Tổng thống Peru Pablo Kuczynski đối mặt nguy cơ bị phế truất

Quốc hội Peru đã thông qua đơn kiến nghị của phe đối lập tiến hành thảo luận về luận tội Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski.

Ngày 16/12 (giờ Việt Nam), với đa số áp đảo, Quốc hội Peru đã thông qua đơn kiến nghị của phe đối lập tiến hành thảo luận về luận tội Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski liên quan đến các cáo buộc ông nhận hối lộ từ tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.
Đơn kiến nghị đã nhận được sự ủng hộ của 93 nghị sĩ trong tổng số 118 nghị sĩ Quốc hội có mặt, theo đó, cuộc thảo luận kiến nghị luận tội Tổng thống Peru Kuczynski sẽ được tiến hành vào ngày 21/12 tới. Chủ tịch Quốc hội Luis Galarreta cho biết quyết định trên sẽ được thông báo tới Tổng thống Kuczynski để ông thực hiện quyền tự bào chữa trong cuộc họp tới và có thể mời luật sư bào chữa cho mình nếu thấy cần thiết.
Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski.
Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski.  
Theo luật pháp Peru, việc phế truất tổng thống sẽ cần được 87/130 nghị sĩ ủng hộ. Đảng Sức mạnh Nhân dân (PF) theo đường lối cánh tả, hiện đang kiểm soát cơ quan lập pháp, đã cảnh báo sẽ bắt đầu tiến trình luận tội nếu Tổng thống Kuczynski không từ chức trước ngày 21/12.
Tuy nhiên, Tổng thống Kuczynski đã phản đối tối hậu thư trên. Trong một bài phát biểu trên truyền hình gửi tới toàn dân tối 14/12 vừa qua, ông khẳng định sẽ "không từ bỏ danh dự, giá trị hoặc trách nhiệm tổng thống của mình", và sẽ "không bỏ chạy, không trốn tránh", đồng thời hứa sẽ hợp tác với cơ quan điều tra của Quốc hội và văn phòng tổng chưởng lý.
Ngày 13/12 vừa qua, Odebrecht khai là đã trả cho ông Kuczynski 5 triệu USD phí tham vấn trong thời gian từ năm 2004 đến 2013, khi ông Kuczynski còn là Bộ trưởng Kinh tế và đứng đầu Nội các của Tổng thống Alejandro Toledo. Bản thân cựu Tổng thống Toledo cũng bị cho là đã nhận 20 triệu USD tiền lót tay để Odebrecht giành được một hợp đồng dự án đường cao tốc. Tổng thống Kuczynski bác bỏ mọi cáo buộc.
Ông Kuczynski là Tổng thống thứ 3 của Peru dính vào vụ bê bối Odebrecht, tập đoàn vốn là tâm điểm cuộc khủng hoảng tại Mỹ Latinh thời gian qua khi thừa nhận hối lộ giới chính trị gia khắp khu vực, trong đó có các nước như Ecuador, Mexico, Panama và Venezuela. Cựu Tổng thống Ollanta Humala đang bị tạm giam với cáo buộc nhận 3 triệu USD từ Odebrecht để trang trải cho chiến dịch chính trị của mình, trong khi ông Toledo phải đối mặt với một lệnh dẫn độ từ Mỹ.

Ông Trump phản ứng gì về vụ luận tội Tổng thống Hàn?

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Donald Trump hôm 9/12 cho biết, Tổng thống đắc cử Mỹ nhận thức được về vụ luận tội Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.

“Tổng thống đắc cử nhận thức được điều gì đang xảy ra...”, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Jason Miller, phát ngôn viên của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Donald Trump. Đây là phản ứng đầu tiên từ nhóm làm việc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, kể từ sau khi Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội đối với bà Park.
Ong Trump phan ung gi ve vu luan toi Tong thong Han?
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh: Forbes 

Toàn cảnh buổi họp báo “đặc biệt” của Tổng thống Putin

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin tuyên bố sẽ ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, đồng thời tổng kết những vấn đề quan trọng trong nước và quốc tế năm 2017.

Vào 12h ngày 14/12 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 13. Ảnh: Sputnik.
Vào 12h ngày 14/12 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 13. Ảnh: Sputnik. 

Được biết, cuộc họp báo với sự tham dự của 1.640 phóng viên cũng là cuộc họp cuối trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Putin. Ảnh: RT.
Được biết, cuộc họp báo với sự tham dự của 1.640 phóng viên cũng là cuộc họp cuối trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Putin. Ảnh: RT. 

Tại cuộc họp báo, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018. Ảnh: EBL News.
Tại cuộc họp báo, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ ra tranh cử với tư cách ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018. Ảnh: EBL News. 

Tiếp đến, nhà lãnh đạo Nga đã trả lời nhiều câu hỏi quan trọng của phóng viên cũng như tổng kết các vấn đề “nóng” trong nước và quốc tế năm 2017. Ảnh: Moscow Times.
Tiếp đến, nhà lãnh đạo Nga đã trả lời nhiều câu hỏi quan trọng của phóng viên cũng như tổng kết các vấn đề “nóng” trong nước và quốc tế năm 2017. Ảnh: Moscow Times. 

Trong đó, Tổng thống Putin bác bỏ những cáo buộc về cái gọi là sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ (năm 2016), gọi đó là “sự bịa đặt”. Ảnh: Getty Images.
Trong đó, Tổng thống Putin bác bỏ những cáo buộc về cái gọi là sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ (năm 2016), gọi đó là “sự bịa đặt”. Ảnh: Getty Images.

Các nhà báo theo dõi cuộc họp báo đặc biệt của ông Putin. Ảnh: Getty.
  Các nhà báo theo dõi cuộc họp báo đặc biệt của ông Putin. Ảnh: Getty.

Về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Putin cảnh báo một cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên do Mỹ phát động sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, đồng thời khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác ngoại giao với Mỹ để giải quyết vấn đề này. Ảnh: Getty Images.
 Về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Putin cảnh báo một cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên do Mỹ phát động sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, đồng thời khẳng định Nga sẵn sàng hợp tác ngoại giao với Mỹ để giải quyết vấn đề này. Ảnh: Getty Images.

Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nga, Ksenia Sobchak, đặt câu hỏi trong cuộc họp báo của Tổng thống Putin. Trước đó, hồi tháng 10/2017, Ksenia đã tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Nga vào năm 2018. Ảnh: TASS.
 Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng của Nga, Ksenia Sobchak, đặt câu hỏi trong cuộc họp báo của Tổng thống Putin. Trước đó, hồi tháng 10/2017, Ksenia đã tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Nga vào năm 2018. Ảnh: TASS.

Về chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai, Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga và Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, cho dù cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 có kết quả như thế nào. Ảnh: Twitter.
 Về chính sách đối ngoại của Nga trong tương lai, Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga và Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài, cho dù cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 có kết quả như thế nào. Ảnh: Twitter.

Nói về vấn đề trong nước, Tổng thống Nga đã liệt kê các thành công trong nông nghiệp, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng lên, đồng thời chỉ trích "những cái gọi là biện pháp cấm vận". Ngoài ra, ông Putin cho biết chi tiêu quốc phòng của Nga vào năm 2018 sẽ ở mức 2,8 nghìn tỷ rup. Ảnh: Telegraph.
Nói về vấn đề trong nước, Tổng thống Nga đã liệt kê các thành công trong nông nghiệp, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng lên, đồng thời chỉ trích "những cái gọi là biện pháp cấm vận". Ngoài ra, ông Putin cho biết chi tiêu quốc phòng của Nga vào năm 2018 sẽ ở mức 2,8 nghìn tỷ rup. Ảnh: Telegraph. 

Ảnh: IS “tái xuất”, bất ngờ tấn công dữ dội lực lượng Iraq

(Kiến Thức) - Phiến quân IS bất ngờ pháo kích căn cứ của Đơn vị Huy Động Nhân dân (PMU) ở khu vực biên giới Iraq-Syria.

