Tổng thống Putin sắp đọc thông điệp liên bang “khác biệt” vào 1/3

Ngay trước thềm bầu cử Tổng tống Nga, Tổng thống Putin sẽ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội nước này – điều có thể đem lại cho ông lợi thế trong bầu cử.

Ngay trước bầu cử Nga, Tổng thống Putin sẽ đọc Thông điệp Liên bang trước Quốc hội này – điều có thể đem lại cho ông lợi thế trong bầu cử.
Tổng thống Putin trong một lần đọc diễn văn. Ảnh: Business Insider.
 Tổng thống Putin trong một lần đọc diễn văn. Ảnh: Business Insider.
Ngày 1/3 vào lúc 12h (giờ Moscow, tức 16h theo giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội.
Đây là Thông điệp liên bang cuối cùng của người đứng đầu nước Nga trong nhiệm kỳ này (2012-2018) và cũng được coi là cương lĩnh tranh cử của ông trước cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 18/3 sắp tới.
Thời điểm đọc thông điệp liên bang lần này khác hẳn những lần trước, bởi vì Tổng thống đương nhiệm Putin cũng là một trong số 8 ứng cử viên tranh cử chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ mới (2018 - 2024).
Có thể nói, dư luận tại nước Nga và quốc tế đang rất trông đợi, bởi trong Thông điệp Tổng thống Putin sẽ đánh giá lại những kết quả thời gian qua và đưa ra tầm nhìn của mình về những hướng phát triển chính của đất nước trong năm tới và trong tương lai.
Nội dung này cũng được coi là cương lĩnh tranh cử của ông cho nhiệm kỳ mới. Theo người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, sự kiện năm nay có đông người tham dự hơn so với những lần trước, ngoài các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ, còn có đông đảo lãnh đạo các cấp chính quyền, các bộ, ngành. Đã có 705 nhà báo Nga và nước ngoài đăng ký tham dự để đưa tin.
Hôm qua, 27/2, ông Dmitry Peskov cũng đã tuyên bố Điện Kremlin không thấy có căn cứ để dời ngày Tổng thống Putin đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội, dự kiến vào ngày mai (1/3). Trước đó, trả lời phỏng vấn Đài Tiếng vọng Moscow, thành viên Ban lãnh đạo đảng “Quả táo” bà Emilia Slabunova cho rằng việc Tổng thống đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội sẽ đặt các ứng cử viên tổng thống khác vào tình trạng bất bình đẳng.
Bà Slabunova đề nghị dời ngày đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội vào sau ngày bỏ phiếu, sau khi Tổng thống mới nhậm chức. Theo bà Slabunova, Hiến pháp Nga yêu cầu các thông điệp phải được đọc hàng năm, tuy nhiên điều này đã không được tuân thủ trong năm 2017. Năm 2017, Tổng thống Putin đã không đưa ra thông điệp truyền thống.
Vào cuối tháng 12/2017, Phó Chánh văn phòng thứ nhất của chính quyền Tổng thống Nga, ông Sergei Kiriyenko cho rằng đây là quyền của người đứng đầu quốc gia và ông có thể thực hiện điều đó khi cần thiết.

Ngưỡng mộ tổ ấm hạnh phúc của "phó tướng" ông Trump

(Kiến Thức) - Trải qua 32 năm bên nhau, cuộc hôn nhân của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và phu nhân Karen vẫn vô cùng hạnh phúc. Chuyện tình của hai người khiến cả Tổng thống Donald Trump cũng phải ngưỡng mộ.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gặp phu nhân Karen lần đầu tiên vào năm 1983 tại bãi đỗ xe bên ngoài nhà thờ St. Thomas Aquinas ở thành phố Indianapolis, bang Indiana. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence gặp phu nhân Karen lần đầu tiên vào năm 1983 tại bãi đỗ xe bên ngoài nhà thờ St. Thomas Aquinas ở thành phố Indianapolis, bang Indiana. (Nguồn ảnh: Business Insider)

