Tổng thống Nga Putin nói về tình hình Ukraine, Syria

Trong cuộc họp báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ukraine mà không cần điều kiện tiên quyết, và sẽ ký thỏa thuận hòa bình với lãnh đạo được bầu hợp pháp tại Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức phiên họp báo và hỏi đáp thường niên vào lúc 12h ngày 19/12 (giờ Mátxcơva). Sự kiện có tên gọi "Tổng kết cuối năm với Tổng thống Vladimir Putin".

Tính đến trước sự kiện, trụ sở Mặt trận Nhân dân Nga đã tiếp nhận và xử lý hơn 2,2 triệu câu hỏi gửi tới ông Putin qua nhiều kênh khác nhau.

Đây là lần thứ ba sự kiện được tổ chức theo hình thức kết hợp họp báo và hỏi đáp, thay vì tổ chức riêng lẻ, nhằm mục đích "tóm tắt kết quả hoạt động trong mọi lĩnh vực".

Từ năm 2001 đến nay, đã có 18 phiên hỏi đáp và 16 cuộc họp báo cuối năm được tổ chức.

Tong thong Nga Putin noi ve tinh hinh Ukraine, Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo và phiên hỏi đáp ngày 19/12. (Ảnh: Reuters)

Tình hình kinh tế Nga ổn định

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nga đang xuống mức thấp kỷ lục 2,3%, điều chưa từng xảy ra trước đây, Tổng thống Putin cho biết, nói thêm rằng thu nhập thực tế của người Nga đang tăng.

"Tiền lương đã tăng 9% theo giá trị thực. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: Theo giá trị thực, trừ đi lạm phát. Và thu nhập của người dân cũng tăng. Vì vậy, nhìn chung, tình hình ổn định", ông Putin nói, dự đoán tăng trưởng GDP năm 2025 sẽ đạt 2 - 2,5%.

"Tôi đang nói về sự tăng trưởng nền kinh tế của chúng ta. Có được kết quả này phần lớn là nhờ tăng cường chủ quyền".

Tuy nhiên, ông Putin nhấn mạnh Nga không nên tự mãn về những kết quả kinh tế đã đạt được, mặc dù thực tế là nền kinh tế châu Âu đã "ngủ quên", trong khi nhiều quốc gia khác đang tiến lên.

"Mọi thứ đang phát triển, mọi thứ đang tiến lên. Nếu khu vực đồng euro ngủ quên, thì vẫn còn những trung tâm phát triển toàn cầu khác, họ đang tiến lên", tổng thống cho biết.

Nga đạt được nhiều bước tiến ở Ukraine

Quân đội Nga đang giành quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng hàng kilomet vuông mỗi ngày, Tổng thống Putin nói. "Chúng tôi đang tiến lên, giải quyết các nhiệm vụ chính mà chúng tôi vạch ra từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt".

Về tỉnh Kursk của Nga, tổng thống nhấn mạnh: "Không còn nghi ngờ gì nữa, tỉnh Kursk sẽ được giải phóng. Tôi không thể và không muốn đưa ra mốc thời gian cụ thể. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ loại bỏ lực lượng Ukraine, chắc chắn là như vậy".

"Lữ đoàn 155 đang chiến đấu ở Kursk, siết chặt, đẩy đối phương ra khỏi lãnh thổ của chúng ta. Tất nhiên, họ không đơn độc ở đó. Lữ đoàn hải quân 810 của Hạm đội Biển Đen, sư đoàn 76 và 106 của không quân, lính bộ binh cơ giới của Quân khu phía Bắc cũng đang chiến đấu ở đó", tổng thống cho biết.

Ông Putin nói thêm, rằng số lượng xe bọc thép của lực lượng vũ trang Ukraine bị phá hủy ở Kursk đã vượt quá tổng số phương tiện chiến đấu của Ukraine bị phá hủy trong năm 2023.

Ông khẳng định người dân tỉnh Kursk bị ảnh hưởng bởi các cuộc giao tranh sẽ nhận được sự hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ khôi phục nhà cửa.

Tong thong Nga Putin noi ve tinh hinh Ukraine, Syria-Hinh-2

Tổng thống Putin họp báo tại trường quay mở. (Ảnh: Reuters)

Tên lửa Oreshnik là vũ khí tối tân

Tổng thống Nga Putin gọi hệ thống tên lửa tầm trung siêu thanh Oreshnik là một loại vũ khí tối tân, không thể bị bắn hạ hoặc phá hủy dễ dàng.

"Hãy để họ tự xác định các mục tiêu ở Kiev, tập trung toàn bộ lực lượng phòng không và phòng thủ tên lửa của họ ở đó, và chúng ta sẽ tấn công khu vực đó bằng Oreshnik để xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta đã sẵn sàng cho một thử nghiệm như vậy", ông Putin nói.

Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, nếu Mỹ cung cấp hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD cho Ukraine, Mátxcơva sẽ nhanh chóng nắm được thông tin.

"Nếu Mỹ muốn chuyển THAAD cho Ukraine, hãy để họ làm điều đó. Chúng tôi sẽ đề nghị người của mình ở Ukraine đưa ra đề xuất về những giải pháp hợp lý. Khi tôi nói 'người của mình', tôi không nói đùa. Chúng tôi có những đồng minh ở Ukraine".

Nga sẽ xây một tuyến đường quanh Biển Azov

Tổng thống Nga cho biết, nước này sẽ xây dựng một tuyến đường quanh Biển Azov tương tự đường cao tốc Tavrida ở Crimea.

"Chúng tôi có kế hoạch xây dựng một con đường vành đai quanh Biển Azov. Và đó sẽ là một con đường như Tavrida ở Crimea, với bốn làn xe. Một phần của tuyến đường đã được thực hiện, từ Taganrog đến Mariupol", ông Putin nói.

Hầu hết các nước NATO đang trong tình trạng chiến tranh với Nga

Tổng thống Nga Putin nhận định, gần như tất cả các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang trong tình trạng chiến tranh với Nga.

Đối với các nước NATO, 3% GDP dành cho chi tiêu quân sự có thể không đủ nếu chi phí sản xuất tiếp tục tăng, tổng thống nói thêm.

Ông Putin cũng khẳng định sẵn sàng trò chuyện với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất cứ lúc nào. "Tôi cũng sẽ sẵn sàng cho một cuộc gặp, nếu ông ấy muốn. Nếu cuộc gặp diễn ra, tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có nhiều điều để nói".

Tong thong Nga Putin noi ve tinh hinh Ukraine, Syria-Hinh-3

(Ảnh: Reuters)

Hy vọng hòa bình ở Syria

Tổng thống Putin thừa nhận tình hình ở Syria không dễ dàng, nhưng Nga mong muốn hòa bình được thiết lập và hiện đang duy trì đối thoại với tất cả các nhóm ở quốc gia Trung Đông này, cũng như tất cả các quốc gia trong khu vực.

Phần lớn các nước Trung Đông ủng hộ việc Nga duy trì các căn cứ quân sự của mình tại Syria, ông Putin nói, cho biết thêm rằng Mátxcơva sẽ phải suy nghĩ về vấn đề này và mối quan hệ với các lực lượng chính trị tại Syria.

Đồng thời, Nga đã đề xuất với các đối tác của mình tại Syria và các nước láng giềng sử dụng các căn cứ quân sự của mình, bao gồm cả căn cứ không quân Hmeimim, để cung cấp viện trợ nhân đạo.

Theo tổng thống Nga, Israel là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột ở Syria. Ông khẳng định Nga lên án việc Israel kiểm soát bất kỳ vùng lãnh thổ nào của Syria.

Nga hy vọng một ngày nào đó Israel sẽ rút khỏi lãnh thổ tranh chấp với Syria, nhưng hiện tại họ đang đưa quân đội đến đó và có vẻ như đang củng cố các vị trí, ông Putin cho biết.

Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga sẵn sàng cho cả đàm phán và thỏa hiệp. "Nhưng phía Ukraine từ chối đàm phán. Kết quả của những cuộc đàm phán luôn là thỏa hiệp. Họ cần phải sẵn sàng cho cả đàm phán và thỏa hiệp".

Ông Putin cáo buộc cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson từng thuyết phục Kiev tiếp tục chiến đấu, nhưng trong tương lai gần sẽ không còn ai muốn làm điều đó.

Theo tổng thống Nga, nước này không đặt ra điều kiện tiên quyết nào để bắt đầu đàm phán với Ukraine. Ông khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), có tính đến tình hình thực tế.

Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh, nước này sẽ đàm phán với bất kỳ lãnh đạo hợp pháp nào của Ukraine, được bầu thông qua bỏ phiếu.

"Nếu bất kỳ ai ra tranh cử và thắng cử hợp pháp, chúng tôi sẵn sàng đàm phán với người đó, bao gồm cả ông Zelensky", ông Putin cho biết. Nga sẽ chỉ ký thỏa thuận hòa bình với một nhà lãnh đạo hợp pháp của Ukraine vì đây là vấn đề pháp lý.

Tong thong Nga Putin noi ve tinh hinh Ukraine, Syria-Hinh-4

Người dân Donetsk theo dõi cuộc họp báo của ông Putin. (Ảnh: Reuters)

Khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga

Tổng thống Putin cho biết, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga đang ở mức cao nhất trên thế giới.

"Chúng tôi đang tăng cường năng lực phòng thủ của mình. Khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang của chúng tôi hiện nay, tôi tự tin nói rằng, đang ở mức cao nhất thế giới. Tương tự với ngành công nghiệp quốc phòng. Chúng tôi đang tăng sản lượng mọi thứ cần thiết cho quân đội của mình".

Những thành công của quân đội Nga có được là nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng, sự sẵn có của các thiết bị mới cùng nhiều yếu tố khác, ông Putin nói thêm.

Nga - Trung Quốc phối hợp hành động trên trường quốc tế

Nga và Trung Quốc hầu như luôn phối hợp hành động trên trường quốc tế, Tổng thống Putin nhận định, nói thêm rằng hợp tác giữa Nga và Trung Quốc là một yếu tố rất nghiêm túc của dòng chảy quốc tế.

"Năm tới, chúng ta sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong quá khứ, đã có rất nhiều điều xảy ra trong quan hệ của chúng ta. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, mức độ và chất lượng mối quan hệ đã phát triển đến mức chưa từng có trong lịch sử".

Ông Putin cho biết, Nga và Trung Quốc không làm điều gì trái ngược với lợi ích quốc gia của mình. Mọi điều mà Nga và Trung Quốc làm cho nhau đều dựa trên sự tin tưởng hoàn toàn.

"Chúng tôi có gần 600 dự án đầu tư chung. Điều này có nghĩa là gì? Nó cho thấy tương lai ổn định".

Cơ quan an ninh Nga không thể ngăn chặn vụ ám sát Trung tướng Kirillov

Cơ quan an ninh Nga đã không thể ngăn chặn vụ ám sát Trung tướng Igor Kirillov - chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Phóng xạ, Hóa học và Sinh học Nga, Tổng thống Putin nói, vì vậy "chúng ta cần phải cải thiện công việc của mình để ngăn chặn những vụ việc tương tự".

"Về vụ ám sát tướng Kirillov. Đây là một vụ giết người được thực hiện theo cách có thể nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người.

Thật không may, vụ ám sát này không phải là trường hợp cá biệt, và không chỉ xảy ra với quân nhân. Đã có một vụ ám sát nhà báo và một vụ ám sát người của công chúng. Điều đó có nghĩa là lực lượng thực thi pháp luật và các cơ quan đặc nhiệm của chúng ta đã bỏ qua dấu hiệu".

Về lệnh ân xá của Tổng thống Mỹ dành cho con trai

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden tỏ ra là một người nhân văn hơn là một chính trị gia cứng rắn khi ông quyết định ân xá cho con trai mình là Hunter Biden, và không nên bị đổ lỗi vì điều đó, ông Putin nói.

“Tổng thống Mỹ Biden là một chính trị gia. Nhưng ông ấy cũng rất nhân văn, tôi sẽ không đổ lỗi cho ông ấy vì điều đó”.

[e-Magazine] Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân, ông Putin muốn truyền tải thông điệp gì?

Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Putin phê duyệt ngày 19/11, học thuyết hạt nhân cập nhật có tên “Nền tảng chính sách nhà nước trong lĩnh vực răn đe hạt nhân” thiết lập các điều kiện để ông Putin có thể ra lệnh tấn công hạt nhân.

[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?
Sắc lệnh do nhà lãnh đạo Nga ký chỉ vài ngày sau khi rộ lên thông tin chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “bật đèn xanh” cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công vào bên trong lãnh thổ Nga.
[e-Magazine] Nga sua doi hoc thuyet hat nhan, ong Putin muon truyen tai thong diep gi?-Hinh-2
Giới quan sát cho rằng, động thái này của Nga nhằm "răn đe" phương Tây. Nga đã nhiều lần cảnh cáo phương Tây rằng, nếu Washington cho phép Ukraine tấn công vào sâu trong lãnh thổ của nước này bằng tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp, Moscow sẽ coi các thành viên NATO này là các bên trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Ukraine tấn công dinh Tổng thống Putin, Nga sẽ trả đũa thế nào?

Quân đội Ukraine phóng 12 tên lửa hành trình Storm Shadow, tấn công dinh Tổng thống Putin ở Kursk vào đêm khuya; vậy Nga sẽ phản ứng với hành động leo thang này của Kiev như thế nào?

Ukraine tan cong dinh Tong thong Putin, Nga se tra dua the nao?

Mới đây, Quân đội Ukraine đã phóng 12 tên lửa hành trình hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp, tấn công vào khu vực Kursk ở Nga, mục tiêu nhắm thẳng vào dinh thự “Hoàng tử Baryatinsky”, nơi ở chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng xét theo tình hình thực tế, mục tiêu tấn công chính của Quân đội Ukraine có thể không phải là nhằm mục đích "đòi mạng".

Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO “cởi trói” vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Nga Putin tuyên bố, việc phương Tây cho phép tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga sẽ có nghĩa là trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Nga sẽ đáp trả thích đáng những hành động đó.

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine
 Cảnh báo được Tổng thống Putin đưa ra trong chuyến thăm và làm việc tại St. Petersburg ngày 12/9. Ông Putin nhấn mạnh rằng, Kiev đang tấn công các thành phố của Nga bằng nhiều loại máy bay không người lái. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí công nghệ cao phức tạp của phương Tây cho những mục đích này là một tiền lệ hoàn toàn khác.
Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-2
 Theo đài RT, ông Putin đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh phương Tây đã gửi cho Ukraine các tên lửa tầm xa như Storm Shadows và Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) mà nước này đã sử dụng để tấn công Crimea và Donbass. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, Mỹ và Anh đang cân nhắc cho phép dùng các vũ khí này để tấn công các mục tiêu sâu hơn trong lãnh thổ Nga.

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-3
Theo ông Putin, Ukraine không có khả năng sử dụng các hệ thống tầm xa của phương Tây và ông lưu ý rằng các cuộc tấn công này phải có thông tin tình báo từ vệ tinh NATO. Ông cũng cho rằng chỉ có nhân sự NATO mới có thể sử dụng các vũ khí này để tấn công mục tiêu của Nga. 

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-4
Tổng thống Nga khẳng định: “Nếu họ quyết định như vậy, sẽ có nghĩa gì các quốc gia NATO, Mỹ và các nước châu Âu trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Sự tham gia trực tiếp của họ tất nhiên sẽ thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột… Nga sẽ đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên các mối đe dọa mà chúng tôi phải đối mặt”. 

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-5
 Tuy nhiên, theo tờ Le Monde, phương Tây đang trì hoãn quyết định dỡ bỏ hạn chế sử dụng tên lửa tầm xa được chuyển giao do sai sót của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Những câu hỏi nghiêm trọng dành cho Kiev nảy sinh do cuộc tán công vào khu vực Kursk. Người ta cho rằng bước đi này đã khiến các đồng minh bất ngờ và giờ họ có ý định làm rõ chiến lược tương lai của Ukraine.

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-6
Trước đó, Mỹ và đồng minh đặt ra lệnh cấm Ukraine dùng vũ khí tầm xa phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga với mục đích là để khẳng định họ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột với Nga. Từ tháng 5, Ukraine đã kêu gọi các nước phương Tây bỏ lệnh cấm này. 

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-7
 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Anh David Lammy có những phát biểu có ý nói rằng có thể bỏ các lệnh cấm trong tuần này, viện dẫn cáo buộc rằng Nga đã nhận tên lửa đạn đạo từ Iran. Iran đã phủ nhận gửi tên lửa cho Nga, gọi các cáo buộc này là “chiến tranh tâm lý” từ các quốc gia đang tham gia sâu vào việc trang bị vũ khí cho Ukraine.

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-8
Tổng thống Putin từng cảnh báo các thành viên NATO nên cẩn trọng khi thảo luận về kế hoạch cho phép Ukraine tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng các vũ khí do phương Tây cung cấp. Phát biểu với các hãng tin lớn bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) vào tháng 6, Tổng thống Nga tuyên bố sẽ đáp trả bằng cách bắn hạ các vũ khí đó và sau đó trả đũa những bên chịu trách nhiệm. Một trong những phản ứng mà Putin đã đề cập vào thời điểm đó là trang bị vũ khí chính xác tầm xa cho các kẻ thù của phương Tây. 

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-9
Các quan chức khác của Nga cũng đã bình luận về khả năng phương Tây cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa để tấn công Nga. Ngày 12/9, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về Chính sách Thông tin và Hợp tác với Truyền thông, ông Alexei Pushkov cho rằng việc này có thể diễn ra trong vài ngày tới. Trên kênh Telegram, ông Pushkov cho hay: "Việc rò rỉ thông tin qua tờ báo The Guardian không phải ngẫu nhiên, dư luận đang bị dẫn dắt". Trước đó, tờ The Guardian đưa tin Chính phủ Anh đã đưa ra quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow tấn công các mục tiêu ở Nga, song chưa công bố chính thức. 

Nga canh bao danh thep neu NATO “coi troi” vu khi cho Ukraine-Hinh-10
 Ngày 11/9, cũng xuất hiện thông tin nói rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố chính quyền Washington đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga. Khi được phóng viên hỏi về phản ứng của Nga đối với động thái trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đáp: “Sẽ là tương xứng”, sau khi đánh giá có vẻ như Washington đã lựa chọn xúc tiến quyết định như vậy. Ông còn khẳng định chiến dịch tấn công của Nga vào Ukraine chính là phản ứng đối với chính sách ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev. (Nguồn ảnh: Kremlin.ru, Atlanticcouncil.org, Reuters, Topwar, RT).