Theo Al Masdar News ngày 14/12, mặc dù đã rút toàn bộ lực lượng vào Syria hồi tuần trước, phiến quân IS vẫn không ngừng quấy rối các Lực lượng Vũ trang Iraq và Đơn vị Huy động Nhân dân (PMU). Ảnh: AMN.
 Theo Al Masdar News ngày 14/12, mặc dù đã rút toàn bộ lực lượng vào Syria hồi tuần trước, phiến quân IS vẫn không ngừng quấy rối các Lực lượng Vũ trang Iraq và Đơn vị Huy động Nhân dân (PMU). Ảnh: AMN.

Cụ thể, hôm 13/12, nhóm khủng bố IS nã pháo dồn dập vào một căn cứ của lực lượng PMU ở khu vực biên giới Tall Safouk nằm giữa Iraq và Syria. Ảnh: AMN.
 Cụ thể, hôm 13/12, nhóm khủng bố IS nã pháo dồn dập vào một căn cứ của lực lượng PMU ở khu vực biên giới Tall Safouk nằm giữa Iraq và Syria. Ảnh: AMN.

Những hình ảnh về cuộc tấn công do hãng Amaq, “loa” tuyên truyền của nhóm IS, đăng tải hôm 13/12. Ảnh: AMN.
Những hình ảnh về cuộc tấn công do hãng Amaq, “loa” tuyên truyền của nhóm IS, đăng tải hôm 13/12. Ảnh: AMN.

Có thể thấy, cột khói bốc lên ở căn cứ của PMU sau khi nơi này bị các tay súng IS pháo kích. Ảnh: AMN.
Có thể thấy, cột khói bốc lên ở căn cứ của PMU sau khi nơi này bị các tay súng IS pháo kích. Ảnh: AMN.

Tuy nhiên, hiện không rõ lực lượng PMU có đáp trả hay bị thương vong hay không trong đợt pháo kích này của IS hay không. Ảnh: AMN.
 Tuy nhiên, hiện không rõ lực lượng PMU có đáp trả hay bị thương vong hay không trong đợt pháo kích này của IS hay không. Ảnh: AMN.

Tiền đồn của lực lượng tình nguyện Iraq trước khi bị pháo kích. Ảnh: AMN.
Tiền đồn của lực lượng tình nguyện Iraq trước khi bị pháo kích. Ảnh: AMN.

Địa điểm xảy ra vụ tấn công nằm ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq. Ảnh: AMN.
Địa điểm xảy ra vụ tấn công nằm ở khu vực biên giới giữa Syria và Iraq. Ảnh: AMN.

Khói bốc lên ở vị trí bị nã pháo. Ảnh: AMN.
Khói bốc lên ở vị trí bị nã pháo. Ảnh: AMN.

Trước đó, ngày 9/12, phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Baghdad, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố tất cả lãnh thổ Iraq đã được giải phóng, khép lại cuộc chiến chống phiến quân IS kéo dài suốt gần 4 năm tại quốc gia Trung Đông này. Ảnh: Reuters.
 Trước đó, ngày 9/12, phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Baghdad, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi tuyên bố tất cả lãnh thổ Iraq đã được giải phóng, khép lại cuộc chiến chống phiến quân IS kéo dài suốt gần 4 năm tại quốc gia Trung Đông này. Ảnh: Reuters.

“Lực lượng của chúng ta đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực biên giới Iraq-Syria. Tôi xin thông báo kết thúc cuộc chiến chống IS”, truyền hình Qatari al-Jazeera dẫn lời Thủ tướng al-Abadi. Ảnh: SF.
 “Lực lượng của chúng ta đã giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực biên giới Iraq-Syria. Tôi xin thông báo kết thúc cuộc chiến chống IS”, truyền hình Qatari al-Jazeera dẫn lời Thủ tướng al-Abadi. Ảnh: SF.