Tội tham nhũng bị xử phạt thế nào qua 3 bộ luật thời phong kiến?

Dưới thời phong kiến, tội tham nhũng thường bị xử phạt rất nghiêm khắc. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, phạm nhân sẽ bị đánh trượng, chặt tay, tử hình.

Quy định của các bộ luật Hình Thư, Hồng Đức, Gia Long còn được lưu lại đến nay phần nào cho thấy được cách chống tham nhũng của các triều đại phong kiến trước đây.
Luật Hình Thư
Triều Lý (1009-1225) là nhà nước quân chủ đầu tiên của nước ta ban hành bộ luật thành văn với tên gọi Hình Thư (năm 1042, dưới thời vua Lý Thái Tông). Bộ luật này hiện nay không còn, tuy nhiên, những chiếu chỉ còn lưu lại vẫn thể hiện một số nội dung cốt lõi.
Ngoài các tội về “thập ác”, tội tham nhũng cũng được luật pháp đặc biệt quan tâm. Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban chiếu: “Những người thu quá số thuế quy định sẽ bị ghép vào tội ăn trộm. Người dân tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm. Người ở kinh thành mà cáo giác nhận thưởng bằng hiện vật thu được”.
Luật còn quy định “ai ở kho lụa nhận riêng một thước lụa bị phạt 100 trượng, nhận từ một tấm trở lên bị phạt trượng theo tấm kèm 10 năm khổ sai”.
Ngoài hình phạt chính, các quan ăn hối lộ từ một đến 9 quan tiền bị phạt 50 quan, từ 10 đến 19 quan thì bị phạt từ 60 đến 100 quan. Của hối lộ một phần trả lại chủ, một phần sung vào kho.
Sách về Hoàng Việt luật lệ (bộ luật Gia Long). Ảnh: Lịch sử Pháp luật Việt Nam.Luật Hồng Đức.
Sách về Hoàng Việt luật lệ (bộ luật Gia Long). Ảnh: Lịch sử Pháp luật Việt Nam.Luật Hồng Đức.
Lê Thánh Tông được đánh giá là vị vua anh minh. Một trong những việc làm của ông được lịch sử đánh giá cao là cho xây dựng bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) gồm 722 điều. Đây là bộ luật thành văn hoàn chỉnh còn được lưu lại đến nay. Trong 722 điều, có trên 40 điều liên quan chống tham nhũng.
Điều 138 của luật Hồng Đức quy định: “Quan lại tham ô từ một đến 9 quan tiền, bị cách chức; từ 10 đến 19 quan bị đánh trượng, đi đày; từ 20 quan trở lên, bị chém. Ăn lễ từ một đến 9 quan phải phạt 50 quan; từ 10 đến 19 quan phạt từ 60 đến 100 quan; từ 20 quan trở lên phạt tội làm phu. Của hối lộ bỏ vào kho một phần, một phần trả lại chủ”.
Vua Lê Thánh Tông chủ trương chống tham nhũng, chỉ dùng bậc hiền tài, loại trừ kẻ xu nịnh, khiến các quan chức vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh bợ không còn đất sống. Nạn tham nhũng tàn phá đất nước bị đẩy lùi.
Song song với chống quan lại ăn của hối lộ, đút lót, vua ban sắc dụ những ai mượn cớ để vòi vĩnh, được biếu xén, đi lại, chè chén, cầu kết bạn với người đảm trách pháp luật đều phải bắt giam, xét tội. Khi đã tham ô, việc định tội không phân biệt hay căn cứ giàu nghèo, chức trọng hay hèn kém.
Luật còn có một số quy định như quan lại không được lấy vợ, kết làm thông gia với người ở nơi mình cai quản; không đưa quan lại về quê hương bản quán trị nhậm; không được tậu đất, vườn ruộng, nhà tại nơi cai quản; không được lấy người cùng quê làm giúp việc; người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một nơi.
Luật Gia Long
Cũng như thời Lê, dưới thời nhà Nguyễn, tội tham nhũng cũng bị trừng trị rất nghiêm khắc. Trong 400 điều của luật Gia Long (ban hành năm 1815), 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng.
Điều 31 quy định quan lại nhận hối lộ phải chịu hình phạt thấp nhất 70 trượng, cao nhất là treo cổ. Điều 111 quy định: “Quan lại dùng chức vụ vô cớ bắt trói người và tra khảo họ nơi tư gia (không kể có thương tích hay không thương tích) thì tăng hơn người thường hai bậc tội. Nếu nạn nhân chết, người ấy bị xử treo cổ”.
Trong số các vua triều Nguyễn, Minh Mạng nổi tiếng nghiêm khắc với những quan lại tham nhũng. Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1823, viên lại Phủ Nội vụ tên Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng, bị phát hiện. Theo luật, tội này sẽ bị chém đầu, nhưng xét thấy trước đây có ít nhiều công trạng nên Bộ Hình giảm xuống thành bắt đi đày viễn xứ.
Minh Mạng không chấp nhận đề nghị giảm án. Vua ra lệnh phải đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình.
Cuối năm 1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, người này đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho. Nhưng để răn đe nghiêm hơn, vua Minh Mạng ra chỉ dụ “chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận”.
Cũng theo Đại Nam thực lục, năm 1822, Quảng Đức và Quảng Trị bị thiên tai nên gạo đắt, triều đình cho phát 25.000 hộc để bán cho dân. Người lính quản lý kho thóc ở kinh là Đặng Văn Khuê phụ trách phát thóc, nhưng mỗi hộc thóc lại thiếu một ít. Vụ việc bị phát giác, vua Minh Mạng giao bộ Hình tra xét. Án xong tâu lên, vua Minh Mạng liền ra lệnh chém.
Cũng dưới thời Minh Mạng, năm 1821, Phó tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý (cha vợ Minh Mạng) cũng bị xử tử vì tham nhũng tới 30.000 quan tiền.
Ngoài những bản án rất nặng, thời nhà Nguyễn, các quan tham nhũng của dân đều bị tịch thu tài sản, đem xử chém trước dân chúng nhằm thị uy.

