Tổng thống Trump: Số người chết vì COVID-19 của Trung Quốc cao hơn Mỹ

Tổng thống Trump cho rằng, số ca mắc COVID-19 của Trung Quốc "cao hơn nhiều" sau khi Vũ Hán điều chỉnh số liệu, và cao hơn ở Mỹ.

"Trung Quốc vừa tuyên bố số người chết ở Vũ Hán tăng gấp đôi vì 'kẻ thù vô hình' COVID-19. Nó cao hơn thế và cao nhiều hơn Mỹ", ông Trump viết trên Twitter.
Tuyên bố của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi thành phố Vũ Hán, tâm dịch của Trung Quốc bất ngờ sửa số liệu khiến số người thiệt mạng vì COVID-19 tăng thêm 1.290 trường hợp.
Tính tới hết 16/4, Vũ Hán ghi nhận 3.869 người thiệt mạng vì COVID-19, tăng thêm 1.290 trường hợp so với con số 2.579 trước đó. Như vậy số người chết ở Vũ Hán tăng gấp rưỡi so với thống kê trước đó. Số người mắc bệnh cũng tăng thêm 325 trường hợp, lên 50.333.
Mỹ hiện là quốc gia ghi nhận số người thiệt mạng vì COVID-19 nhiều nhất thế giới với 33.000 trường hợp. Tính tới hết ngày 17/4, Trung Quốc báo cáo 4.632 chết vì virus SARS-CoV-2.
Tong thong Trump: So nguoi chet vi COVID-19 cua Trung Quoc cao hon My
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: NYT)
Trong một thông báo mới nhất, cơ quan phụ trách phòng chống dịch COVID-19 ở Vũ Hán cho biết các sửa đổi trên được thực hiện theo luật pháp và quy định liên quan.
"Điều này đảm bảo rằng thông tin về dịch của thành phố là công khai và minh bạch, các dữ liệu là chính xác", thông báo nhấn mạnh.
Giải thích nguyên nhân của việc thay đổi số liệu này, thông báo trên đưa ra 4 lý do. Thứ nhất, một số bệnh nhân mắc COVID-19 không được điều trị tại bệnh viện mà thiệt mạng tại nhà nhưng được báo cáo.
Thứ hai, nhân viên y tế tại nhiều bệnh viện do tất bật việc cứu chữa cho bệnh nhân nên báo cáo muộn, sai hoặc có nhầm lẫn. Thứ ba, một số bệnh viện điều trị cho các bệnh nhân không liên kết với mạng thông tin dịch bệnh và không báo cáo dữ liệu kịp thời.
Và cuối cùng, thông tin trên giấy báo tử của bệnh nhân nhiễm bệnh không chính xác.
Một quan chức của cơ quan y tế Vũ Hán cho biết, giới chức thành phố đã thành lập một nhóm điều tra dữ liệu và dịch tễ học liên quan tới dịch bệnh.
Nhóm này sử dụng thông tin từ các hệ thống trực tuyến và thu thập dữ liệu từ các địa điểm liên quan tới dịch bệnh để đảm bảo sự minh bạch về mọi trường hợp và mọi con số đều khách quan và chính xác, quan chức này cho biết.
Không lâu sau khi số liệu mới được công bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định nước này "chưa bao giờ che đậy" dịch COVID-19 bùng phát và "không cho phép bất cứ sự che đậy nào".
Ông Triệu nói việc sửa đổi con số thống kê các ca bệnh ở Vũ Hán là kết quả của quá trình xác minh, nhằm đảm bảo tính chính xác và việc sửa đổi này chỉ là "một thông lệ quốc tế bình thường".
Bình luận về việc Trung Quốc sửa số liệu, Ngoại trưởng Pompeo cho biết nước này đang yêu cầu Trung Quốc giải thích. Ông Pompeo nói thêm rằng, Mỹ vẫn đang tìm cách để Trung Quốc cho các chuyên gia Mỹ tiếp cận một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi bị nghi làm phát tán virus đang lây nhiễm trên toàn thế giới.
Lãnh đạo Pháp, Anh cũng đặt ra hoài nghi về cách Trung Quốc quản lý khủng hoảng. Thậm chí Tổng thống Pháp Emmanuel Macron còn cho rằng là "thật ngây thơ" khi nghĩ Bắc Kinh đã xử lý tốt đại dịch.

Đàn ông Mỹ đổ xô đi gửi tinh trùng vì sợ COVID-19

Không chỉ lo nhiễm bệnh, đàn ông Mỹ còn sợ đại dịch sẽ hủy hoại khả năng di truyền của họ nên đổ xô đi đông lạnh tinh trùng.

Dù không được coi là dịch vụ thiết yếu, đông lạnh tinh trùng vẫn đắt khách trong mùa dịch COVID-19 tại Mỹ. Từ nhà, người dân có thể liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ như CryoChoice hay Dadi để nhận bộ dụng cụ đặc biệt. Sau khi sử dụng xong, họ gửi lại bộ dụng cụ kèm mẫu tinh trùng tới công ty để kiểm tra và trữ lạnh cho đến khi có nhu cầu sử dụng.

Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nCoV ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nhiều đàn ông muốn có con vẫn đề phòng sẵn. CryoChoice cho biết doanh thu của họ đã tăng 20% và hầu hết khách hàng bày tỏ nỗi lo lắng về virus.

Sự thật kinh ngạc về quần đảo khống chế tốt dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch, hiện chỉ có một người phải nhập viện điều trị vì COVID-19.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19
Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948. Quần đảo này được đánh giá là đang kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19 khi hiện tại chỉ có duy nhất một người phải nhập viện điều trị vì nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: AB. 

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-2
 Được biết, 10% dân số của quần đảo có 50.000 người này đã được xét nghiệm COVID-19. Tại đây, tất cả người đã tiếp xúc với 184 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên quần đảo đều được theo dõi và cách ly. Trong số những người bị nhiễm bệnh, 131 người đã bình phục hoàn toàn và chưa có ca nào tử vong. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ khác về quần đảo này. Ảnh: AB. 

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-3
 Không có nhà tù chính thức trên đảo Faroe. Một trung tâm giam giữ tại Mjørkadalur được sử dụng cho việc giam những tội phạm bị kết án tù có thời hạn ngắn. Các tù nhân với án tù hơn một năm rưỡi sẽ bị đưa tới các nhà tù ở Đan Mạch. Ảnh: Forbes.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-4
 Vào khoảng tháng 4/2019, Faroe tạm thời đóng cửa một phần quần đảo này để "trùng tu" lại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Khoảng 100 tình nguyện viện cùng người dân địa phương cùng tham gia chiến dịch quảng bá du lịch và sự bền vững của quần đảo này. Ảnh: Forbes.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-5
Dân số của Quần đảo Faroe chỉ khoảng 50.000 người, trong đó có hơn 300 phụ nữ đến từ Thái Lan và Philippines đang sinh sống trên đảo. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-6
 Năm 2006, National Geographic Traveler đã bầu chọn Faroe là quần đảo hấp dẫn nhất thế giới trong 111 "ứng cử viên". Ảnh: AB. 

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-7
 Sørvágsvatn là hồ nước lớn nhất quần đảo Faroe. Hồ này cao hơn mặt nước biển khoảng 30-40 mét. Ảnh: AB. 

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-8
 Niels Ryberg Finsen, một bác sĩ đến từ quần đảo Faroe, đã đoạt giải Nobel Y học năm 1903. Ảnh: Wikimedia Commons.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-9
 Theo Belfast Telegraph, chỉ có ba đèn giao thông trên Quần đảo Faroe. Tất cả đều được lắp đặt tại "thủ phủ" Torshavn và rất gần nhau. Ảnh: Forbes.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-10
 Đánh bắt cá là ngành công nghiệp quan trọng nhất của quần đảo, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp lớn thứ hai là du lịch. Ảnh: Forbes.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-11
 Quần đảo Faroe được tạo thành từ 18 hòn đảo. Dù bạn đứng ở bất cứ vị trí nào trên đảo, bạn cũng sẽ cách biển không quá 5 km. Ảnh: OJ.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-12
 Số lượng cừu trên đảo Faroe còn nhiều hơn cả dân số của quần đảo này. Ảnh: OJ.

Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-13
 Người dân ở Torshavn được đi xe buýt miễn phí. Ảnh: OJ.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Tỷ phú Bill Gates chỉ trích Tổng thống Trump vì cắt viện trợ WHO

Tỷ phú Bill Gates phản đối quyết định cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Tổng thống Mỹ Donald Trump và cho rằng đây là hành động "nguy hiểm".

Theo CNN, tỷ phú Bill Gates nhận định quyết định dừng tài trợ cho WHO của ông Trump vào thời điểm này là "rất nguy hiểm". "Công việc của WHO là làm chậm sự lây lan của dịch COVID-19. Nếu công việc đó bị dừng lại, không một tổ chức nào khác có thể thay thế họ. Thế giới cần WHO hơn bao giờ hết", nhà sáng lập Microsoft nhấn mạnh trên Twitter.

Hồi cuối tháng 1, WHO tuyên bố dịch virus corona khởi phát từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Một tuần sau tuyên bố, quỹ Bill and Melinda Gates cam kết ủng hộ 100 triệu USD để ngăn chặn dịch bệnh.