Tình báo Mỹ bắt cóc con trai nghị sĩ Nga

(Kiến Thức) - Nghị sĩ Nga Valery Seleznev cho biết, con trai ông là Roman Valerevich Seleznev vừa bị tình báo Mỹ bắt cóc tại Cộng hòa Maldives

Theo Reuters, ngày 8/7, Nga vừa cáo buộc Mỹ vi phạm thỏa thuận song phương và “bắt cóc” một công dân Nga - người bị cáo buộc tấn công hệ thống máy tính của các nhà bán lẻ của Mỹ để đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết hôm 5/7, cơ quan mật của bộ này đã bắt giữ Roman Valerevich Seleznev, 30 tuổi, vì các hành động tiến hành từ năm 2009-2011.
Nghị sĩ Nga Valery Seleznev.
 Nghị sĩ Nga Valery Seleznev.
Phát biểu với hãng thông tấn Itar-Tass, nghị sĩ Nga Valery Seleznev cho biết, con trai ông - Roman Valerevich Seleznev vừa bị tình báo Mỹ bắt giữ tại Cộng hòa Maldives và ông đang thảo luận về vấn đề này với Ngoại trưởng Nga.
"Bắt cóc là một tội ác. Nước Nga sẽ bảo vệ công dân của mình. Roman nên được trả về Nga", ông Valery Seleznev tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Nga cũng lên tiếng phản đối hành động của Mỹ: “Chúng tôi coi đây là động thái thù địch mới nhất từ Washington và đây không phải là lần đầu tiên phía Mỹ có hành động bất chấp một hiệp ước song phương về tương trợ lẫn nhau trong các vấn đề tội phạm, khi có hành động chẳng khác nào bắt cóc một công dân Nga”.

Khủng hoảng Ukraine: Mỹ không học được gì từ CT Việt Nam và Afghanistan

(Kiến Thức) -Nếu như người Nga đã rút ra bài học từ cuộc chiến Việt Nam và Afghanistan thì người Mỹ ngược lại, điều đó thể hiện rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Sau khi Mỹ thất bại trong cuộc chiến xâm lược và phải rút khỏi Việt Nam vào năm 1973, nhiều người cho rằng Mỹ sẽ không gây thêm các cuộc chiến cho đến khi nào thấm nhuần được các bài học từ chiến thắng của Việt Nam – một chiến thắng trong đó quân đội giàu có và mạnh mẽ nhất thế giới lại thua trước đội quân trang bị thua kém nhiều mặt.
Khi lực lượng Liên Xô phải rút khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 9 năm ở đây, các nhà quan sát cũng thấy một bài học tương tự về việc không thể dùng quân đội để nắm giữ một đất nước có tư tưởng thù địch phổ biến trong đại chúng.

Cựu Tổng thống Đông Timor hiến kế "ép" Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình Jose Ramos Horta chia sẻ về tình hình Biển Đông trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên tờ Bloomberg.

Trong cuộc trò chuyện này, cựu Tổng thống Đông Timor Horta đưa ra một nhận định chắc chắn rằng, không quốc gia nào trong vụ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ chịu nhường bước cả.
“Chắc chắn, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam đều sẽ không lùi bước trước những tuyên bố chủ quyền của họ. Vì vậy, họ sẽ cần đi tới một thỏa hiệp. Và thỏa hiệp tốt nhất đối với các bên là hướng tới sự phát triển chung trong khu vực. Đó là lợi ích tốt nhất cho các mối bên và cho cả khu vực”, ông cho hay.

Đã đến lúc Tổng thống Putin “buông” Ukraine?

(Kiến Thức) - Tổng thống Putin nhận ra ông hoàn toàn đánh mất Ukraine vì vậy ông ấy cố gắng làm mọi cách để cứu vãn tình thế.

Khi miền đông Ukraine rơi vào cuộc đụng độ dốc toàn lực vào ngày 1/7 (như cuộc tấn công của các xe tăng gần làng Karlivka) sau quyết định dỡ bỏ lệnh ngừng bắn kéo dài 10 ngày của Tổng thống Petro Poroshenko. Phản ứng lại diễn biến mới này, Tổng thống Nga Putin chỉ trích rằng, cá nhân ông Poroshenko sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì những giao tranh ở miền đông nước này.