Tổng thống Putin chỉ thị hợp tác với chính phủ mới Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga ra chỉ thị cho chính phủ tiếp tục hợp tác với Ukraine trên lĩnh vực kinh tế, thương mại đồng thời sẽ cân nhắc về việc viện trợ tài chính cho nước này.

Phát ngôn viên của ông Putin, Dmitry Peskov cho biết, Moscow sẽ thảo luận với các đối tác quốc tế, bao gồm Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về việc cấp viện trợ tài chính cho Ukraine để giúp nước này tránh nguy cơ vỡ nợ.
“Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ thị cho chính phủ liên lạc với các đối tác ở Kiev liên quan đến sự phát triển của quan hệ kinh tế và thương mại giữa Nga và Ukraine. Ngoài ra, ông Ptin cũng đang thảo luận với các đối tác quốc tế bao gồm IMF để cung cấp viện trợ tài chính cho Ukraine. Tổng thống Nga cũng giao cho chính phủ xem xét yêu cầu hỗ trợ tài chính chính thức từ chính phủ Crimea”, ông Peskov xác nhận.
Tổng thống Putin muốn hợp tác với chính phủ mới ở Ukraine.
 Tổng thống Putin muốn hợp tác với chính phủ mới ở Ukraine.
Chưa hết, Nga cũng kêu gọi phương Tây nhận trách nhiệm về thất bại của một thỏa thuận hòa bình cho Ukraine, từ đó, kêu gọi các đối tác nước ngoài từng khuyến khích các cuộc biểu tình chống chính phủ hợp tác với Nga để giúp ổn định tình hình tại đây. Chính phủ Nga luôn sẵn lòng hợp tác với phương Tây để chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine “vì lợi ích của toàn thể nhân dân Ukraine cũng như tất cả các đối tác của họ”.
Nga khẳng định sẵn lòng hợp tác với phương Tây để chấm dứt khủng hoảng Ukraine.
 Nga khẳng định sẵn lòng hợp tác với phương Tây để chấm dứt khủng hoảng Ukraine.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Chúng tôi không ngừng nhấn mạnh lời kêu gọi tới phương Tây để hợp tác về các vấn đề liên quan đến tình hình ở Ukraine. Trước đó, chúng tôi đã đưa ra lời kêu gọi này trong suốt một thời gian dài trước cả khi cuộc khủng hoảng Ukraine rơi vào giai đoạn tồi tệ nhất. Nhưng thời điểm đó, lời kêu gọi của chúng tôi đã bị bỏ qua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn hoan nghênh sự hợp tác để mở ra các cuộc đàm phán mang tính xây dựng tích cực vì lợi ích của toàn thể nhân dân Ukraine cũng như các đối tác của Ukraine”.
Dù vậy, Moscow vẫn chỉ trích rằng, thay vì tạo ra một chính phủ đoàn kết dân tộc, Quốc hội Ukraine lại thông qua việc “thành lập một chính phủ của những người chiến thắng (trong phong trào biểu tình trên đường phố suốt 3 tháng qua) trong đó, bao gồm cả những đại diện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan”.

Nga sẽ không cấp tị nạn cho cựu Tổng thống Yanukovych

(Kiến Thức) - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang, ông Mikhail Margelov cho biết, Nga sẽ không cấp quyền tị nạn cho cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych.

“Tôi biết chắc chắn rằng, ông Yanukovych không hề có mặt ở Nga. Theo quan điểm của cá nhân, Nga sẽ không cấp quyền tị nạn cho ông ấy”, ông Margelov trả lời phỏng vấn tờ Russia Today hôm 26/2.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang, ông Mikhail Margelov.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang, ông Mikhail Margelov.
Ông Margelov cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng, Nga không hề có ý định cắt đứt quan hệ với Ukraine trong bối cảnh hiện thời nước này đang chứng kiến cuộc chiến đẫm máu kể từ sau cuộc Cách mạng Cam. “Chúng tôi vẫn duy trì mối quan hệ với Ukraine trên mọi phương diện và không có dự định cắt đứt mối thâm tình đó. Chúng tôi đã triệu hồi đại sứ ở Kiev trở về để tìm hiểu về những gì đang thực sự xảy ra ở nước láng giềng của chúng ta”, ông nói.

Cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych nói gì sau khi tái xuất?

(Kiến Thức) - Hãng tin Interfax hôm nay tiết lộ thông tin mới nhất của cựu Tổng thống vừa bị lật đổ của Ukraine, Viktor Yanukovych.

Theo đó, cựu lãnh đạo Yanukovych khẳng định, mình vẫn là tổng thống được bầu hợp pháp của Ukraine. “Tôi, Viktor Fedorovych Yanukovych, xin được phát biểu đôi lời với toàn thể người dân đất nước Ukraine. Cho tới thời điểm này, tôi vẫn là nguyên thủ hợp pháp của nhà nước Ukraine do người dân bầu chọn”, hãng tin Interfax trích dẫn phát biểu của ông Yanukovych.
Cùng với đó, ông Yanukovych còn bày tỏ sự phản đối của mình đối với Quốc hội hiện thời ở Ukraine. “Thật đáng tiếc, những quyết định của Quốc hội thời điểm này đều không hợp hiến. Các quyết định được đưa ra trong thời điểm này bất chấp sự vắng mặt của nhiều thành viên nghị sĩ thuộc Đảng Khu vực và các đảng phái khác. Họ lo sợ sẽ trở thành mục tiêu trả thù của những người biểu tình”, ông Yanukovych nói.