Khi đó, bà Karen đang giảng dạy tại một ngôi trường địa phương còn Phó Tổng thống Mỹ theo học ngành luật tại Trường Đại học Indiana, cùng trường với chị gái Karen. Theo IndyStar, sau lần gặp gỡ đầu tiên tại nhà thờ, Mike đã nhờ người xin số điện thoại của chị gái Karen.
 Khi đó, bà Karen đang giảng dạy tại một ngôi trường địa phương còn Phó Tổng thống Mỹ theo học ngành luật tại Trường Đại học Indiana, cùng trường với chị gái Karen. Theo IndyStar, sau lần gặp gỡ đầu tiên tại nhà thờ, Mike đã nhờ người xin số điện thoại của chị gái Karen. 

Một hôm, Mike gọi điện đến nhà của chị gái Karen. Đúng hôm đó, Karen ở nhà chị để trông cháu nên bắt máy. Khi Karen trả lời điện thoại, Mike hốt hoảng và vội cúp máy.
 Một hôm, Mike gọi điện đến nhà của chị gái Karen. Đúng hôm đó, Karen ở nhà chị để trông cháu nên bắt máy. Khi Karen trả lời điện thoại, Mike hốt hoảng và vội cúp máy.

Mike gọi lại sau đó. Theo IndyStar, vài ngày sau, Mike, Karen cùng hai người cháu của cô đã đi trượt băng tại cung thể thao Pepsi Coliseum. Sau lần đó, cháu gái Karen còn đặt cược 1 USD rằng Mike sẽ kết hôn với dì của mình.
Mike gọi lại sau đó. Theo IndyStar, vài ngày sau, Mike, Karen cùng hai người cháu của cô đã đi trượt băng tại cung thể thao Pepsi Coliseum. Sau lần đó, cháu gái Karen còn đặt cược 1 USD rằng Mike sẽ kết hôn với dì của mình. 

“Khi tôi gặp Mike, tôi đã nghĩ đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên”, bà Karen chia sẻ hồi năm 2012.
“Khi tôi gặp Mike, tôi đã nghĩ đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên”, bà Karen chia sẻ hồi năm 2012. 

Sau 8 tháng hẹn hò, Karen chấp nhận lời cầu hôn của Mike Pence.
 Sau 8 tháng hẹn hò, Karen chấp nhận lời cầu hôn của Mike Pence.

Họ thường đi tập thể dục và cầu nguyện cùng nhau. Phó Tổng thống Mỹ cũng không ngồi ăn với bất kỳ người phụ nữ nào khác ngoài vợ ông.
 Họ thường đi tập thể dục và cầu nguyện cùng nhau. Phó Tổng thống Mỹ cũng không ngồi ăn với bất kỳ người phụ nữ nào khác ngoài vợ ông.

Sở thích đặc biệt của vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ là đi dạo dọc một con kênh ở Indianapolis.
 Sở thích đặc biệt của vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ là đi dạo dọc một con kênh ở Indianapolis.

Đám cưới của hai người được tổ chức tại Nhà thờ St. Christopher ở Speedway, Indiana, năm 1985. Khách mời còn có nhân viên của trường Đại học Indiana, người đã cho Mike số điện thoại của chị gái Karen.
 Đám cưới của hai người được tổ chức tại Nhà thờ St. Christopher ở Speedway, Indiana, năm 1985. Khách mời còn có nhân viên của trường Đại học Indiana, người đã cho Mike số điện thoại của chị gái Karen.

Theo The Columbus Herald, họ dự định đến Nassau cho tuần trăng mật.
 Theo The Columbus Herald, họ dự định đến Nassau cho tuần trăng mật.

Sau hơn 30 năm chung sống Phó Tổng thống Mỹ và phu nhân có ba người con là Michael Pence Jr, Charlotte và Audrey. Hiện tại, người con út Audrey đang học ngành luật tại Đại học Yale.
Sau hơn 30 năm chung sống Phó Tổng thống Mỹ và phu nhân có ba người con là Michael Pence Jr, Charlotte và Audrey. Hiện tại, người con út Audrey đang học ngành luật tại Đại học Yale. 

Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thường đi tập thể dục cùng nhau, chẳng hạn như đạp xe.
 Vợ chồng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thường đi tập thể dục cùng nhau, chẳng hạn như đạp xe.

Hầu hết trong các sự kiện tiệc tùng, Phó Tổng thống Mike đều đưa phu nhân của ông đi cùng.
 Hầu hết trong các sự kiện tiệc tùng, Phó Tổng thống Mike đều đưa phu nhân của ông đi cùng.

Hiện tại, vợ chồng Phó Tổng thống Mike Pence đang sống ở thủ đô Washington.
 Hiện tại, vợ chồng Phó Tổng thống Mike Pence đang sống ở thủ đô Washington.

Theo Business Insider, Karen là một trong những "cố vấn" nghiêm khắc nhất của Phó Tổng thống Mike.
Theo Business Insider, Karen là một trong những "cố vấn" nghiêm khắc nhất của Phó Tổng thống Mike. 

Phó Tổng thống Mike từng chia sẻ: “Karen điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi thường cùng nhau chia sẻ mọi việc trong cuộc sống”.
 Phó Tổng thống Mike từng chia sẻ: “Karen điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi thường cùng nhau chia sẻ mọi việc trong cuộc sống”.

Đến ngay Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải “ngưỡng mộ” tình cảm của vợ chồng Phó Tổng thống Mike.
 Đến ngay Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải “ngưỡng mộ” tình cảm của vợ chồng Phó Tổng thống Mike.

“Cân tài” 8 ứng viên Tổng thống Nga 2018

(Kiến Thức) - Trong số 8 ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Nga 2018 vào ngày 18/3 tới có một ứng viên độc lập duy nhất là Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin và 7 ứng viên khác đến từ các đảng phái chính trị.

1. Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, tham gia tranh cử Tổng thống Nga 2018 với tư cách là ứng cử viên độc lập. Ảnh: AP.
1. Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, 65 tuổi, tham gia tranh cử Tổng thống Nga 2018 với tư cách là ứng cử viên độc lập. Ảnh: AP.

Ông Putin giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ảnh: The Moscow Times.
Ông Putin giữ cương vị Tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008 và từ năm 2012 đến nay. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ông giữ chức Thủ tướng Nga. Ảnh: The Moscow Times. 

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin luôn ở mức cao, do vậy, ông được dự đoán sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Và nếu chiến thắng, ông Putin sẽ nắm quyền đến năm 2024. Ảnh: Getty.
 Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin luôn ở mức cao, do vậy, ông được dự đoán sẽ dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Và nếu chiến thắng, ông Putin sẽ nắm quyền đến năm 2024. Ảnh: Getty.
2. MC truyền hình nổi tiếng của nước Nga Ksenia Sobchak là ứng viên nữ duy nhất đại diện cho Đảng Sáng kiến Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2018. Ảnh: Sputnik.
2. MC truyền hình nổi tiếng của nước Nga Ksenia Sobchak là ứng viên nữ duy nhất đại diện cho Đảng Sáng kiến Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2018. Ảnh: Sputnik. 

Ksenia Anatolyevna Sobchak sinh ngày 5/11/1981 trong một gia đình giàu truyền thống chính trị. Cha cô là Anatoly Sobchak, Thị trưởng đầu tiên của thành phố St.Petersburg. Ảnh: Reuters.
 Ksenia Anatolyevna Sobchak sinh ngày 5/11/1981 trong một gia đình giàu truyền thống chính trị. Cha cô là Anatoly Sobchak, Thị trưởng đầu tiên của thành phố St.Petersburg. Ảnh: Reuters.

Cô là một cựu người mẫu, nhà hoạt động và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, đa tài, được ví như là “Paris Hilton của Nga”. Ảnh: AP.
 Cô là một cựu người mẫu, nhà hoạt động và người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, đa tài, được ví như là “Paris Hilton của Nga”. Ảnh: AP.

3. Ông Pavel Grudinin, 57 tuổi, là ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga tham gia tranh cử tổng thống. Ảnh: Reuters.
3. Ông Pavel Grudinin, 57 tuổi, là ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga tham gia tranh cử tổng thống. Ảnh: Reuters. 

Theo BI, ông Pavel là Giám đốc nông trại tập thể mang tên Lenin nằm gần thủ đô Moscow. Được biết, ông Pavel dành được tình cảm của những người dân Nga còn cảm thấy tiếc nuối về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết gần 30 năm trước. Ảnh: Getty.
Theo BI, ông Pavel là Giám đốc nông trại tập thể mang tên Lenin nằm gần thủ đô Moscow. Được biết, ông Pavel dành được tình cảm của những người dân Nga còn cảm thấy tiếc nuối về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết gần 30 năm trước. Ảnh: Getty.

4. Danh sách ứng viên còn có lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga Vladimir Zhirinovsky, 71 tuổi. Ông Zhirinovsky vốn là người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP.
4. Danh sách ứng viên còn có lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga Vladimir Zhirinovsky, 71 tuổi. Ông Zhirinovsky vốn là người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP. 

Được biết, đây là lần thứ 6 ông Zhirinovsky tham gia cuộc chạy đua vào Điện Kremlin. Trong cuộc bầu cử năm 2012, ông Zhirinovsky giành được 6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Wikipedia.
Được biết, đây là lần thứ 6 ông Zhirinovsky tham gia cuộc chạy đua vào Điện Kremlin. Trong cuộc bầu cử năm 2012, ông Zhirinovsky giành được 6% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Wikipedia.

5. Ông Grigory Yavlinsky, 65 tuổi, thuộc Đảng Yabloko là một “đối thủ” nữa của Tổng thống Nga Putin trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Ảnh: AP.
 5. Ông Grigory Yavlinsky, 65 tuổi, thuộc Đảng Yabloko là một “đối thủ” nữa của Tổng thống Nga Putin trong cuộc bầu cử sắp diễn ra. Ảnh: AP.
Được biết, ông Grigory là một chuyên gia kinh tế tự do và từng nhận được khoảng 6% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2000. Ảnh: The Moscow Times.
Được biết, ông Grigory là một chuyên gia kinh tế tự do và từng nhận được khoảng 6% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2000. Ảnh: The Moscow Times. 

6. Doanh nhân Boris Titov, 57 tuổi, thuộc đảng Tăng trưởng lần đầu ra ứng cử Tổng thống Nga. Ông Boris tham gia tranh cử với cam kết sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Ảnh: Reuters.
6. Doanh nhân Boris Titov, 57 tuổi, thuộc đảng Tăng trưởng lần đầu ra ứng cử Tổng thống Nga. Ông Boris tham gia tranh cử với cam kết sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Ảnh: Reuters.

7. Chuyên gia pháp lý 59 tuổi Sergei Baburin đã được Đảng Liên minh Toàn dân Nga đề cử tham gia tranh cử Tổng thống Nga 2018. Ảnh: AP.
7. Chuyên gia pháp lý 59 tuổi Sergei Baburin đã được Đảng Liên minh Toàn dân Nga đề cử tham gia tranh cử Tổng thống Nga 2018. Ảnh: AP. 

Ông Sergei Baburin từng đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị Nga thập niên 1990. Năm 2007, ông rời chính trường và làm hiệu trưởng một trường đại học ở Moscow. Ảnh: Getty.
Ông Sergei Baburin từng đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị Nga thập niên 1990. Năm 2007, ông rời chính trường và làm hiệu trưởng một trường đại học ở Moscow. Ảnh: Getty. 

