đại biểu?
Trả lời câu hỏi trên, bản thân ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ, chính ông cũng được đặt trong nhóm “nhóm vận động cho lợi ích của doanh nghiệp rượu, bia”. Tuy nhiên, “Rất tiếc dự án luật này được giao cho một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội chủ trì chứ không phải tôi".
Thậm chí, ông Lợi thừa nhận được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài mời chủ trì hội thảo.
"Tôi phải nói rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài mời tôi chủ trì hội thảo về rượu bia, tôi chưa dự một cuộc nào hết. Về mặt nguyên tắc, anh không được để cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức mời đi với tư cách nghiên cứu mang tính chất lobby. Còn đi nghiên cứu, Bộ Y tế mời chúng tôi có cử một số Ủy viên thường trực đi, nhưng với tư cách nghiên cứu về chính sách, kinh nghiệm thì Ủy ban có cử đi.. Còn đại biểu đi do doanh nghiệp, tổ chức mời mà không phải nghiên cứu chính sách hay có tính chất lobby là không đúng tinh thần và Quốc hội cũng không cho phép như vậy", ông Lợi nói.
Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nói thêm, có thể vài đại biểu đi khảo sát, nhưng nếu nói về việc vận động thì “làm sao mà lobby được gần 500 đại biểu Quốc hội”. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng khẳng định quy trình xây dựng luật rất chặt chẽ, muốn cũng không được.
“Tôi nghĩ không có chuyện như thế. Anh đi về rồi bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thì không phải. Chúng ta phải cân bằng, đảm bảo quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước”, Tổng Thư ký Quốc hội nêu quan điểm.
Ông Phúc cũng nói, nếu có như phóng viên nói, cũng chỉ mời một vài người đi khảo sát "chứ làm sao có thể lobby được tất cả đại biểu? Hiện nay, quy trình xây dựng luật rất chặt chẽ, anh có muốn cũng không được”.
Đứng từ phía cơ quan thẩm tra, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết thêm, đến nay cơ quan soạn thảo luật đã cơ bản tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội để tăng cường, ngăn chặn lạm dụng rượu bia gây ra tai nạn giao thông. Ông cho biết theo đề nghị của Thủ tướng, sẽ có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm rượu, bia.
Cùng với đó, luật sẽ quy định khuyến khích các giải pháp cấm người tham gia giao thông điều khiển tất cả các loại phương tiện khi sử dụng đồ uống có cồn.
“Điều này sẽ không có tính chất pháp lý cao mà chỉ mang tính chất khuyến khích, tuyên truyền, giáo dục”, ông Lợi nói.

Công an khám xét chỗ ở của bị can Trương Duy Nhất

(Kiến Thức) - Ngày 10/6, công an và nhiều xe công vụ đến nhà ông Trương Duy Nhất trên đường Tống Phước Phổ (Đà Nẵng) thực thi lệnh khám xét vì có liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ tức vũ "nhôm".

Tiếp tục điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do bị can Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng, ngày 10/6/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét chỗ ở của bị can Trương Duy Nhất, nguyên Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết (giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011) tại thành phố Đà Nẵng.
Cong an kham xet cho o cua bi can Truong Duy Nhat
Bị can Trương Duy Nhất. 
Trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cho biết nhà chức trách đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Trương Duy Nhất để điều tra về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.

“Bỏ tù” người say xỉn lái xe, đẩy lùi tai nạn giao thông

(Kiến Thức) - Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, nguyên nhân chính do tài xế xay xỉn, dùng ma tuý gây ra, khiến người dân rất hoang mang. Đã đến lúc chúng ta “bỏ tù” những người có hành vi này.

Hậu quả của rượu bia trong tai nạn thương tích được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu nghiên cứu ở các nước kinh tế phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vai trò của rượu bia liên quan đến tai nạn thương tích đặc biệt đáng báo động ở các nước đang phát triển, nơi mà việc tiêu thụ rượu bia và tai nạn thương tích ngày càng tăng trong khi các chính sách về y tế công cộng vẫn còn tỏ ra thiếu hiệu quả.
Ở Việt Nam, tai nạn giao thông đường bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chấn thương và tử vong. Hơn một triệu người trên thế giới tử vong và hàng chục triệu người bị chấn thương mỗi năm do tai nạn giao thông đường bộ.

2 nhóm học sinh mang dao kiếm hỗn chiến kinh hoàng

(Kiến Thức) - Hàng chục học sinh ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk) mang kiếm, tuýp sắt, côn nhị khúc lao vào hỗn chiến nhau kinh hoàng chỉ vì nói xấu nhau và lời thách thức trên facebook. 

Công an huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk vừa triệu tập 21 học sinh đang theo học tại các trường ở huyện này để làm rõ vụ hỗn chiến kinh hoàng bằng dao kiếm giữa 2 nhóm học sinh khiến 1 người nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

2 nhom hoc sinh mang dao kiem hon chien kinh hoang
Các học sinh tại cơ quan điều tra.