Kinh ngạc kết quả “Đả hổ, diệt ruồi” chống tham nhũng của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trong năm 2017, Trung Quốc mạnh tay thực hiện chiến dịch “Đả hổ, diệt ruồi” nhằm tuyên chuyến vấn nạn tham nhũng trong tầng lớp quan chức. Theo đó, 347 quan chức bị kết án tham nhũng bị đưa về nước trong năm qua.

Cuộc chiến chống tham nhũng là chủ đề "nóng" được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm, trong đó có Trung Quốc. Trong những năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã tích cực thực hiện chiến dịch phòng chống tham nhũng “Đả hổ, diệt ruồi” và đạt được hiệu quả rõ rệt.

Lý giải thú vị: Vì sao người Việt tò mò?

(Kiến Thức) - Từ tâm lý về những cái chết "không bình thường" như ngã cây, đuối nước, đột tử... khiến người Việt tò mò hơn khi gặp hoàn cảnh cụ thể.

Ra đường, thấy vụ tai nạn thì xúm đông xúm đỏ vào xem, thậm chí "quên" cả việc đưa người bị nạn đi cấp cứu. Trong một tập thể, có khi "bằng mặt nhưng không bằng lòng" song chỉ cần một người đứng lên nói xấu người khác thì ngay lập tức sẽ có người hùa theo... Đó là những biểu hiện sinh động của thói tò mò, tâm lý đám đông khiến người Việt "không lẫn vào đâu được", theo cách nói của ThS Trần Văn Phương, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy văn hóa.

Tâm lý đám đông vì sợ mang tiếng không biết gì
Đề cập đến thói tính cách làm người Việt trở nên xấu xí, ThS Trần Văn Phương cho rằng, những tính cách tạm gọi là không tốt thì ở quốc gia, dân tộc nào cũng có. Nhưng ở Việt Nam, đáng lo ngại là nó trở thành nếp sinh hoạt từ đô thị đến nông thôn, từ già đến trẻ, từ dân thường đến quan chức... Điểm mặt chuỗi tính cách "xấu xí" ấy, ThS Trần Văn Phương đã gọi tên đầu tiên là tính tò mò, hiếu kỳ, tâm lý đám đông.

Hé lộ 9 tuyệt sắc giai nhân của gian thần Hòa Thân

(Kiến Thức) - Hòa Thân không chỉ tham lam tiền bạc mà ông ta luôn khát khao có được mọi giai nhân trong thiên hạ để hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian.

