Tổng thống Belarus phản đối liên bang hóa ở Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko lên tiếng ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và nói rằng liên bang hóa cuối cùng sẽ phá hỏng nhà nước này.

“Nếu bạn muốn bảo toàn Ukraine là một quốc gia độc lập và toàn vẹn, vậy thì chúng ta không nên hướng tới chủ trương liên bang hóa. Điều này sẽ chia rẽ đất nước Ukraine trong tương lai và cuối cùng sẽ phá hủy nó”, ông Lukashenko phát biểu ý kiến này trong chương trình cuối tuần Final Programme trên kênh truyền hình NTV của Nga hôm chủ Nhật (13/4). Các phát biểu này cũng được văn phòng báo chí của Tổng thống Lukashenko trích đăng trong một bản thông cáo.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
“Tôi thậm chí còn không muốn thảo luận chút gì về chủ đề này cả. Tôi dứt khoát chống lại việc liên bang hóa bởi vì tôi mong muốn nhìn thấy một đất nước Ukraine thống nhất và toàn vẹn. Liên bang hóa Ukraine sẽ là quyết sách nguy hiểm cho cả Belarus, Nga và phương Tây. Người dân (ở Ukraine) sẽ không bao giờ nhất trí về điều này”, ông Belarus cho hay.
Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc phỏng vấn này, ông Lukashenko bày tỏ quan điểm rằng, các lệnh trừng phạt chống lại Nga sẽ phản tác dụng, gây nguy hại cho các quốc gia phương Tây. Tổng thống Belarus cho rằng, thay vì đưa ra các gói viện trợ tài chính thực sự cho Ukraine, phương Tây lại sa đà vào những cuộc hội đàm trống rỗng.
“Tôi nhận thấy, họ áp đặt lệnh trừng phạt đối với người đứng đầu một vài công ty, được cho là hỗ trợ ông Putin. Tuy nhiên, trong tương lai, khi những doanh nghiệp này thay người đứng đầu khác. Những người mới này lại không chịu lệnh trừng phạt nào cả. Họ có thể tự do lui tới các nước phương Tây. Vậy, vấn đề ở đây là gì?”, ông Lukashenko phát biểu.
Ở một diễn biến khác, sau những diễn biến bạo lực giữa chính quyền Kiev và người biểu tình ở miền đông Ukraine vào hôm 13/4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã có cuộc họp khẩn cấp bàn về vấn đề này theo yêu cầu từ phía Nga vào lúc 4h sáng nay (theo giờ Moscow).

Tổng thống Putin điều quân vào miền đông Ukraine?

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, chính quyền Nga đang phải “nhức đầu” để suy tính thiệt hơn trong việc có nên can thiệp quân sự vào miền đông Ukraine hay không.

Nga chỉ mất 3 tuần để giành lấy quyền kiểm soát bán đảo Crimea, song việc nắm trọn vùng miền đông nước này sẽ là bài toán “khó nhằn” hơn đối với họ.
Hãng tư vấn Eurasia Group và Trung tâm phân tích Teneo Intelligence đánh giá, thiếu vắng sự hỗ trợ quân đội trực tiếp như ở Crimea, xác suất Nga mở ra cuộc tiến công vào khu miền đông Ukraine là dưới 50%.

12 điều thú vị về Crimea khiến Nga “quyết giữ đến cùng”

(Kiến Thức) - Crimea có nhiều yếu tố quan trọng để nước Nga “không đành lòng buông tay”, đó là vị trí chiến lược, nơi cội nguồn nền văn hóa và có vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục.

1. Ít ai biết rằng, vùng đất Crimea lại là nơi bắt nguồn của Chính Thống giáo, tôn giáo chính ở Nga, Ukraine và Belarus. Năm 988, Hoàng tử Vladimit (người sau này trở thành Vladimir Đại đế và Thánh Vladimir) đã chu du tới thành phố cổ Chersonesus ở phía tây nam bán đảo Crimea. Không lâu sau, Ngài đã chiêm nghiệm những điều mới mẻ về Chính Thống giáo và được rửa tội ở đó bởi các giám mục Byzantine, trở thành một tín đồ trung thành. Sau khi có quãng thời gian ở Crimea, Ngài đã quay trở lại vùng đất mình cai trị để truyền bá tôn giáo này. Hàng loạt những nhà thờ đã được xây dựng ở trong toàn thành phố Kiev.
 1. Ít ai biết rằng, vùng đất Crimea lại là nơi bắt nguồn của Chính Thống giáo, tôn giáo chính ở Nga, Ukraine và Belarus. Năm 988, Hoàng tử Vladimit (người sau này trở thành Vladimir Đại đế và Thánh Vladimir) đã chu du tới thành phố cổ Chersonesus ở phía tây nam bán đảo Crimea. Không lâu sau, Ngài đã chiêm nghiệm những điều mới mẻ về Chính Thống giáo và được rửa tội ở đó bởi các giám mục Byzantine, trở thành một tín đồ trung thành. Sau khi có quãng thời gian ở Crimea, Ngài đã quay trở lại vùng đất mình cai trị để truyền bá tôn giáo này. Hàng loạt những nhà thờ đã được xây dựng ở trong toàn thành phố Kiev.