8. Ứng cử viên Maxim Suraikin (trái) là đại diện cho Đảng Những Người cộng sản Nga. Theo BI, ông Maxim, 39 tuổi, vốn là kỹ sư và điều hành một doanh nghiệp máy tính nhỏ. Năm 2014, ông Maxim từng tham gia tranh cử chức Thống đốc vùng Nizhny Novgorod nhưng chỉ nhận được khoảng 2% số phiếu bầu. Ảnh: Reuters.
8. Ứng cử viên Maxim Suraikin (trái) là đại diện cho Đảng Những Người cộng sản Nga. Theo BI, ông Maxim, 39 tuổi, vốn là kỹ sư và điều hành một doanh nghiệp máy tính nhỏ. Năm 2014, ông Maxim từng tham gia tranh cử chức Thống đốc vùng Nizhny Novgorod nhưng chỉ nhận được khoảng 2% số phiếu bầu. Ảnh: Reuters. 

Điều ít biết về cựu Thủ tướng sắp quay lại chính trường Italy

(Kiến Thức) - Chắc hẳn ít ai biết rằng, cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi từng làm ca sĩ trên các tàu du lịch và câu lạc bộ đêm,... Cuộc đời "ông trùm kinh doanh" này đã trải qua nhiều vụ bê bối liên quan đến cả chính trị và đời tư.

Trải qua nhiều vụ bê bối và thăng trầm trong sự nghiệp của mình, ông Berlusconi, 81 tuổi, giờ đây vẫn có cơ hội quay trở lại chính trường. Ông đã tìm cách thoát khỏi lệnh cấm tham gia chính trường trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 2018. Ảnh: AP.
 Trải qua nhiều vụ bê bối và thăng trầm trong sự nghiệp của mình, ông Berlusconi, 81 tuổi, giờ đây vẫn có cơ hội quay trở lại chính trường. Ông đã tìm cách thoát khỏi lệnh cấm tham gia chính trường trước khi diễn ra cuộc bầu cử năm 2018. Ảnh: AP.

Và nếu liên minh trung - hữu mới thành lập giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển vào tháng 3/2018, ông Berlusconi có thể tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Italy lần thứ tư trong đời. Ảnh: AP.
 Và nếu liên minh trung - hữu mới thành lập giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển vào tháng 3/2018, ông Berlusconi có thể tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Italy lần thứ tư trong đời. Ảnh: AP.

Quay ngược thời gian cách đây hơn 10 năm, vào năm 1994, Berlusconi đã công bố quyết định thành lập Đảng Forza Italia, chỉ hai tháng trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra. Và thật bất ngờ, trong cuộc bầu cử tháng 3/1994, Đảng Forza Italia giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, đưa ông Berlusconi trở thành Thủ tướng Italy. Ảnh: Reuters.
Quay ngược thời gian cách đây hơn 10 năm, vào năm 1994, Berlusconi đã công bố quyết định thành lập Đảng Forza Italia, chỉ hai tháng trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra. Và thật bất ngờ, trong cuộc bầu cử tháng 3/1994, Đảng Forza Italia giành được tỷ lệ phiếu bầu cao nhất, đưa ông Berlusconi trở thành Thủ tướng Italy.  Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Silvio Berlusconi tiếp tục tái đắc cử trong các cuộc bầu cử vào năm 2001 và 2008. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Silvio Berlusconi tiếp tục tái đắc cử trong các cuộc bầu cử vào năm 2001 và 2008. Ảnh: Reuters.

Cựu Thủ tướng Silvio từng chia sẻ rằng ông đã phải cân nhắc trong nhiều tháng về việc có nên bước vào con đường chính trị hay không, thậm chí có lần ông còn khóc khi tắm. Ảnh: Zimbio.
Cựu Thủ tướng Silvio từng chia sẻ rằng ông đã phải cân nhắc trong nhiều tháng về việc có nên bước vào con đường chính trị hay không, thậm chí có lần ông còn khóc khi tắm. Ảnh: Zimbio.

Và đến năm 2011, ông Berlusconi buộc phải từ chức Thủ tướng Italy sau khi đánh mất đa số ủng hộ tại Quốc hội cũng như vướng vào nhiều vụ bê bối liên quan đến cả chính trị cũng như đời tư. Ảnh: Getty Images.
Và đến năm 2011, ông Berlusconi buộc phải từ chức Thủ tướng Italy sau khi đánh mất đa số ủng hộ tại Quốc hội cũng như vướng vào nhiều vụ bê bối liên quan đến cả chính trị cũng như đời tư. Ảnh: Getty Images.

Chắc hẳn ít ai biết rằng, vị thủ tướng “lắm tài nhiều tật” này từng làm công việc ca sĩ trên các tàu du lịch và câu lạc bộ đêm sau khi tốt nghiệp ngành luật. Ảnh: Getty Images/Zimbio.
Chắc hẳn ít ai biết rằng, vị thủ tướng “lắm tài nhiều tật” này từng làm công việc ca sĩ trên các tàu du lịch và câu lạc bộ đêm sau khi tốt nghiệp ngành luật. Ảnh: Getty Images/Zimbio.

Berlusconi còn là người sáng lập và cổ đông chính của Fininvest, một trong 10 công ty tư nhân lớn nhất nước. Từ năm 1986, ông giữ cương vị Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá AC Milan, một đội bóng giàu truyền thống của Italy. Ảnh: Zimbio.
Berlusconi còn là người sáng lập và cổ đông chính của Fininvest, một trong 10 công ty tư nhân lớn nhất nước. Từ năm 1986, ông giữ cương vị Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá AC Milan, một đội bóng giàu truyền thống của Italy. Ảnh: Zimbio.

Theo tạp chí Forbes, Berlusconi là người giàu thứ hai ở nước Italy với tổng tài sản lên tới 9,4 tỷ USD vào năm 2008. Ông cũng là người giàu thứ 90 trên thế giới. Ảnh: Zimbio.
 Theo tạp chí Forbes, Berlusconi là người giàu thứ hai ở nước Italy với tổng tài sản lên tới 9,4 tỷ USD vào năm 2008. Ông cũng là người giàu thứ 90 trên thế giới. Ảnh: Zimbio.
Về đời tư, ông Berlusconi có hai người vợ nhưng đã ly hôn. Năm 2007, cựu Thủ tướng Berlusconi từng phải công khai xin lỗi vợ về việc đã tán tỉnh những phụ nữ trẻ khác. Ảnh: Zimbio.
 Về đời tư, ông Berlusconi có hai người vợ nhưng đã ly hôn. Năm 2007, cựu Thủ tướng Berlusconi từng phải công khai xin lỗi vợ về việc đã tán tỉnh những phụ nữ trẻ khác. Ảnh: Zimbio.

Ông Berlusconi từng bị tấn công và phải nằm viện điều trị sau khi một người đàn ông có bệnh tâm thần dùng pho tượng nhỏ đánh vào mặt ông. Được biết, trong thời gian dưỡng thương, ông Berlusconi còn soạn thêm được mấy bản nhạc tình. Ảnh: Zimbio.
Ông Berlusconi từng bị tấn công và phải nằm viện điều trị sau khi một người đàn ông có bệnh tâm thần dùng pho tượng nhỏ đánh vào mặt ông. Được biết, trong thời gian dưỡng thương, ông Berlusconi còn soạn thêm được mấy bản nhạc tình. Ảnh: Zimbio.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) bắt tay Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi tại Rome, Italy, ngày 3/6/2011. Ảnh: Zimbio.
 Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas (trái) bắt tay Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi tại Rome, Italy, ngày 3/6/2011. Ảnh: Zimbio.