Tổng thống Putin: Trung Quốc là đối tác chiến lược lâu dài của Nga

(Kiến Thức) - Tại cuộc họp báo thường niên, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng Nga và Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài.

Theo Tân Hoa Xã, tại cuộc họp báo thường niên ngày 14/12, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Nga và Trung Quốc sẽ duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian dài, cho dù cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 có kết quả như thế nào.
Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ở Moscow, Nga, hôm 14/12. Ảnh: THX.
 Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp báo thường niên ở Moscow, Nga, hôm 14/12. Ảnh: THX.
“Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng việc phát triển mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc nhận được sự đồng thuận của toàn nước Nga và bất kể kết quả cuộc bầu cử tổng thống (năm 2018) ra sao thì Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác chiến lược lâu dài của Moscow”,  Tổng thống Putin nói.
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc là đối tác thương mại và kinh tế lớn của Nga. Được biết, trong ba quý đầu năm 2017, khối lượng thương mại giữa Nga và Trung Quốc  đạt mức 61,4 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mời quý độc giả xem video "Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Nga gặp Tổng thống Putin năm 2015". (Nguồn: RT)
Trước đó, vào lúc 12h ngày 14/12 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Putin đã tổ chức cuộc họp báo lớn hàng năm để tổng kết những vấn đề quan trọng trong nước và quốc tế năm 2017.
Được biết, cuộc họp báo lần thứ 13 này, với sự tham dự của hơn 1.600 phóng viên, cũng là cuộc họp cuối trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Putin.

"Trung Quốc ở đỉnh tam giác chiến lược" Mỹ-Nga-Trung

(Kiến Thức) - Về tương quan lực lượng Mỹ-Nga-Trung trên thế giới, báo Le Figaro số ra ngày 11/4 đăng bài “Trung Quốc ở đỉnh tam giác chiến lược” của nhà báo Renaud Girard.

Nhà báo Renaud Girard là một chuyên gia quan hệ quốc tế và là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Á.
Đầu tiên, tác giả bài viết nhắc lại khái niệm về “tam giác chiến lược” do cựu ngoại trưởng Mỹ Henri Kissinger đưa ra vào đầu những năm 1970, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh và bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc trở nên nghiêm trọng. Để xích lại gần Trung Quốc và ngăn chặn không cho Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong các cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc, ông Kissinger quan niệm rằng, trong quan hệ tay ba Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc, điều quan trọng là Mỹ phải ở vị trí đỉnh của tam giác chiến lược này và hai cạnh bên phải ngắn hơn cạnh đáy của tam giác. Diễn giải nôm na, cần phải vận động để Mỹ xích lại gần Trung Quốc và gần Liên Xô, nhưng không nên để Trung Quốc và Liên Xô xích lại với nhau.

Đức cảnh báo Donald Trump đẩy EU về phía Nga-Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chính phủ Đức cảnh báo rằng việc Tổng thống Donald Trump rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ đẩy Liên minh Châu Âu về phía Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ tuyên bố không công nhận việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015, trong bài phát biểu tại Nhà Trắng vào lúc 12h45 ngày 13/10/2017 (0h45 ngày 14/10 giờ Việt Nam).
Về vấn đề này, phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 13/10 tuyên bố: "Chúng tôi tin rằng thỏa thuận này là một công cụ quan trọng để ngăn chặn một Iran có vũ khí hạt nhân. Nếu ... một quốc gia quan trọng như Mỹ đi đến một kết luận khác, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa với các đối tác khác để duy trì sự gắn kết này”.

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017

(Kiến Thức) - Danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017 dưới đây đều là các nước thuộc "lục địa đen".

Cộng hòa Trung Phi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017, theo xếp hạng của Vann Digit. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người (PPP) của nước này rất thấp, chỉ 656 USD. Ảnh: BBC.
Cộng hòa Trung Phi là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2017, theo xếp hạng của Vann Digit. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người (PPP) của nước này rất thấp, chỉ 656 USD. Ảnh: BBC. 

Cộng hòa Dân chủ Công-gô là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Phi. Song, thu nhập bình quân đầu người của Công-gô năm 2017 chỉ khoảng 788 USD. Tỷ lệ mù chữ và thất nghiệp cao. Ảnh: TIME.
 Cộng hòa Dân chủ Công-gô là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Phi. Song, thu nhập bình quân đầu người của Công-gô năm 2017 chỉ khoảng 788 USD. Tỷ lệ mù chữ và thất nghiệp cao. Ảnh: TIME.

Malawi là một quốc gia Châu Phi khác có mức sống thấp. Thu nhập bình quân đầu người của Malawi vào năm 2016 là 1.172 USD. Ảnh: Malawi24.
 Malawi là một quốc gia Châu Phi khác có mức sống thấp. Thu nhập bình quân đầu người của Malawi vào năm 2016 là 1.172 USD. Ảnh: Malawi24.
Liberia nằm ở Tây Phi. Thu nhập bình quân đầu người ở nước này năm 2015 chỉ xấp xỉ 935 USD. Ngoài ra, tỷ lệ mù chữ ở Liberia cũng rất cao. Ảnh: EPA.
 Liberia nằm ở Tây Phi. Thu nhập bình quân đầu người ở nước này năm 2015 chỉ xấp xỉ 935 USD. Ngoài ra, tỷ lệ mù chữ ở Liberia cũng rất cao. Ảnh: EPA.

Thu nhập bình quân đầu người ở Burundi hồi năm 2016 là 818 USD. Tỷ lệ nghèo đói ở Burundi chiếm tới 80%. Quốc gia này phải vật lộn với nạn đói và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Ảnh: Reuters.
 Thu nhập bình quân đầu người ở Burundi hồi năm 2016 là 818 USD. Tỷ lệ nghèo đói ở Burundi chiếm tới 80%. Quốc gia này phải vật lộn với nạn đói và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Ảnh: Reuters.

Niger có thu nhập bình quân đầu người năm 2016 chỉ ở mức 1.111 USD. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ tại quốc gia này vẫn ở mức cao so với những quốc gia Châu Phi khác. Ảnh: Ncorre.
 Niger có thu nhập bình quân đầu người năm 2016 chỉ ở mức 1.111 USD. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ tại quốc gia này vẫn ở mức cao so với những quốc gia Châu Phi khác. Ảnh: Ncorre.

Tuổi thọ trung bình của người dân Eritrea chỉ khoảng từ 39 đến 59. Thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này năm 2017 là 1.349 USD. Ảnh: Mereja.
 Tuổi thọ trung bình của người dân Eritrea chỉ khoảng từ 39 đến 59. Thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này năm 2017 là 1.349 USD. Ảnh: Mereja.

Đa số người dân ở Mozambique vẫn sống trong cảnh nghèo đói. IMF ước tính, thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này vào năm 2015 chỉ chưa đầy 1.250 USD. Ảnh: BBC.
 Đa số người dân ở Mozambique vẫn sống trong cảnh nghèo đói. IMF ước tính, thu nhập bình quân đầu người ở quốc gia này vào năm 2015 chỉ chưa đầy 1.250 USD. Ảnh: BBC.

Ethiopia có mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ khoảng 1.995 USD. Ảnh: Zimbio.
 Ethiopia có mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay chỉ khoảng 1.995 USD. Ảnh: Zimbio.

Nền kinh tế của Guinea đã bị tàn phá nặng nề do dịch bệnh Ebola bùng phát vào năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người của đất nước này vào năm 2016 chỉ chưa đầy 1.300 USD. Hiện nay, Guinea vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: Flickr.
Nền kinh tế của Guinea đã bị tàn phá nặng nề do dịch bệnh Ebola bùng phát vào năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người của đất nước này vào năm 2016 chỉ chưa đầy 1.300 USD. Hiện nay, Guinea vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ảnh: Flickr.