Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên đường thăm chính thức Pháp

Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa hai nước từ khi Pháp có Tổng thống mới và diễn ra vào dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao...

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, sáng 25/3/2018, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Cộng hòa Pháp.
Tham gia đoàn có bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ông Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an; Ông Hồ Mẫu Ngoạt, Trợ lý Tổng Bí thư và ông Nguyễn Thiệp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Pháp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa hai nước từ khi Pháp có Tổng thống mới và diễn ra vào dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao (1973-2018), 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước (2013-2018). Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng ta đến khu vực Tây Âu trong nhiệm kỳ Đại hội XII.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm thiết lập quan hệ với chính quyền mới của Pháp, tạo động lực, xác lập khuôn khổ và định hướng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp. Chuyến thăm thúc đẩy quan hệ chính trị-ngoại giao, mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại, đồng thời đẩy mạnh hợp tác an ninh-quốc phòng, giáo dục, đào tạo, khoa học-công nghệ, năng lượng, phát triển bền vững… góp phần khẳng định, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam và vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

Nữ phụ huynh bắt cô giáo có bầu quỳ xin lỗi là người thế nào?

Theo thông tin từ cán bộ tổ dân phố 3, phường Trung Đô (TP Vinh, Nghệ An), phụ huynh đánh giáo viên mầm non dọa sảy thai, buộc quỳ gối là lao động tự do, từ trước đến nay không có vi phạm gì.

Dư luận đang bàng hoàng về việc bà Phan Thị Nghĩa (trú tổ dân phố 3, phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An) vào sáng 22/3 đã xông vào Trường Mầm non Việt Lào, túm tóc, đánh vào bụng cô P.T.H là giáo viên thực tập, dù cô H. van xin đang có thai, và buộc cô giáo phải quỳ gối xin lỗi.
Nguyên nhân do con bà Nghĩa có vết bầm nhỏ nơi chân vì chơi đùa va vấp, bà cho rằng cô H. đã đánh cháu.

Tại sao chưa khởi tố vụ án hình sự vụ cháy chung cư Carina Plaza?

(Kiến Thức) - Vụ cháy chung cư Carina Plaza ở TP HCM dù gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, thế nhưng để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự cần xác định vụ việc phải có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015.

Liên quan đến vụ cháy chung cư Carina Plaza ở TP HCM khiến 13 người thiệt mạng tại chỗ, hàng chục người khác bị thương xảy ra vào ngày 23/3, chiều ngày 25/3, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự, cần xác định vụ việc phải có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 là: “Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội..”.
Một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố: tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác.