Toàn văn bài phát biểu của Nhật Hoàng khi thoái vị

(Kiến Thức) - Vào lúc 17h địa phương (15h Hà Nội), Nhật Hoàng Akihito tuyên bố thoái vị trước sự chứng kiến của khoảng 300 khách mời, kết thúc triều đại Heisei.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đọc tuyên bố về việc thoái vị của Nhật Hoàng trước khi Nhật hoàng Akihito đọc diễn văn đáp từ. Buổi lễ đơn giản chỉ kéo dài vỏn vẹn 10 phút và kết thúc khi Nhật hoàng Akihito được đưa ra khỏi phòng khách cùng Hoàng hậu và những người tùy tùng của mình.
Toan van bai phat bieu cua Nhat Hoang khi thoai vi
Nhật hoàng Akihito đọc tuyên bố thoái vị. 
Tối nay, Nhật hoàng sẽ chính thức chấm dứt triều đại Heisei của mình khi trao lại ba báu vật thiêng liêng thường được biết tới là "Tam chủng thần khí". Ba báu vật này bao gồm một thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, một chiếc giương Yata no Kagami và viên ngọc Yasakani no Magatama. Sau khi Nhật hoàng trao trả lại các báu vật này, triều đại Heisei của ông sẽ kết thúc vào đúng khoảnh khắc nửa đêm nay - ngày 30/4/2019.
Toàn văn bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito khi thoái vị

Ngày hôm nay, tôi kết thúc nhiệm vụ của mình với tư cách một Nhật hoàng.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bài tuyên bố mà Thủ tướng Shinzo Abe [đã vừa] nói thay cho người dân Nhật Bản.
Kể từ khi lên ngôi 30 năm trước, tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình với tư cách Nhật hoàng và ý thức sâu sắc về sự tin tưởng và tôn trọng mà mọi người [dân Nhật Bản] dành cho tôi, tôi thấy mình thật may mắn để có được [sự tôn trọng] đó. Tôi xin chân thành cảm ơn những người đã chấp thuận và ủng hộ tôi trong vai trò là một biểu tượng của đất nước.
Tôi và Hoàng hậu cũng rất mong muốn triều đại Reiwa - sẽ bắt đầu vào ngày mai sẽ ổn định và hiệu quả. Tôi cầu nguyện với cả trái tim mình, vì hòa bình, hạnh phúc cho tất cả mọi người dân Nhật Bản và trên toàn thế giới.
Vào ngày mai, Thái tử Naruhito sẽ lên ngôi trong một buổi lễ ngắn gọn và tối giản tương tự như buổi lễ thoái vị của cha mình vừa diễn ra. Triều đại mới của Thái tử Naruhito có tên là Lệnh Hòa (Reiwa).

Mời độc giả xem Video: Nhật hoàng Akihito phát biểu trên sóng truyền hình hồi tháng 3/2019.


Thủ tướng Canada hai lần nhầm Nhật Bản thành Trung Quốc

Sự cố xảy ra khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau gặp gỡ người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại Ottawa để thảo luận một số vấn đề trước thềm hội nghị G20.

Thu tuong Canada hai lan nham Nhat Ban thanh Trung Quoc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Ảnh: Rappler)
"... nhân dịp kỷ niệm 90 năm quan hệ ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc, à, Canada và Nhật Bản", ông nói trong đoạn phim được ghi lại. Mặc dù Thủ tướng Canada đã tự sửa lỗi một cách nhanh chóng, ông dường như không được tập trung khi đã mắc lại sai lầm tương tự sau đó.

Hành trình 85 năm đi cùng nước Nhật của Nhật hoàng Akihito

Akihito, Hoàng đế của nước Nhật trong 30 qua, người đứng đầu hoàng gia lâu đời nhất trên thế giới, sẽ thoái vị vào ngày 30/4, ở tuổi 85. Ông trở thành Nhật hoàng đầu tiên từ bỏ ngai vàng trong 200 năm qua.

Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito
 Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vẫy chào từ ban công Cung điện vào ngày đầu Năm mới, 2/1/2019. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-2
 Hoàng hậu Nagako bế Thái tử Akihito mới 1 tuổi vào năm 1935. Ảnh: Kyodo/AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-3
 Cậu bé Akihito đến trường tiểu học Gakushuin vào năm 1940. Ảnh: AFP/Getty Images
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-4
 Akihito cùng mẹ và em trai Yashi (sau này được biết đến với tên Hoàng tử Hitachi) ở Tokyo năm 1948. Ảnh: Getty Images
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-5
 Akihito và Michiko Shoda, người sau này trở thành vợ ông, tại Câu lạc bộ quần vợt Tokyo Lawn ở Tokyo ngày 6/12/1958. Ảnh: Kyodo/Reuters
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-6
 Chân dung Thái tử Akihito và Công nương Michiko tại sân bay quốc tế Tokyo vào tháng 3/1959. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-7
 Hoàng tử Akihito và vợ thực hiện nghi lễ tại đền Shinto bên trong Hoàng cung vào tháng 4/1959, vài ngày trước đám cưới. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-8
 Cỗ xe ngựa hoàng gia chở cô dâu chú rể trong lễ cưới. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-9
 Hai vợ chồng Thái tử đi chơi công viên Disneyland ở California, Mỹ năm 1960. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-10
 Thăm tượng đài Lincoln ở Thủ đô Washington D.C vào tháng 9/1960. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-11
 Thái tử ném quả bóng đầu tiên bắt đầu trận đấu giữa đội New York Yankees và Boston Red Sox ở New York, ngày 2/10/1960. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-12
 Thái tử và Công nương trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 9/1960. Ảnh: AFP/Getty Images
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-13
 Gia đình Akihito đã trải qua chuyến đi dài một tháng tới Iran, Ethiopia, Ấn Độ, Nepal trước khi trở về Cung điện Togu ở Tokyo in 1960.
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-14
 Nghiêng mình tưởng nhớ các nạn nhân trong trận chiến Okinawa, thời Thế chiến thứ 2 tại Cung Tưởng niệm Hoà bình Himeyuri ở Itoman, tháng 7/1975. Ảnh: Kyodo/Reuters
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-15
 Tân Nhật hoàng gặp gỡ các phóng viên trong và ngoài nước trong buổi họp báo tại Hoàng cung vào ngày 4/8/1989, tức vài tháng sau cái chết của Nhật hoàng Hirohito.
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-16
 Một cuộc họp báo được phát trên truyền hình quốc gia từ Hoàng cung ở Tokyo. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-17
 Nhật hoàng trên đường thăm ngôi đền Ise vào tháng 11/1990. Ảnh: AFP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-18
 Ông cam kết gìn giữ Hiến pháp Nhật Bản vào 12/11/1990. Ảnh: Reuters
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-19
 Các thành viên Hoàng gia trong bữa tiệc mùa thu ở Cung điện Akasaka tháng 10/1997. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-20
 Nhật hoàng Akihito gieo thóc trong sân Hoàng cung ngày 8/4/1998. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-21
 Ông được Nữ hoàng Anh Elizabeth II tiếp đón tại Điện Buckingham ở London ngày 26/5/1998. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-22
 Nhật hoàng và Hoàng hậu thăm hỏi nạn nhân vụ động đất-sóng thần 11/3/2011 tại một trung tâm trú ẩn. Ảnh: Reuters
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-23
 Người đứng đầu Hoàng gia cho cá ăn ở vườn Hoàng cung. Ảnh: Reuters
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-24
 Người dân theo dõi bài phát biểu thông báo ý định thoái vị của Nhật hoàng vào ngày 8/8/2016
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-25
 Hoàng gia trong tiệc mùa xuân ở Cung điện Akasaka vào ngày 25/4/2018. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-26
 Nhật hoàng và Hoàng hậu chào đón khách dự tiệc mùa thu ở Cung Akasaka, Tokyo ngày 9/11/2018. Ảnh: AP
Hanh trinh 85 nam di cung nuoc Nhat cua Nhat hoang Akihito-Hinh-27
 Gặp gỡ các cháu mẫu giáo khi thăm Kodomonokuni (Miền đất thiếu nhi) trong dịp kỷ niệm 60 ngày cưới tại Yokohama, ngày 12/4/2019.

Nhật Bản công bố tên triều đại mới trước khi Thiên Hoàng mới lên ngôi

(Kiến Thức) - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga vừa chính thức thông báo, triều đại Nhật Hoàng mới sẽ có niên hiệu là “Lệnh Hòa”. Triều đại này chính thức bắt đầu vào tháng tới, khi Thái tử Naruhito lên nối ngôi cha, Nhật hoàng Akihito.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay 1/4, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết triều đại Nhật Hoàng mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/5, khi Thái tử Naruhito chính đăng quang Nhật Hoàng. Triều đại mới sẽ có niên hiệu “Lệnh Hòa” (tiếng Anh - Reiwa).
Theo Bloomberg, cái tên “ Lệnh Hòa” (Reiwa) bao gồm 2 ký tự trong đó “Rei” có nghĩa là “trật tự” nhưng cũng có ý nghĩa “tốt lành”. Ký tự “Wa” được dịch ra là “hòa bình” hoặc “hòa hợp”. Niên hiệu này đáp ứng được tiêu chí dễ đọc và dễ viết, nhưng không quá phổ biến nhắm tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời thường.