Toàn cầu gặp thách thức, xuất khẩu Việt Nam “vạ lây“

Báo cáo triển vọng thị trường nửa cuối năm 2022, bộ phận nghiên cứu tại Chứng khoán SSI cho rằng, xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi thách thức toàn cầu.

Hoạt động xuất khẩu và sản xuất bị ảnh hưởng bởi thách thức toàn cầu

Báo cáo nêu, bước sang nửa cuối năm 2022, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại rõ rệt do một số nguyên nhân.

Thứ nhất, chính sách tiền tệ toàn cầu thắt chặt hơn sau giai đoạn nới lỏng tiền tệ lớn nhất và dài nhất trong lịch sử

Hai là, giá hàng hóa toàn cầu duy trì ở mức cao so với cùng kỳ do nguồn cung năng lượng bị hạn chế.

Ba là, sự gián đoạn nguồn cung năng lượng do cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào vùng suy thoái.

Toan cau gap thach thuc, xuat khau Viet Nam “va lay“
Nguồn: SSI

Trên thực tế, khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, lạm phát đã tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Mỹ đã chứng kiến lạm phát tăng vọt lên 9,1% so với cùng kỳ vào tháng 6, mức cao nhất kể từ năm 1981.

Do đó, nhằm đối phó với lạm phát, NHTW Mỹ đã thực hiện tăng lãi suất liên tục và tính đến hiện tại, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tăng 225 điểm cơ bản so với cuối năm ngoài.

Câu hỏi đặt ra là những thách thức toàn cầu này sẽ tác động đến Việt Nam như thế nào?

Nhìn chung, các lĩnh vực liên quan đến thương mại sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động, tuy nhiên các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, các tác động vẫn còn hạn chế nhờ sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Theo dự báo, tăng trưởng xuất khẩu sẽ tiếp tục được duy trì trong quý III/2022 khi tăng trưởng của các đơn hàng xuất khẩu mới vẫn được ghi nhận ở trong các khảo sát PMI gần đây.

Tuy nhiên, tăng trưởng các ngành xuất khẩu có thể bắt đầu suy giảm từ quý IV khi nhu cầu từ các đối tác thương mại chính của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ có thể yếu đi rõ rệt.

Do vậy, nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào trạng thái suy thoái đang ở mức cao. Ngay cả khi chu kỳ suy thoái này có thể ngắn hơn bình thường, tác động tiêu cực đến thương mại của Việt Nam có thể không tránh khỏi. Mặc dù vậy, do Việt Nam là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do nên vẫn có khả năng sẽ giảm thiểu được phần nào các tác động nói trên.

Toan cau gap thach thuc, xuat khau Viet Nam “va lay“-Hinh-2
Hàng trăm container nằm chờ tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn chờ xuất khẩu. (Ảnh: TP)

Dự báo, lạm phát trung bình của Việt Nam vào khoảng 3,5% vào năm 2022

Liên quan đến lạm phát của Việt Nam, theo báo cáo, áp lực vẫn hiện hữu, nhưng có thể ở mức độ vừa phải hơn so với các quốc gia khác

Theo đó, lạm phát trung bình của Việt Nam được dự báo vào khoảng 3,5% vào năm 2022, thấp hơn so với mục tiêu 4,0% của Chính phủ và so với mức lạm phát được dự báo các quốc gia khác.

Tuy nhiên, lạm phát tại thời điểm cuối quý IV có thể sẽ tăng lên 5% so với cùng kỳ và thậm chí sẽ cao hơn trong quý I/2023 trước khi hạ nhiệt dần vào nửa cuối năm 2023.

  • Hé lộ lý do giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bằng lần trong quý II/2022
  • Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc ngày càng khó: Doanh nghiệp cần làm ngay những điều này
  • Trên thực tế, mặc dù lạm phát tại Việt Nam đang tăng dần (dưới áp lực từ chi phí xăng dầu) nhưng với tốc độ chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác, phần nào nhờ vào nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào trong nước.

    Trong ngắn hạn, lạm phát toàn phần gia tăng chủ yếu do các yếu tố chi phí đẩy, trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao đẩy giá cả thực phẩm tăng lên theo. Trong khi đó, lạm phát do cầu kéo vẫn duy trì ở mức thấp.

    Năm 2023, áp lực lạm phát còn đến từ việc điều chỉnh giá của các dịch vụ do Chính phủ quản lý (như giá điện, y tế và giáo dục) sau 2 năm bị trì hoãn. Mục tiêu lạm phát trung hạn được kỳ vọng vẫn giữ vững trong kỳ vọng của Chính phủ (4%) và không bị ảnh hưởng bởi những biến động giá trong ngắn hạn.

    Soi loạt biệt thự dát vàng của đại gia trước khi vướng vòng lao lý

    Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, các đại gia này đều nổi tiếng với căn biệt thự dát vàng xa hoa, lộng lẫy chẳng kém cung điện.

    Soi loat biet thu dat vang cua dai gia truoc khi vuong vong lao ly
     Trước khi bị bắt để làm rõ hành vi cho vay lãi nặng và rửa tiền, đại gia Thiện Soi được biết đến với căn biệt thự dát vàng  nằm trên Quốc lộ 51. Ảnh; VOV

    Choáng ngợp kho cổ vật hơn nghìn tỷ đồng của đại gia Sài thành

    Sở hữu khoảng 2.000 cổ vật, kho đồ cổ của ông Hoàng Văn Cường trị giá lên tới hơn nghìn tỷ đồng.

    Choang ngop kho co vat hon nghin ty dong cua dai gia Sai thanh
     Ông Hoàng Văn Cường (SN 1949) được mệnh danh là "ông vua đồ cổ Sài thành". Sinh ra và lớn lên ở Huế nhưng khi 10 tuổi, vì hoàn cảnh khó khăn, ông phải rời quê vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Ảnh: Saigondautu

    Giá vàng hôm nay 18/3: Nước Mỹ bất đồng, vàng tăng trở lại

    Giá vàng hôm nay 18/3 trên thị trường quốc tế tăng trở lại khi mà các nhà tạo lập chính sách Mỹ mâu thuẫn về chính sách kiềm chế lạm phát ở mức cao nhất 40 năm.

    Giá vàng trong nước

    Kết thúc phiên giao dịch 17/3, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau: