Tổng giám đốc ABBANK bất ngờ từ nhiệm

Sau gần 2 năm ngồi ghế nóng, ông Cù Anh Tuấn bất ngờ xin từ nhiệm vị trí tổng giám đốc ABBANK.

HĐQT đã cử ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng Giám đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc ABBANK từ ngày 12/1/2018.
Tổng giám đốc ABBank bất ngờ từ nhiệm
Hội đồng quản trị ABBANK đã chấp thuận Đơn từ nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của Ông Cù Anh Tuấn từ ngày 12/1/2018 vì lý do cá nhân. Ông Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng Giám đốc được ABBANK giao nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc từ ngày 12.01.2018.
Ông Nguyễn Mạnh Quân sinh năm 1973, là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh thuộc Học viện Công nghệ Châu Á (AIT); Cử nhân ngoại ngữ tiếng Anh (Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội); Cử nhân kế toán tài chính (Đại học Thương mại Hà Nội).
Ông Nguyễn Mạnh Quân có hơn 22 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, từng nắm giữ các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng VID Public Bank, CitiBank, HSBC, Seabank, HDBank, MDBank và đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc ABBANK từ tháng 06/2015. Sau gần 03 năm đảm nhận vị trí Phó tổng giám đốc tại ABBANK, phụ trách lĩnh vực Quản lý tín dụng; Pháp chế - Tuân thủ; Quản lý rủi ro, với năng lực và kinh nghiệm điều hành nhiều năm tại vị trí cấp cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Mạnh Quân được Hội đồng quản trị tin tưởng và giao trọng trách là người đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc của ABBANK.
Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT ABBANK đánh giá ông Quân đáp ứng được yêu cầu phát triển của ABBANK trong chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng, kế thừa được những thành tựu mà ABBANK đã đạt được trong những năm vừa qua.
“Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi ABBANK đang thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2018 và triển khai Kế hoạch chiến lược tới năm 2020 và những năm tiếp theo do HĐQT thông qua”, ông Tiền cho biết.
Ông Cù Anh Tuấn ngồi ghế nóng tại ABBANK gần 2 năm, từ tháng 2.2016 thay cho ông Phạm Duy Hiếu.

Soi kết quả kinh doanh và thù lao lãnh đạo ABBank 2016

(Kiến Thức) - Lợi nhuận trước thuế cả năm 2016 của ABBank đạt trên 288,1 tỷ đồng. So với năm 2015, mức lợi nhuận này tăng gần 168%.

Mới đây Ngân hàng An Bình (ABBank) đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016.
Theo đó, tính đến hết tháng 12/2016, vốn điều lệ ngân hàng đạt trên 5.319 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2015. Tổng tài sản của ABBbank đạt 74.517 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2015.

Ngân hàng nào "dính" nợ xấu cao nhất năm 2017?

(Kiến Thức) - Tính đến hết quý III/2017, Sacombank và VPBank là 2 trong những cái tên dẫn đầu trong nhóm có tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cao nhất.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết quý III/2017, mặc dù tình hình kinh doanh có khởi sắc, nhiều ngân hàng báo lãi, thậm chí lãi lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cũng cao.
Đứng đầu trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sacombank. Theo báo cáo tài chính kết quả kinh doanh quý III/2017, nợ xấu của Sacombank còn ở mức cao 13.264 tỷ đồng, chiếm 5,9% tổng dư nợ tín dụng, giảm 1% so với đầu năm là 6,9%. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu ở các nhóm nợ nghi ngờ mất vốn (nhóm 4) ở mức 3.251 tỷ, tăng 24% và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) ở mức 9.593 tỷ, tăng 12,7% so với đầu năm.

Đại gia “săn” mai vàng nguyên thủy, cổ thụ về chơi Tết

Thị trường Tết đang sôi động với nhiều cây cảnh độc đáo, trong đó mai vàng nguyên thủy, cổ thụ đang được các "đại gia" lùng mua về chưng Tết.

Nhiều đại gia đang "săn lùng" cây mai vàng nguyên thủy, cổ thụ về chơi Tết.
  Nhiều đại gia đang "săn lùng" cây mai vàng nguyên thủy, cổ thụ về chơi Tết.