Tổng Bí thư, Chủ tịch nước xin vắng mặt tiếp xúc cử tri Hà Nội do bận công tác

(Kiến Thức) - Chủ tịch MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm Lê Hồng Phú cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng do bận công tác nên xin phép không dự cuộc tiếp xúc cử tri sáng 19/6.

Sáng 19/6, các ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử số 1, Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc.
Các ĐB gồm bà Bùi Huyền Mai, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tư lệnh Bộ đội Thủ đô và bà Đào Tú Hoa (Thẩm phán trung cấp, TAND Tối cao).
Chủ tịch MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm Lê Hồng Phú cho biết, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng do bận công tác nên xin phép không dự cuộc tiếp xúc cử tri sáng 19/6.
Tong Bi thu, Chu tich nuoc xin vang mat tiep xuc cu tri Ha Noi do ban cong tac
 Sáng 19/6, các ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử số 1, Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đánh giá tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ổn định, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo... Tuy nhiên, cử tri cũng bày tỏ lo lắng về một số vấn đề dân sinh bức xúc, tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thậm chí tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận cán bộ công chức, gây mất niềm tin trong nhân dân...
Đề cập đến vụ 3 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ Xây dựng nhận hối lộ khi thực thi nhiệm vụ vừa bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố, bắt giam, cử tri Trịnh Thanh Phi (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) cho rằng, đây là vụ việc điển hình cho tình trạng cán bộ trong ngành chống tham nhũng lại đi vòi vĩnh, đòi chung chi để làm ngơ, bỏ qua cho sai phạm, Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của bộ máy công quyền liêm chính, kiến tạo và hành động.
“Đề nghị Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp phải có giải pháp quyết liệt làm trong sạch đội ngũ trong chính các cơ quan chống tham nhũng, chống tiêu cực. Cần đặt ra quy định nếu trong cơ quan nào mà cán bộ, nhân viên vòi vĩnh, nhận hối lộ thì phải xem xét trách người đứng đầu”, cử tri Phi kiến nghị.
Ông Phi cũng chia sẻ, cử tri rất hoan nghênh và kỳ vọng rất lớn vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Thời gian qua, người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt, mạnh mẽ, nhiều cán bộ cấp cao đã bị xử lý kỷ luật, chịu án tù... “Điều đó khiến nhân dân rất tin tưởng”, cử tri nói.
Cử tri Nguyễn Văn Hoà (phường Hàng Bồ) chúc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn mạnh khoẻ để tiếp tục lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân giành nhiều thắng lợi hơn nữa.
Ông Hoà đánh giá cao Đảng, Chính phủ, QH và các cơ quan liên quan đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc, thận trọng, khách quan, đúng người, đúng tội đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong vụ gian lận thi cử năm 2018.
Tuy nhiên, ông đề nghị các Học viện, ĐH đã trả hồ sơ, buộc thôi học đối với các cháu gian lận nâng điểm thi trở về địa phương cần tổ chức, rà soát, xét tuyển nhập học đối với các cháu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đủ điểm thi đúng với khả năng, trình độ, học lực của từng cháu được tiếp tục vào năm học 2019 để các cháu không bị thiệt thòi.
Cử tri Hoà cũng đặt câu hỏi về việc tại sao Tập đoàn điện lực VN (EVN) không tăng giá điện vào mùa đông để giảm áp lực đối với các DN và người dân? Rõ ràng việc tăng giá điện vào mùa hè sẽ có nhiều nguồn lợi lớn cho EVN.
Ông đề nghị QH, Chính phủ sớm chỉ đạo EVN nghiên cứu khách quan, trung thực, đặt lợi ích của người dân lên trên hết trong việc điều chỉnh bậc thang tính giá điện.
Cử tri Nguyễn Hữu Cử (phường Hàng Đào) đề cập đến dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông và bày tỏ băn khoăn sau 8 năm thi công, 10 lần điều chỉnh thiết kế, 4 lần lỗi hẹn, không biết đến bao giờ dự án được đưa vào vận hành chính thức.
“Dự án đội vốn lên gần gấp đôi, tiến độ chậm thì trách nhiệm thuộc về ai? Tổng thầu TQ chậm tiến độ tại sao không bị phạt?”, ông Cử đặt câu hỏi.
Giải đáp các kiến nghị của cử tri, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội Bùi Huyền Mai cho biết, sáng nay do điều kiện công tác nên Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có đề nghị và xin phép được vắng mặt tại buổi tiếp xúc.
Bà Bùi Huyền Mai cũng cho hay xin tiếp thu tất cả các nội dung kiến nghị của cử tri nêu với ĐBQH hôm nay và đã làm rõ một số vấn đề.

