Tổng thống Hàn Quốc: Còn quá sớm để bàn về thượng đỉnh liên Triều

Ngày 17/2, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết còn quá sớm để bàn về khả năng diễn ra một hội nghị thượng đỉnh liên Triều trong thời gian tới.

Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam (ảnh, trái) dẫn đầu đoàn cấp cao tham dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 và gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam (ảnh, trái) dẫn đầu đoàn cấp cao tham dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 và gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Yonhap/TTXVN) 
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, trả lời câu hỏi liệu ông có lên kế hoạch cho sự kiện như vậy không, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thừa nhận hiện có rất nhiều người kỳ vọng về việc diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, song cho rằng "những người này có thể hơi quá nôn nóng."
Phát biểu trên được đưa ra trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Hàn Quốc đến trung tâm báo chí của Olympic PyeongChang 2018 tại thị trấn PyeongChang, cách thủ đô Seoul 180km về phía Đông.
Trước đó, trong buổi tiếp xúc kéo dài 3 giờ tại Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã chuyển bức thư kèm lời mời Tổng thống Moon Jae-in tới thăm Bình Nhưỡng "sớm nhất có thể" để tham dự hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3, sau 2 lần hội nghị thượng đỉnh trước vào năm 2000 và 2007.
Vào thời điểm đó, ông Moon Jae-in đã nhấn mạnh hai bên tạo được những điều kiện phù hợp để xúc tiến một cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng đã tái khẳng định lập trường này trong các cuộc tiếp xúc với các phóng viên trong và ngoài nước đưa tin Thế vận hội.
Ông còn bày tỏ hy vọng cuộc đối thoại liên Triều đang diễn ra có thể dẫn đến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên và tiến tới phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Ông cho rằng cả Mỹ và Triều Tiên đang bắt đầu nhận ra việc cần thiết phải đối thoại, đồng thời nhấn mạnh việc Triều Tiên tham dự Olympic PyeongChang đã góp phần làm cho sự kiện thể thao toàn cầu này trở nên an toàn và hòa bình.
Mối quan hệ liên Triều đang ấm lên sau khi Bình Nhưỡng cử phái đoàn cấp cao tới thăm Hàn Quốc và cử vận động viên tham dự Olympic mùa Đông 2018, đang diễn ra ở Pyeongchang.
Sự "xích lại gần nhau" này đã được thể hiện mạnh mẽ khi thế giới chứng kiến các vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên cùng diễu hành dưới một lá cờ chung trong lễ khai mạc Olympic vào tối 9/2.
Mới đây nhất, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết thực hiện các nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì bầu không khí hòa giải với Seoul và đã mời Tổng thống Hàn Quốc sang thăm Bình Nhưỡng.
Cũng liên quan đến tình hình Triều Tiên, trước đó một ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi giới hoạch định chính sách không nên bỏ lỡ cơ hội về một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời khẳng định giải pháp quân sự sẽ “gây ra hậu quả nghiêm trọng.”
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra tại Đức, ông Guterres cho rằng thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sau những sự kiện liên quan đến tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Guterres nhấn mạnh Triều Tiên và Mỹ cần “ngồi lại để có một cuộc trao đổi đầy ý nghĩa.”
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng cho rằng cần nỗ lực thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán, bên cạnh tiếp tục duy trì sức ép đối với Bình Nhưỡng.

Ảnh hiếm cuộc đời tân tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Từng biểu tình phản đối cố Tổng thống Park Chung-hee và 48 năm sau là con gái ông, Park Geun-hye, ông Moon Jae-in đã vươn lên thành Tổng thống Hàn Quốc.

Anh hiem cuoc doi tan tong thong Han Quoc Moon Jae-in
Từ nhỏ đã ý thức được cuộc sống khó khăn của gia đình nhưng phải đến khi vào được trường trung học danh tiếng Gyeongnam ở Busan, cậu thanh niên Moon Jae-in (giữa, hàng trên) mới lần đầu thấu hiểu sự bất bình đẳng xã hội khi gặp các bạn cùng lớp giàu có. Ảnh tư liệu của Korea Times. 

Ảnh hiếm cuộc đời lãnh tụ Cuba Fidel Castro

(Kiến Thức) - Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời hồi năm 2016, để lại niềm tiếc thương cho người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng báo Kiến Thức nhìn lại những bức ảnh hiếm về cuộc đời vị anh hùng giải phóng dân tộc này.

Lãnh tụ Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 tại Birán, Cuba. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của phong trào cách mạng các nước Mỹ Latinh. Ảnh chụp Fidel Castro năm ba tuổi. (Nguồn ảnh: Flickr)
 Lãnh tụ Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926 tại Birán, Cuba. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của phong trào cách mạng các nước Mỹ Latinh. Ảnh chụp Fidel Castro năm ba tuổi. (Nguồn ảnh: Flickr)

Lãnh tụ Fidel Castro (trái) thời trẻ chụp ảnh cùng các anh em trai Raul Castro và Ramon Castro (phải).
 Lãnh tụ Fidel Castro (trái) thời trẻ chụp ảnh cùng các anh em trai Raul Castro và Ramon Castro (phải).

Năm 6 tuổi, Fidel Castro được gia đình gửi đi học tại Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ hai tại Cuba.
 Năm 6 tuổi, Fidel Castro được gia đình gửi đi học tại Santiago de Cuba, thành phố lớn thứ hai tại Cuba.

Fidel Castro thời thanh niên.
 Fidel Castro thời thanh niên.

Fidel Castro, 14 tuổi, chụp hình với các bạn cùng lớp tại Trường Nuestra Senora de Dolores tại Santiago, Cuba, năm 1940. Ảnh: Jose Maria Patac.
Fidel Castro, 14 tuổi, chụp hình với các bạn cùng lớp tại Trường Nuestra Senora de Dolores tại Santiago, Cuba, năm 1940. Ảnh: Jose Maria Patac. 

Năm 1945, Fidel Castro (phải) chuyển đến học ở trường Jesuit-run El Colegio de Belen, thủ đô La Habana.
 Năm 1945, Fidel Castro (phải) chuyển đến học ở trường Jesuit-run El Colegio de Belen, thủ đô La Habana.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro rất thích chơi bóng rổ thời trẻ. Ảnh chụp Fidel Castro chơi bóng rổ hồi năm 17 tuổi.
 Lãnh tụ Cuba Fidel Castro rất thích chơi bóng rổ thời trẻ. Ảnh chụp Fidel Castro chơi bóng rổ hồi năm 17 tuổi.
Ngày 11/10/1948, nhà lãnh đạo Fidel Castro kết hôn với Mirta Diaz-Balart.
 Ngày 11/10/1948, nhà lãnh đạo Fidel Castro kết hôn với Mirta Diaz-Balart.

Hồi tháng 11/1955, Fidel Castro phát biểu tại thành phố New York (Mỹ) để kêu gọi ủng hộ cho một tổ chức cách mạng do ông lãnh đạo.
Hồi tháng 11/1955, Fidel Castro phát biểu tại thành phố New York (Mỹ) để kêu gọi ủng hộ cho một tổ chức cách mạng do ông lãnh đạo.
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro dự đám cưới của em gái mình. Ảnh: Lee Lockwood.
 Lãnh tụ Cuba Fidel Castro dự đám cưới của em gái mình. Ảnh: Lee Lockwood.

Học sinh Trường công lập № 20 Flushing ở Queens, thành phố New York (Mỹ), hóa trang giống lãnh đạo Fidel Castro khi đến thăm ông tại khách sạn Statler ngày 22/9/1959.
 Học sinh Trường công lập № 20 Flushing ở Queens, thành phố New York (Mỹ), hóa trang giống lãnh đạo Fidel Castro khi đến thăm ông tại khách sạn Statler ngày 22/9/1959.

Fidel Castro và con trai Fidelito tại Khách sạn Hilton ở thủ đô La Habana ngày 14/2/1959.
Fidel Castro và con trai Fidelito tại Khách sạn Hilton ở thủ đô La Habana ngày 14/2/1959. 

Chủ tịch Fidel Castro kết hôn với bà Dalia Soto del Valle vào năm 1980. Ảnh: Nhà lãnh đạo Fidel và phu nhân trong một phiên họp đặc biệt của Quốc hội Cuba tại La Habana ngày 7/8/2010.
Chủ tịch Fidel Castro kết hôn với bà Dalia Soto del Valle vào năm 1980. Ảnh: Nhà lãnh đạo Fidel và phu nhân trong một phiên họp đặc biệt của Quốc hội Cuba tại La Habana ngày 7/8/2010. 

Tổng thống Argentina khi đó là Cristina Femandez thăm Chủ tịch Cuba Fidel và phu nhân, Dalia Soto del Valle (giữa) ngày 26/1/2014.
Tổng thống Argentina khi đó là Cristina Femandez thăm Chủ tịch Cuba Fidel và phu nhân, Dalia Soto del Valle (giữa) ngày 26/1/2014.