Tổng thống Trump cân nhắc Bàn Môn Điếm cho thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Bàn Môn Điếm, nơi vừa diễn ra thượng đỉnh liên Triều, là một địa điểm quan trọng, mang tính biểu tượng cho thượng đỉnh Mỹ - Triều hơn là một quốc gia thứ ba.

"Nhiều nước đang được cân nhắc cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng liệu nhà Hòa Bình/Tự Do, trên biên giới liên Triều, có phải là một địa điểm biểu tượng, quan trọng và trường cửu hơn một nước thứ ba hay không?", Tổng thống Trump viết trên Twitter cá nhân ngày 30/4.
Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó tiết lộ ít nhất 2 địa điểm đang được cân nhắc cho cuộc gặp lịch sử giữa ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Nếu Bàn Môn Điếm được lựa chọn, nó có thể sẽ trở thành chứng nhân lịch sử cho một kỷ nguyên hòa bình thực sự trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội trở thành đương kim lãnh đạo đầu tiên của Mỹ gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội trở thành đương kim lãnh đạo đầu tiên của Mỹ gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên - Ảnh: REUTERS 
Giới quan sát kỳ vọng cuộc gặp Mỹ-Triều sắp tới sẽ có thể đi tới quyết định chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh và ký hiệp ước hòa bình giữa hai miền Triều Tiên.
Để làm được điều này, cần phải có sự tham gia của ít nhất 4 bên thuộc hai phe đối nghịch trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) khi xưa, bao gồm Mỹ-Hàn Quốc và Trung Quốc-Triều Tiên.
Bàn Môn Điếm, nơi hai phe ký hiệp ước đình chiến năm 1953, 65 năm sau đang đứng trước cơ hội trở thành chứng nhân hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Nhà Tự Do của Hàn Quốc trong Bàn Môn Điếm nhìn từ phía Triều Tiên.
Nhà Tự Do của Hàn Quốc trong Bàn Môn Điếm nhìn từ phía Triều Tiên. 
Hôm 27-4, lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã gặp nhau tại nhà Hòa Bình của Hàn Quốc trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Kết quả của cuộc gặp là "Tuyên bố Bàn Môn Điếm về Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất trên bán đảo Triều Tiên", gọi tắt là Tuyên bố Bàn Môn Điếm.
Giới quan sát nhận định cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng được nhắc trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, bao gồm chấm dứt tình trạng đình chiến và thiết lập nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, cũng như vấn đề phi hạt nhân hòa Triều Tiên.
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không lặp lại sai lầm của chính quyền tiền nhiệm trong cuộc đàm phán về phi hạt nhân với Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết đang cân nhắc thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể là cuộc gặp giữa 3 hoặc 4 bên nhưng không nói rõ bên nào.
Trung Quốc hiện vẫn chưa lên tiếng về khả năng tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều. Chính quyền Bắc Kinh dẫu vậy luôn hoan nghênh các bước đi tích cực trên bán đảo Triều Tiên, bao gồm cuộc gặp Mỹ-Triều sắp sửa diễn ra.

Loạt ảnh về con trai cả của Tổng thống Mỹ Donald Trump

(Kiến Thức) - Con trai cả của Tổng thống Trump đã "sát cánh" cùng ông Trump trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump
 Con trai cả của Tổng thống Trump, Donald Trump Jr., đang vấp phải làn sóng chỉ trích liên quan đến cuộc gặp với một luật sư Nga có liên hệ với Điện Kremlin trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ảnh: Donald Trump Jr. tại Tháp Trump ở thành phố New York ngày 18/1/2017.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-2
 Có thể nói, Donald Trump Jr. đã “sát cánh” và hỗ trợ ông Trump trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng. Donald Trump Jr. liếc nhìn cha, Tổng thống Trump, khi ông tuyên thệ nhậm tại Điện Capitol ở Washington ngày 20/1/2017.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-3
Ông Trump ôm con trai cả trong cuộc vận động tranh cử ở St. Clairville, bang Ohio, ngày 28/6/2016. 

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-4
 Donald Trump Jr. và Ivanka Trump, con gái của Tổng thống Trump, có mặt trong lễ nhậm chức của cha họ tại Điện Capitol, thủ đô Washington, ngày 20/1/2017.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-5
 Ông Trump (giữa) rời khán đài cùng con rể Jared Kushner (trái) và con trai cả Donald Trump Jr. (phải) sau cuộc tranh luận với ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton tại Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, ngày 26/9/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-6
 Con trai cả của ông Trump rời Tháp Trump ở New York ngày 16/11/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-7
 Donald Trump Jr. đứng phía sau cha khi ông Trump chuẩn bị có bài phát biểu trước những người ủng hộ trong cuộc vận động tranh cử ở Manchester, New Hamshire, ngày 7/11/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-8
 Donald Trump Jr. theo dõi buổi tranh luận của các ứng viên Đảng Cộng hòa tại trường Saint Anselm ở Manchester ngày 6/2/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-9
 Donald Trump Jr và Eric Trump tại Cleveland, Ohio, hồi tháng 7/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-10
Donald Trump Jr (phải) vui mừng khi ông Trump trở thành ứng viên đại diện cho Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ ngày 21/7/2016.
Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-11
Con trai cả của ông Trump trao cuốn truyện tranh có chữ ký cho một đại biểu tại Hội nghị quốc gia của Đảng Cộng hòa ở Cleveland, Ohio, ngày 19/7/2016. 

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-12
 Cử chỉ thân thiết ông Trump dành cho con trai cả trong cuộc vận động tranh cử tại Đại học Regents ở Virginia ngày 24/2/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-13
Donald Trump Jr. đứng cạnh cha sau cuộc tranh luận của ông Trump với bà Hillary Clinton tại Đại học Hofstra ở Hempstead, New York, ngày 26/9/2016. 

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-14
 Donald Trump Jr. giơ tay cao sau khi nói về cha mình trong ngày thứ hai của Hội nghị quốc gia Đảng Cộng hòa ở Cleveland, bang Ohio, ngày 19/7/2016.

Loat anh ve con trai ca cua Tong thong My Donald Trump-Hinh-15
 Donald Trump Jr. đứng trên khán đài cùng cha sau khi ông Trump kết thúc buổi tranh luận với bà Clinton tại trường Đại học Hofstra ngày 26/9/2016. (Nguồn ảnh: Reuters).

Ai là người Tổng thống Trump không thể thay thế trong nội các?

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis có lẽ là nhân vật chủ chốt duy nhất còn lại trong nội các của Tổng thống Trump khi mà các quan chức cấp cao khác lần lượt "ra đi" trong hơn một năm cầm quyền của ông chủ Nhà Trắng.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền hồi tháng 1/2017 cho tới nay, đã có hơn 20 quan chức cấp cao thuộc nội các và đội ngũ cố vấn của ông Trump mất chức, trong đó phải kể đến sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson. Và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có lẽ là nhân vật chủ chốt duy nhất còn lại trong nội các của nhà lãnh đạo Mỹ này. Ảnh: Politico.
 Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền hồi tháng 1/2017 cho tới nay, đã có hơn 20 quan chức cấp cao thuộc nội các và đội ngũ cố vấn của ông Trump mất chức, trong đó phải kể đến sự ra đi của Ngoại trưởng Rex Tillerson. Và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có lẽ là nhân vật chủ chốt duy nhất còn lại trong nội các của nhà lãnh đạo Mỹ này. Ảnh: Politico.

Vào tháng 12/2016, Tướng Mattis, người đã phục vụ trong Quân đội Mỹ suốt 44 năm, được Tổng thống Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ông chính thức “đắc cử” vị trí này vào ngày 20/1/2017. Ảnh: Newsweek.
 Vào tháng 12/2016, Tướng Mattis, người đã phục vụ trong Quân đội Mỹ suốt 44 năm, được Tổng thống Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ông chính thức “đắc cử” vị trí này vào ngày 20/1/2017. Ảnh: Newsweek.

Trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tướng Mattis tập trung vào cuộc chiến chống phiến quân IS, giải quyết mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên cũng như ổn định tình hình tại Afghanistan. Ảnh: AP.
 Trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Tướng Mattis tập trung vào cuộc chiến chống phiến quân IS, giải quyết mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên cũng như ổn định tình hình tại Afghanistan. Ảnh: AP.

Có thể nói, Tướng Mattis là một trong những nhân vật lãnh đạo chủ chốt trong các hoạt động quan trọng nhất của Quân đội Mỹ trong suốt 20 năm qua. Ảnh: Getty Images.
Có thể nói, Tướng Mattis là một trong những nhân vật lãnh đạo chủ chốt trong các hoạt động quan trọng nhất của Quân đội Mỹ trong suốt 20 năm qua. Ảnh: Getty Images. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sinh ngày 8/9/1950 tại Pullman, Washington. Ông được đánh giá là người tận tậm với công việc và đất nước mình. Ảnh: CNN.
 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sinh ngày 8/9/1950 tại Pullman, Washington. Ông được đánh giá là người tận tậm với công việc và đất nước mình. Ảnh: CNN.

Trước khi nghỉ hưu vào năm 2013, Tướng Mattis giữ vị trí Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông và các khu vực khác. Ảnh: Getty.
 Trước khi nghỉ hưu vào năm 2013, Tướng Mattis giữ vị trí Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông và các khu vực khác. Ảnh: Getty.

Vị quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ từng chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự ở những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới. Ảnh: Zimbio.
 Vị quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ từng chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự ở những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới. Ảnh: Zimbio.

Ông tốt nghiệp Đại học Trung tâm Washington với tấm bằng cử nhân lịch sử năm 1971. Ảnh: Zimbio.
 Ông tốt nghiệp Đại học Trung tâm Washington với tấm bằng cử nhân lịch sử năm 1971. Ảnh: Zimbio.

Trong sự nghiệp của mình, Tướng Mattis từng đảm trách nhiều chức vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ. Được biết, ông từng chỉ huy Bộ Tư lệnh các lực lượng chung Mỹ kiêm Tư lệnh Đồng Minh chuyển đổi của NATO. Ảnh: Zimbio.
 Trong sự nghiệp của mình, Tướng Mattis từng đảm trách nhiều chức vụ trong Thủy quân lục chiến Mỹ. Được biết, ông từng chỉ huy Bộ Tư lệnh các lực lượng chung Mỹ kiêm Tư lệnh Đồng Minh chuyển đổi của NATO. Ảnh: Zimbio.

Về đời tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chưa kết hôn và không có con cái. Ảnh: Zimbio.
 Về đời tư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chưa kết hôn và không có con cái. Ảnh: Zimbio.