Tổng Bí thư chủ trì cuộc họp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sáng 10/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).

Nội dung cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến đối với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo đến nay; Kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm 2023 của Ban Chỉ đạo; Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Tong Bi thu chu tri cuoc hop ve phong, chong tham nhung, tieu cuc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trước đó, tại Phiên họp thứ 23 (tháng 1/2023), Ban Chỉ đạo yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, gồm:

- Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Vụ án xảy ra tại Học viện Quân y Bộ Quốc phòng (liên quan đến hợp tác nghiên cứu, sản xuất kit test COVID-19 với Công ty Việt Á)

- Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

- Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros và các công ty có liên quan.

- Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.

- Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Vụ án xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty AIC và các đơn vị có liên quan.

- Vụ án xảy ra tại Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (giai đoạn II).

- Vụ án xảy ra tại khóm 5, phường Châu Phú An, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xét xử sơ thẩm vụ án Nhật Cường:

(Nguồn: VTV1)

Cuộc điện thoại đem về hàng trăm tỷ đồng của cựu Bí thư Đồng Nai

Cựu Bí thư tỉnh Đồng Nai gọi điện cho bà Nhàn nhờ vả: "Góp cho Đồng Nai một tiếng nói", vì ông cho rằng bà Nhàn có nhiều mối quan hệ ở Trung ương.

Chiều 23/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Vi phạm đấu thầu ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh với chiêu thức như vụ AIC

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn yêu cầu lãnh đạo, nhân viên Công ty AIC thực hiện “Quy trình 70 bước”, liên quan đến vi phạm đấu thầu ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh.

Trong vụ án AIC, quá trình điều hành Công ty, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (người thành lập và điều hành hoạt động Công ty AIC, ngồi ghế Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc) yêu cầu lãnh đạo và nhân viên Công ty AIC phải thực hiện “Quy trình 70 bước”, trong đó có nội dung thực hiện thông thầu và gian lận trong đấu thầu, trái quy định của Luật Đấu thầu.
Khi đó, bà Hoàng Thị Thúy Nga là Phó Tổng giám đốc, kiêm Trưởng Ban 1, phụ trách địa bàn các tỉnh phía Nam. Bà Nga được coi là “cánh tay phải” của bà Nhàn.
Trong vụ án vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở GD&ĐT Quảng Ninh, bà Nga được xác định là Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group.
Từ năm 2016- 2019, bà Nga cùng đồng phạm đã thông đồng với bà Vũ Liên Oanh (nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh), để Công ty NSJ của bà Nga và các công ty được bà Nga mượn pháp nhân trúng 6 gói thầu, tổng giá trị hơn 636 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 80 tỷ đồng.
Vi pham dau thau o So GD&DT Quang Ninh voi chieu thuc nhu vu AIC
Bị can Hoàng Thị Thúy Nga (Ảnh: T.L)
Liên quan đến vụ AIC, để thực hiện hành vi phạm tội, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn từng yêu cầu lãnh đạo và nhân viên Công ty AIC phải thực hiện “Quy trình 70 bước”; liên quan đến vi phạm đấu thầu Sở GD&ĐT Quảng Ninh, bà Nga cũng phân công các phòng, ban, nhân viên cấp dưới ở công ty của mình thực hiện hành vi vi phạm theo “Quy trình 93 bước”.
Kết luận điều tra cho rằng, do tất cả 6 gói thầu đều được tổ chức bằng hình thức đấu thầu rộng rãi, nộp hồ sơ dự thầu bằng hồ sơ giấy nên bà Nga đã chỉ đạo Phòng Dự án lập hồ sơ dự thầu 1 “quân chính” (là Công ty NSJ, hoặc liên danh Công ty NSJ với các công ty khác) và đồng thời lập thêm 2 hoặc 3 hồ sơ công ty “quân xanh” để cùng dự thầu.
Đối với hồ sơ “quân xanh”, nhân viên Phòng Dự án liên hệ lấy hồ sơ dự thầu theo các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, nhưng cố tình đưa vào các tiêu chí về kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm, hồ sơ tài chính không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu.
Lập xong hồ sơ, các nhân viên của bà Nga chuyển cho Giám đốc của các công ty “quân xanh” ký đóng dấu hoàn tất thủ tục hồ sơ dự thầu, ký đóng dấu sẵn giấy giới thiệu để Phòng Dự án của Công ty NSJ cử người đi nộp hồ sơ và dự đấu thầu với mục đích đủ số lượng nhà thầu tham dự và chắc chắn sẽ bị loại khi chấm thầu, tạo điều kiện cho Công ty NSJ (hoặc liên danh mà bà Nga mượn tư cách pháp nhân) trúng thầu.
Để đảm bảo giá bán các sản phẩm hàng hóa thiết bị giáo dục và các gói thầu đúng với mức giá dự kiến, bà Nga chỉ đạo Phòng dự án phối hợp với chủ đầu tư làm việc với đơn vị tư vấn thẩm định giá: Công ty AIC và Công ty Gia Lộc phát hành chứng thư thẩm định giá và đưa ra đúng mức giá mà bà Nga đã chỉ đạo.
Theo kết luận điều tra, Ban Tài chính Công ty NSJ do Bùi Thị Tình là Trưởng ban, Lê Huy Bình là TGĐ phụ trách, nhưng thực tế bà Nga là người trực tiếp chỉ đạo.
Ban tài chính có nhiệm vụ tính toán, cân đối tài chính để lựa chọn Công ty NSJ hoặc MQF là đơn vị nhập khẩu; phối hợp với Phòng sản phẩm để tính hiệu quả dự án, cung cấp cho Ban hàng hóa giá các thiết bị đã được nâng khống “giá nối, giá đẩy” (do bà Nga đưa cho Tình) để Ban hàng hóa lập hợp đồng nối giữa các công ty trung gian với Công ty NSJ/MQF và thực hiện nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, Ban Tài chính còn thực hiện việc tạm ứng rút tiền hoặc nộp tiền, chuyển tiền từ các công của bà Nga hoặc cá nhân để cân đối tài chính, rút tiền mặt chuyển cho bị can Nga để đưa cho các cá nhân tại Sở GD&ĐT Quảng Ninh cảm ơn đã tạo điều kiện cho Công ty NSJ trúng các gói thầu.

Cựu Bí thư Đồng Nai khai 6 lần nhận hối lộ

Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) và Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) đã thành khẩn khai báo với HĐXX về mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC.

Một bị cáo gửi thư từ Mỹ về xin xét xử vắng mặt

Sáng 21/12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan. Khoảng 7h cùng ngày, đoàn xe đặc chủng đưa các bị cáo tới phiên toà. Trong số đó, bị cáo Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) và Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) được đi đến riêng, không cùng nhóm các bị cáo còn lại dẫn giải đến tòa.