Bầu cử tổng thống Mỹ: 5 bài học của ngày ”Thứ Ba lớn”

(Kiến Thức) - Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cử tri hoặc phải chọn bà Hillary Clinton hoặc ông Donald Trump trong ngày bầu cử tổng thống Mỹ, ngày 8/11/2016.

Ngày bầu cử sơ bộ “Thứ Ba lớn” (15/3) ở các bang Florida, Illinois, Missouri, Bắc Carolina và Ohio đã giúp cả bà Clinton lẫn ông tiến gần hơn nữa đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ,  ngày 8/11/2016.
Bau cu tong thong My: 5 bai hoc cua ngay ”Thu Ba lon”
Xem ra, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 sẽ là cuộc chạy đua giữa bà Hillary Clinton và ông Donald Trump.
Người ta có thể rút ra 5 bài học từ ngày bầu cử có ý nghĩa trọng đại này.
1) Đảng Cộng hòa khó có thể ngăn cản Ronald Trump
Trong ngày bầu cử “Thứ Ba lớn”, ứng viên-tỷ phú Donald Trump đã hạ gục Thượng nghị sĩ Marco Rubio ngay trên sân nhà là bang Florida và chỉ thua sát nút ở bang Ohio. Sau ngày bầu cử trọng đại này, ban lãnh đạo đảng Cộng hòa phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc ủng hộ ứng viên Donald Trump hoặc gạt bỏ ông ta. Chỉ có điều, Donald Trump lại là một nhân tố chia rẽ phe Cộng hòa và ông này cũng không ngại làm mất lòng các “đồng chí” trong đảng.
2) Sự bứt tốc muộn màng của ứng viên John Kasich
Đảng Cộng hòa vừa có một hy vọng mới và đó là ứng viên John Kasich, Thống đốc tiểu bang Ohio. Với chiến thắng “được ăn cả” tại bang nhà Ohio, vị thống đốc 63 tuổi này đã lọt vào danh sách 3 ứng viên tổng thống còn lại của đảng Cộng hòa. Tuy bứt tốc khá muộn, nhưng John Kasich vẫn muốn chiến đấu đến cùng.
3) Hai lựa chọn cho Đảng Cộng hòa
Sau ngày bầu cử “Thứ Ba lớn” (15/3), đảng Cộng hòa chỉ có hai lựa chọn: hoặc thỏa thuận với Donald Trump hoặc gạt bỏ ông ta trong một cuộc “đảo chính” tại đại hội đảng tổ chức cào tháng 7/2016. Cả hai sự lựa chọn này đều có thể hủy hoại đảng Cộng hòa, hoặc ít nhất cũng khiến cho đảng này thất bại thảm hại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
4) Hillary Clinton cầm chắc giành quyền đề cử của đảng Dân chủ
Với chiến thắng ở cả 5 bang trong ngày “Thứ Ba lớn”, ứng viên Hillary Clinton đã có trong tay số đại biểu mà đối thủ duy nhất Bernie Sanders không thể nào theo kịp. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders sẽ không bỏ cuộc và vẫn muốn làm người hùng “Don Quichotte đánh nhau với cối xay gió”.
5) Phá vỡ các qui tắc truyền thống
Một số qui tắc của Mỹ đã bị phá vỡ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Thứ nhất, tiền bạc không còn chi phối kết quả bầu cử như trước đây. Sau khi đổ 130 triệu USD vào chiến dịch tranh cử, ứng viên Jeb Bush đành phải bỏ cuộc.
Thứ hai, đặc biệt là trong phe Cộng hòa, quyền quyết định nằm trong tay các cơ sở chứ không phải ban lãnh đạo đảng. Thứ ba, quảng cáo truyền hình không còn hữu hiệu như trước đây. Các đối thủ của Donald Trump đã đầu tư hàng triệu USD ở Florida và Illinois để bôi nhọ ông trùm bất động sản này. Vốn là một trùm truyền thông, tỷ phú Donald Trump đã triệt để khai thác các cuộc phỏng vấn miễn phí và thu được kết quả tốt hơn so với ba đối thủ còn lại.
Video phát biểu của các ứng viên sau khi có kết quả của ngày bầu cử "Thứ Ba lớn" (Nguồn CNN):

Nga rút quân khỏi Syria: Đồng minh hụt hẫng, khủng bố vui mừng

Việc Nga rút quân khỏi Syria từ ngày 15/3 đã khiến nhiều quốc gia và các bên liên quan bất ngờ.

Quân đội Nga rút quân khỏi Syria bắt đầu từ ngày 15/3. Động thái này diễn ra vào thời điểm cuộc đàm phán hòa bình diễn ra tại Geneva và đã gây bất ngờ đối với nhiều quốc gia và các bên liên quan.
Sau khi hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và giúp quân đội chính phủ giành lại thế chủ động trong cuộc nội chiến, giờ đây Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đang gây sức ép đối với đồng minh lâu năm của mình nhanh chóng chấp nhận hiệp ước hòa bình với phe đối lập.

Vì sao Mỹ nảy nòi chính khách “độc đáo” Donald Trump?

(Kiến Thức) - Khi tỷ phú Donald Trump có nhiều khả năng giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa, câu hỏi đặt ra là liệu ông ta có đắc cử Tổng thống Mỹ 2016?

Câu hỏi tiếp theo nữa là những gì sẽ xảy ra nếu tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
Theo nhà phân tích Peter Apps của hãng tin Reuters, có một điều rõ ràng, ứng viên tổng thống Donald Trump “chẳng giống ai” trong đội ngũ chính khách Mỹ gần đây. Mặc dù có trong tay một đội ngũ đông đảo những người ủng hộ ông nhiệt tình, nhưng Donald Trump quả là có “biệt tài” trong việc làm cho các đối thủ trong và ngoài đảng Cộng hòa hợp lực chống lại ông.

Tổng thống Putin đại thắng không chỉ ở Syria

(Kiến Thức) - Một ngày sau khi Tổng thống Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria, canh bạc mạo hiểm của ông đã biến thành chiến thắng địa chính trị vang dội.

"Nỗ lực của Nga-Iran chống lưng Assad và cố gắng trấn an dân chúng chỉ khiến cho hai nước này mắc kẹt trong vũng lầy (Syria)…”. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói như vậy, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Syria để hỗ trợ chế độ Assad. Thế nhưng, trên thực tế, Tổng thống Putin đã biến “canh bạc Syria” thành chiến thắng địa chính trị vang dội.
Tong thong Putin dai thang khong chi o Syria
Tổng thống Putin đã biến “canh bạc Syria” thành chiến thắng địa chính trị vang dội. 
Trong một bài viết do hãng tin Reuters đăng tải, nhà phân tích Josh Cohen liệt kê những gì mà Nga đạt được qua chiến dịch không kích chỉ kéo dài 5 tháng và cho thấy Tổng thống Putin đại thắng không chỉ ở Syria.