Gây tham nhũng là “tội đồ”, thất thoát nghìn tỷ tử hình không đủ răn đe

(Kiến Thức) - Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hận, các hành vi cố ý gây thất thoát, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng cho dù nhận bản án cao nhất cũng chưa bảo đảm tính răn đe, chưa bảo đảm công bằng xã hội.

Tham nhũng trong cổ phần hóa doanh nghiệp gây bức xúc

Chặn tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Tình trạng người Việt tiếp tay mua nhà cho người nước ngoài là một trong những kiến nghị được đưa ra trong phiên làm việc của Quốc hội diễn ra ngày 27-5. Tại đây, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã trình bày kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Chan tinh trang nguoi Viet tiep tay mua nha cho nguoi nuoc ngoai

Nhu cầu sở hữu bất động sản tại Việt Nam của người nước ngoài đang tăng, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc - Ảnh: TH. 

Nhiều tồn tại, hạn chế liên quan tới đất đai tại đô thị đã được ông Thanh đưa ra. Cụ thể, đến nay vẫn còn 5 tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Bến Tre và Cà Mau) chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện các quy hoạch hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu.

Tại Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt khoảng 9% trong khi theo quy hoạch phải đạt 20-26% đối với đô thị trung tâm, 18-23% đối với đô thị vệ tinh, 16-20% cho các thị trấn; tỷ lệ đất bến bãi đỗ xe trên đất xây dựng đô thị phải đạt 3-4% nhưng thực tế chỉ đạt dưới 1%.

Ngoài ra, tình trạng bất cập liên quan tới việc triển khai các dự án BT, sử dụng đất quốc phòng, công trình văn hoá tâm linh cũng được ông Thanh đề cập.

Về việc người Việt Nam đứng tên mua nhà cho người nước ngoài, người đứng đầu Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội không nêu nhận định cũng như con số liên quan song đoàn giám sát kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Chính phủ cũng được đề nghị chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khắc phục các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và có biện pháp xử lý cụ thể, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10 -2020).

Hiện nay, vẫn chưa có thống kê chính thức nào về tình trạng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Song, theo các công ty phân tích thị trường trong ngành, nhu cầu người nước ngoài mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam đang tăng rất mạnh.

Báo cáo năm ngoái của CBRE, công ty đầu tư và dịch vụ bất động sản thương mại, cho thấy, người nước ngoài nói chung, đặc biệt là người Trung Quốc có sự quan tâm đặc biệt vào bất động sản tại tại TP.HCM trong 3 năm qua.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.

Khách Trung Quốc quan tâm tới bất động sản hạng sang, đặc biệt là tại TPHCM đang tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2016, những giao dịch căn hộ hạng sang thành công của CBRE tại TPHCM là người Trung Quốc chỉ chiếm 2%, năm 2017 là 4%, thì đến 9 tháng đầu 2018, tỷ lệ người mua có quốc tịch Trung Quốc tăng lên dẫn đầu chiếm đến 31%. Bên cạnh đó, CBRE nhận thấy càng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua chưa từng đặt chân tới thị trường Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, số căn hộ mà người nước ngoài được quyền sở hữu trong một tòa nhà chung cư bị giới hạn ở mức 30% nên nguồn cung không lớn. Ngoài ra, cơ quan quản lý địa phương chưa áp dụng hệ thống cần thiết để đăng ký và theo dõi số lượng căn hộ thuộc sở hữu của người nước ngoài trong một dự án nhất định vì vậy, thị trường thứ cấp đã bị đóng băng. Nhiều tỉnh thành chưa có hệ thống thống kê việc thay đổi quyền sở hữu từ của người Việt sang người nước ngoài.

Trong 9 tháng đầu năm 2018 tỷ lệ người mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE là người nước ngoài chiếm 76%, trong đó 31% đến từ Trung Quốc, theo CBRE.