Tính cách quyết định số phận, địa vị quyết định hôn nhân. Một quan tham đệ nhất như Hòa Thân, ông ta hận rằng không thể vơ hết tiền bạc trong thiên hạ. Là một Hòa Thân quyền thế ngút trời, muốn gì được nấy vì thế ông ta luôn khao khát có mọi giai nhân trong thiên hạ để được hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian, thậm chí còn dám nhòm ngó cả giai nhân của hoàng thượng. Theo sử sách ghi lại thì có đến 9 trang tuyệt sắc giai nhân luôn kề cận bên đại gian thần này. Thực sự quan tham như Hòa Thân từ cổ chí kim chắc chỉ có một.
Tính cách quyết định số phận, địa vị quyết định hôn nhân. Một quan tham đệ nhất như Hòa Thân, ông ta hận rằng không thể vơ hết tiền bạc trong thiên hạ. Là một Hòa Thân quyền thế ngút trời, muốn gì được nấy vì thế ông ta luôn khao khát có mọi giai nhân trong thiên hạ để được hưởng trọn phong lưu chốn nhân gian, thậm chí còn dám nhòm ngó cả giai nhân của hoàng thượng. Theo sử sách ghi lại thì có đến 9 trang tuyệt sắc giai nhân luôn kề cận bên đại gian thần này. Thực sự quan tham như Hòa Thân từ cổ chí kim chắc chỉ có một. 

