Tổng thống Philippines thăm Nga chỉ để mua vũ khí?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, Tổng thống Philippines thăm Nga không chỉ để mua vũ khí mà là nhằm tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự song phương.

Ngày 22/5, Tổng thống Philippines thăm Nga để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tăng cường hợp tác chính trị, kinh tế và quân sự song phương. Trả lời phỏng vấn của RT, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói rằng mục tiêu chính của chuyến thăm này là cố gắng thiết lập "mối quan hệ kinh doanh tốt với Nga".
Tong thong Philippines tham Nga chi de mua vu khi?
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên thăm tàu chiến Nga cập cảng Philippines. Ảnh Manila Times Online 
Được mô tả là "tàu sân bay không thể đánh chìm”. Philippines đã bị Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau hơn 300 năm đô hộ thực dân.
Năm 1946, Philippines chính thức trở thành một quốc gia độc lập sau một thời gian ngắn bị Nhật Bản cai trị trong Thế chiến II, nhưng Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự ở nước này.
Sau khi ông Duterte lên giữ chức tổng thống Philippines vào tháng 7/2016, chính sách đối ngoại của Manila đã thay đổi đáng kể.
Cân bằng các mối quan hệ
Trong một cuộc phỏng vấn với RT, giáo sư Larisa Yefimova của Viện Quan hệ Quốc tế Moscow mô tả Tổng thống Duterte không nằm trong tầng lớp ưu tú truyền thống "được Mỹ đào tạo và có thân Mỹ" mà là “người thực hiện sứ mệnh kiến tạo Philippines thành một quốc gia có chủ quyền độc lập". Bà Yefimova nói thêm rằng Tổng thống Duterte cần đến sự hỗ trợ của Nga để thực hiện chiến lược giảm bớt áp lực của Mỹ tại Philippines.
Giáo sư Larisa Yefimova nói: "Chuyến thăm Nga của Tổng thống Dutherte là dấu hiệu cho thấy Philippines có những cơ hội đa dạng và rộng khắp trên chính trường toàn cầu”. Bà Yefimova nói thêm rằng Tổng thống Duterte "không phải là một con rối của Mỹ, Trung Quốc hay Nga" và "ông ấy cần Philippines độc lập và đó là lý do vì sao ông ấy sẽ tìm cách xây dựng quan hệ hữu nghị với ba nước này”.
Nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov nói với RT rằng những ưu tiên chính của chính sách đối ngoại của Duterte bao gồm phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và Nga, trong khi duy trì quan hệ với Mỹ. Đồng thời, Manila sẽ tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào Washington.
Mua vũ khí Nga
Theo các phương tiện truyền thông Philippines, trong chuyến thăm Moscow của Tổng thống Duterte, hai bên sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương.
Hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã ngỏ ý rằng Manial muốn mua máy bay quân sự và vũ khí hạng nhẹ cũng như các xe bọc thép, máy bay trực thăng, tàu ngầm của Nga.
Việc Philippines mua vũ khí Nga không phải là một sự thay đổi đột ngột mà là một quá trình tự nhiên, khi Manila thấy Nga như là một sự thay thế cho Mỹ và Trung Quốc, mặc dù hai cường quốc này cũng cho ra lò nhiều loại vũ khí chất lượng cao.
Hợp tác kinh tế
Bên cạnh thỏa thuận hợp tác quốc phòng, Nga và Philippines còn ký kết một loạt các thỏa thuận tương trợ pháp luật, thương mại, đầu tư và sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử.
Giáo sư Larisa Efimova nói với RT: "Philippines có một số sản phẩm nhiệt đới mà Nga có thể quan tâm. Mặt khác, nước này đã bắt tay vào việc phát triển của công nghiệp và công nghệ cao. Triển vọng phát triển thương mại đôi bên cùng có lợi là rất khả quan”. Bà Efimova lưu ý rằng Philippines có thể trở thành một thị trường quan trọng cho hàng hoá của Nga.
Kim ngạch thương mại năm 2016 giữa Nga và Philippines chỉ đạt 226 triệu USD. Phái đoàn Philippine chắc chắn sẽ cố gắng cải thiện tình hình trong chuyến thăm Nga của Tổng thống Duterte tới Nga, khi kim ngạch thương mại hàng năm của Nga với Việt Nam lên tới hàng tỷ USD.
Theo nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, chuyến thăm Moscow của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phản ánh thành công của chiến lược hướng Đông, trong đó Nga đặt mục tiêu "mở rộng quan hệ toàn diện với các nước Đông Nam Á".

Làm sao phân biệt “lời đùa, lời thật” của Tổng thống Duterte?

(Kiến Thức) - Liên quan đến Tổng thống Duterte, không nên quên ông từng tiết lộ rằng "trong mỗi năm câu nói của tôi, có ít nhất hai câu nói đùa”.

Bộ trưởng Tư pháp Philippines cảnh báo, hành động của Trung Quốc nhằm quân sự hóa bãi cạn Scarborough sẽ khiến Manila nối lại hợp tác chặt chẽ với Mỹ. Sau đó Tổng thống Duterte đã tuyên bố rằng, quan hệ hữu nghị Philippines-Trung Quốc đang "ở mức độ cao nhất" và những người Trung Quốc là những bạn tốt và đáng tin cậy. Nhưng, cùng ngày ông Duterte đã yêu cầu đại sứ Mỹ tại Manila giải thích lý do tại sao Mỹ không gửi hạm đội của họ tới Biển đông để ngăn chặn Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự ở đó. Và thông tin về việc Trung Quốc bắt đầu đóng thêm loạt tàu đổ bộ cỡ lớn hầu như không tình cờ trùng hợp với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines về việc vào tháng 5 Malila sẽ tiến hành đàm phán với Trung Quốc về những tranh chấp ở Biển Đông.
Lam sao phan biet “loi dua, loi that” cua Tong thong Duterte?
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte: "Trong mỗi năm câu nói của tôi, có ít nhất hai câu nói đùa”.  Ảnh: Reuters 

10 quốc gia an toàn nhất nếu Thế chiến III bùng nổ

(Kiến Thức) - Theo Wonders List, Iceland, Fiji hay Malta,... nằm trong số 10 quốc gia an toàn nhất nếu Chiến tranh Thế giới thứ ba bùng nổ.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no
Iceland là một trong số những quốc gia an toàn nhất nếu Chiến tranh Thế giới thứ ba bùng nổ. Được biết, Iceland không có chung đường biên giới với bất kỳ quốc gia nào. Ảnh: Wonders List.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-2
Fiji cũng là một đất nước không sợ bị ảnh hưởng nếu chiến tranh xảy ra. Quốc gia ở Châu Đại Dương này có chính sách ngoại giao hòa bình và dường như không có “kẻ thù”. Ảnh: Wonders List.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-3
Đất nước Ireland có chính sách đối ngoại hoàn toàn độc lập và nước này không có mối quan hệ mật thiết nào với những quốc gia tiềm năng tham gia  Thế chiến III. Ảnh: Wonders List.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-4
 Malta là một đảo quốc ở Châu Âu. Việc tấn công Malta bằng đường biển hoặc bộ binh rất tốn kém và khó khăn, do vậy, đảo quốc nhỏ bé này có thể không phải là "mục tiêu" nếu chiến tranh xảy ra. Ảnh: Telegraph.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-5
Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Vị trí địa lý và địa hình ở Greenland giúp nơi này trở thành một địa điểm trú ẩn an toàn nếu Thế chiến III bùng nổ. Ảnh: Nationsonline. 

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-6
Chile là một trong những quốc gia phát triển nhất ở Nam Mỹ. Nơi đây có bầu không khí trong lành hơn hơn do nằm ở Nam Bán Cầu. Ngoài ra, quốc gia này không dễ dàng bị tấn công từ phía tây của biên giới nước này do được dãy núi Andes bao quanh. Ảnh: chile.destinosdeamerica.com. 

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-7
Vị trí địa lý và địa hình của Bhutan giúp nước này trở thành một trong những quốc gia an toàn nhất nếu Thế chiến III bùng nổ. Được biết, Bhutan được dãy núi Himalaya bao quanh. Ngoài ra, chỉ có Ấn Độ và Bangladesh đặt đại sứ quán tại thủ đô của Bhutan. Rõ ràng, nước này không phải là “mục tiêu xâm lược” lý tưởng khi chiến tranh xảy ra. Ảnh: Huffington Post. 

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-8
 Thụy Sĩ cũng là đất nước an toàn, mặc dù nước này giáp ranh với Đức, Pháp và Italy – những quốc gia có thể sẽ tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ ba nếu cuộc chiến này bùng nổ. Ảnh: BBC.

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-9
New Zealand là một quốc gia ổn định và trong lịch sử, nước này chưa xảy ra cuộc xung đột chiến tranh đẫm máu nào. Ngoài ra, địa hình miền núi ở Thụy Sĩ sẽ là cung cấp chỗ trú ẩn an toàn nếu nước này đứng trước khi cơ bị xâm lược. Ảnh: Lonely Planet. 

10 quoc gia an toan nhat neu The chien III bung no-Hinh-10
Tuvalu, quốc gia ở Châu Đại Dương, có số dân thấp với nguồn tài nguyên không đáng kể. Do vậy, quốc gia này dường như không phải là “mục tiêu” tấn công của các nước lớn nếu chiến tranh bùng nổ. Ảnh: Getty Images.