Phùng Tễ Văn - người vợ kết tóc se tơ với Hòa Thân. Nàng vốn là cháu gái của tể tướng Anh Liêm đương triều. Khi kết hôn, Hòa Thân còn chưa đăng quan đọc sách. Phùng Tễ Văn xuất thân danh giá, là con gái độc nhất của một gia thế Mãn Thanh. Tổ phụ nàng quản lý tài chính quốc gia và phụ trách các sự vụ trong cung đình và rất được Càn Long tín nhiệm. Nàng tính tình hiền dịu đoan trang, sau khi xuất giá an phận một lòng vì chồng, giáo dưỡng con cái. Nàng luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho Hòa Thân. Điều này khiến cho Hòa Thân chưa bao giờ dám làm điều gì ngông cuồng trước mặt nàng. Họ có hai người con, con cả lấy công chúa Hòa Hiếu cháu đời thứ 12 của Càn Long, con thứ không may chết yểu vào năm Gia Khánh nguyên niên. Đau đớn tột cùng nên cơ thể lâm trọng bệnh, đến năm thứ 3 Gia Khánh tức 1798 thì nàng qua đời, thọ 47 tuổi. Đám tang được tổ chức vô cùng long trọng, các vương công đại thần trong triều đều có mặt.
Phùng Tễ Văn - người vợ kết tóc se tơ với Hòa Thân. Nàng vốn là cháu gái của tể tướng Anh Liêm đương triều. Khi kết hôn, Hòa Thân còn chưa đăng quan đọc sách. Phùng Tễ Văn xuất thân danh giá, là con gái độc nhất của một gia thế Mãn Thanh. Tổ phụ nàng quản lý tài chính quốc gia và phụ trách các sự vụ trong cung đình và rất được Càn Long tín nhiệm. Nàng tính tình hiền dịu đoan trang, sau khi xuất giá an phận một lòng vì chồng, giáo dưỡng con cái. Nàng luôn quan tâm chăm sóc chu đáo cho Hòa Thân. Điều này khiến cho Hòa Thân chưa bao giờ dám làm điều gì ngông cuồng trước mặt nàng. Họ có hai người con, con cả lấy công chúa Hòa Hiếu cháu đời thứ 12 của Càn Long, con thứ không may chết yểu vào năm Gia Khánh nguyên niên. Đau đớn tột cùng nên cơ thể lâm trọng bệnh, đến năm thứ 3 Gia Khánh tức 1798 thì nàng qua đời, thọ 47 tuổi. Đám tang được tổ chức vô cùng long trọng, các vương công đại thần trong triều đều có mặt. 
Trường nhị cô là tiểu thiếp trong phủ của Hòa Thân, khi vào phủ được ở cùng khu với Phùng Tễ Văn nên trong phủ được gọi là Mợ Hai. Đây có thể nói là người được Hòa Thân vô cùng tín nhiệm bởi nàng rất giỏi quản lý tài chính và chuyên phụ trách tài chính của Hòa gia. Nàng là người rất thông minh và có chủ kiến, mỗi khi Hòa Thân gặp phải chuyện đau đầu đều tìm nàng bàn bạc vì thế nàng là người có quyền lực nhất trong Hòa phủ. Nàng vốn xuất thân nghèo khổ thấp hèn, năm 11 tuổi đã bị đến phủ của Tào Tư Viên ở Hình bộ làm nô tì. Ở đây nàng không những học được quản lý tài chính mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Nàng càng lớn càng xinh đẹp lại đa tài nên được Tào Tư Viên lập làm thiếp. Vì cứu thân nên ông ta đã dâng nàng cho Hòa Thân. Hòa Thân gặp nàng thì mê mệt vì sắc đẹp và ngưỡng mộ về tài năng nên sau này nàng đã trở thành cánh tay đắc lực của Hòa Thân.
 Trường nhị cô là tiểu thiếp trong phủ của Hòa Thân, khi vào phủ được ở cùng khu với Phùng Tễ Văn nên trong phủ được gọi là Mợ Hai. Đây có thể nói là người được Hòa Thân vô cùng tín nhiệm bởi nàng rất giỏi quản lý tài chính và chuyên phụ trách tài chính của Hòa gia. Nàng là người rất thông minh và có chủ kiến, mỗi khi Hòa Thân gặp phải chuyện đau đầu đều tìm nàng bàn bạc vì thế nàng là người có quyền lực nhất trong Hòa phủ. Nàng vốn xuất thân nghèo khổ thấp hèn, năm 11 tuổi đã bị đến phủ của Tào Tư Viên ở Hình bộ làm nô tì. Ở đây nàng không những học được quản lý tài chính mà cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Nàng càng lớn càng xinh đẹp lại đa tài nên được Tào Tư Viên lập làm thiếp. Vì cứu thân nên ông ta đã dâng nàng cho Hòa Thân. Hòa Thân gặp nàng thì mê mệt vì sắc đẹp và ngưỡng mộ về tài năng nên sau này nàng đã trở thành cánh tay đắc lực của Hòa Thân.
Ngô Khanh Liên là một tài nữ nổi tiếng Tô Châu Giang Nam, vốn là ái thiếp của Vương Đản Vọng - quan Bố Chính Cam Túc, hậu nhiệm tuần phủ Chiết Giang. Nàng là người nổi tiếng có phong thái uyển chuyển, ăn nói khôn khéo, cầm kì thi họa đều giỏi nên làm say mê biết bao người, rất được các bậc mày râu yêu chiều, nhất là sau khi nàng đến sống tại Bảo Ngọc lâu các xây bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu. Năm thứ 16 Càn Long, Vương Đản Vọng và các quan lại địa phương dính vào vụ án tham ô lớn và bị giết, tài sản bị tịch thu, nàng được Thị lang Tưởng Tích đưa về phủ, sau này vì muốn câu kết với Hòa Thân nên đã dâng nàng cho Hòa Thân. Sau khi về Hòa gia, nàng cùng với Trường Nhị Cô quản lí tài chính cho nội phủ, nàng cũng có tài trong quản lí tài chính và trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu của Hòa Thân.
Ngô Khanh Liên là một tài nữ nổi tiếng Tô Châu Giang Nam, vốn là ái thiếp của Vương Đản Vọng - quan Bố Chính Cam Túc, hậu nhiệm tuần phủ Chiết Giang. Nàng là người nổi tiếng có phong thái uyển chuyển, ăn nói khôn khéo, cầm kì thi họa đều giỏi nên làm say mê biết bao người, rất được các bậc mày râu yêu chiều, nhất là sau khi nàng đến sống tại Bảo Ngọc lâu các xây bên bờ Tây Hồ, Hàng Châu. Năm thứ 16 Càn Long, Vương Đản Vọng và các quan lại địa phương dính vào vụ án tham ô lớn và bị giết, tài sản bị tịch thu, nàng được Thị lang Tưởng Tích  đưa về phủ, sau này vì muốn câu kết với Hòa Thân nên đã dâng nàng cho Hòa Thân. Sau khi về Hòa gia, nàng cùng với Trường Nhị Cô quản lí tài chính cho nội phủ, nàng cũng có tài trong quản lí tài chính và trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu của Hòa Thân. 
Đậu Khấu mĩ nữ Dương Châu, là một trong những “Tiến hiến mĩ nữ” được Uông Như Long thương gia buôn muối Dương Châu dày công nuôi dạy. Nếu so với các mỹ nữ trong phủ Hòa Thân thì nàng còn đa tài hơn nhiều. Năm đó, Hòa Thân cùng Càn Long đi tuần thú Giang Nam, khi Uông Như Long dâng mĩ nữ cho hoàng đế thì cũng dâng Đậu Khấu cho Hòa Thân làm cống phẩm. Bản tính háo sắc của Hòa Thân trỗi dậy, nên chẳng có gì lạ khi đại giai thần mới gặp đã mê mệt nàng. Ngày 18/01 năm thứ tư Gia Khánh, khi nghe tin Hòa Thân bị chết trong ngục, nàng vô cùng đau đớn, sau khi làm một bài thơ liền nhảy lầu tự vẫn.
Đậu Khấu mĩ nữ Dương Châu, là một trong những “Tiến hiến mĩ nữ” được Uông Như Long thương gia buôn muối Dương Châu dày công nuôi dạy. Nếu so với các mỹ nữ trong phủ Hòa Thân thì nàng còn đa tài hơn nhiều. Năm đó, Hòa Thân cùng Càn Long đi tuần thú Giang Nam, khi Uông Như Long dâng mĩ nữ cho hoàng đế thì cũng dâng Đậu Khấu cho Hòa Thân làm cống phẩm. Bản tính háo sắc của Hòa Thân trỗi dậy, nên chẳng có gì lạ khi đại giai thần mới gặp đã mê mệt nàng.  Ngày 18/01 năm thứ tư Gia Khánh, khi nghe tin Hòa Thân bị chết trong ngục, nàng vô cùng đau đớn, sau khi làm một bài thơ liền nhảy lầu tự vẫn. 
Nạp Lan: Trên danh nghĩa là con nuôi của Hòa Thân nhưng thực tế là nhân tình của ông ta. Bố của Nạp Lan là Tô Lăng Á. Khi nàng lên 13, 14, Tô Lăng Á đang làm đạo đài ở Nhiêu Quảng Giang Nam. Ông ta ngày đêm nuôi mộng đến Bắc Kinh làm quan lớn nên mới câu kết với Hòa Thân và dâng con gái như hoa như ngọc của mình làm con nuôi cho ông ta. Sau một đêm phong tình với Hòa Thân thì đôi bên đều có lợi của mình. Cha nàng được điều đến Kinh thành làm thị lang ở sử bộ, sau này dần dần lên cao. Hòa Thân và Nạp Lan lúc nào cũng quấn quýt, ông ta cũng rất muốn cưới nàng đưa về phủ nhưng không thể đổi được chữ “con nuôi” đã nhận, sợ người đời dị nghị thế là đành đối đãi với nàng dưới cái danh nghĩa mập mờ "cha - con".
Nạp Lan: Trên danh nghĩa là con nuôi của Hòa Thân nhưng thực tế là nhân tình của ông ta. Bố của Nạp Lan là Tô Lăng Á. Khi nàng lên 13, 14, Tô Lăng Á đang làm đạo đài ở Nhiêu Quảng Giang Nam. Ông ta ngày đêm nuôi mộng đến Bắc Kinh làm quan lớn nên mới câu kết với Hòa Thân và dâng con gái như hoa như ngọc của mình làm con nuôi cho ông ta. Sau một đêm phong tình với Hòa Thân thì đôi bên đều có lợi của mình. Cha nàng được điều đến Kinh thành làm thị lang ở sử bộ, sau này dần dần lên cao. Hòa Thân và Nạp Lan lúc nào cũng quấn quýt, ông ta cũng rất muốn cưới nàng đưa về phủ nhưng không thể đổi được chữ “con nuôi” đã nhận,  sợ người đời dị nghị thế là đành đối đãi với nàng dưới cái danh nghĩa mập mờ "cha - con".
Hắc Mai Khôi. Nàng cũng là một mĩ nữ được thương nhân buôn muối Uông Như Long dâng tặng làm cống phẩm khi Hòa Thân cùng Càn Long xuống Dương Châu Giang Nam. Nàng có nước da bánh mật mịn láng như lụa, cơ thể căng tràn sức sống, dáng người uyển chuyển thướt tha. Hắc Mai Khôi đã hớp hồn Hòa Thân trong suốt thời gian dài. Sau này, vào cuối đời Càn Long có luật cứ đến mùa xuân hậu cung sẽ cho một số cung nữ được xuất cung, Hòa Thân bèn lợi dụng cơ hội này, đút lót thái giám tổng quản. Nhờ vậy, nàng hợp tình hợp lẽ được xuất cung và về sống tại biệt thự Thục xuân viện của Hòa Thân. Hai người thoải mái gặp gỡ. Sau này, Hòa Thân đưa nàng về phủ làm thiếp. Đây chính là mĩ nữ được nhắc đến trong 20 tội trạng mà Gia Khánh xử Hòa Thân có tội “nạp xuất cung nữ tử vi thứ thê”.
 Hắc Mai Khôi. Nàng cũng là một mĩ nữ được thương nhân buôn muối Uông Như Long dâng tặng làm cống phẩm khi Hòa Thân cùng Càn Long xuống Dương Châu Giang Nam. Nàng có nước da bánh mật mịn láng như lụa, cơ thể căng tràn sức sống, dáng người uyển chuyển thướt tha. Hắc Mai Khôi đã hớp hồn Hòa Thân trong suốt thời gian dài. Sau này, vào cuối đời Càn Long có luật cứ đến mùa xuân hậu cung sẽ cho một số cung nữ được xuất cung, Hòa Thân bèn lợi dụng cơ hội này, đút lót thái giám tổng quản. Nhờ vậy, nàng hợp tình hợp lẽ được xuất cung và về sống tại biệt thự Thục xuân viện của Hòa Thân. Hai người thoải mái gặp gỡ. Sau này, Hòa Thân đưa nàng về phủ làm thiếp. Đây chính là mĩ nữ được nhắc đến trong 20 tội trạng mà Gia Khánh xử Hòa Thân có tội “nạp xuất cung nữ tử vi thứ thê”.
Tiểu Oanh và Tử Yến cũng giống Hắc Mai Khôi đều là cống phẩm của quan lại Giang Nam. Lúc đó Hòa Thân hộ tống Càn Long đi tuần Giang Ninh, khi đến hỏi thăm tình hình ở bên sông Tần Hoài tổng đốc Lưỡng Giang và chủ xưởng dệt Giang Ninh bèn sắp xếp danh kĩ tập trung trên thuyền vô cùng náo nhiệt. Tối hôm đó, bọn họ còn cống cho Càn Long hai nàng giai nhân tuyệt sắc Giang Nam. Nàng Tiểu Oanh đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Tiểu Oanh và Tử Yến cũng giống Hắc Mai Khôi đều là cống phẩm của quan lại Giang Nam. Lúc đó Hòa Thân hộ tống Càn Long đi tuần Giang Ninh, khi đến hỏi thăm tình hình ở bên sông Tần Hoài tổng đốc Lưỡng Giang và chủ xưởng dệt Giang Ninh bèn sắp xếp danh kĩ tập trung trên thuyền vô cùng náo nhiệt. Tối hôm đó, bọn họ còn cống cho Càn Long hai nàng giai nhân tuyệt sắc Giang Nam. Nàng Tiểu Oanh đẹp nghiêng nước nghiêng thành.
Còn nàng Tử Yên cũng là trang quốc sắc thiên hương. Điều này làm Hòa Thân thèm nhỏ dãi, cũng khiến ông ta nổi cơn thịnh nộ, cuối cùng bọn họ phải cống cho Hòa Thân mười mấy vạn lượng bạc mới yên thân. Hòa Thân không thôi tơ tưởng hai nàng bao nhiêu năm, mãi về sau cũng giống như nàng Mai Khôi, đợi hai nàng xuất cung ông ta bèn đón vào phủ làm thiếp.
Còn nàng Tử Yên cũng là trang quốc sắc thiên hương. Điều này làm Hòa Thân thèm nhỏ dãi, cũng khiến ông ta nổi cơn thịnh nộ, cuối cùng bọn họ phải cống cho Hòa Thân mười mấy vạn lượng bạc mới yên thân. Hòa Thân không thôi tơ tưởng hai nàng bao nhiêu năm, mãi về sau cũng giống như nàng Mai Khôi, đợi hai nàng xuất cung ông ta bèn đón vào phủ làm thiếp.
Nàng Mary là người phương tây, tóc vàng mắt xanh, vô cùng lẳng lơ đa tình. Nàng với Đậu Khấu chính là hai giai nhân đẹp nhất trong phủ Hòa Thân, bình thường nàng vẫn sống cùng với Ngô Khanh Liên, Đậu Khấu và Hắc Mai Khôi ở từ đường sân sau. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Nàng Mary là người phương tây, tóc vàng mắt xanh, vô cùng lẳng lơ đa tình. Nàng với Đậu Khấu chính là hai giai nhân đẹp nhất trong phủ Hòa Thân, bình thường nàng vẫn sống cùng với Ngô Khanh Liên, Đậu Khấu và Hắc Mai Khôi ở từ đường sân sau. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).