Theo Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, dự án Cải tạo rạch Trưng Nữ Vương có tổng mức đầu tư hơn 138,216 tỷ đồng được Sở Xây dựng TP HCM phê duyệt dự án theo quyết định số 1650/QĐ-SXD-HTKT ngày 30/10/2019 với 6 kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) đã được phê duyệt. Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu (LCNT).
|
Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung |
Trong đó tại KHLCNT có kí hiệu PL2300173559-00 được Sở Xây dựng TP HCM phê duyệt theo quyết định số 615/QĐ-SXD-HTKT ngày 9/5/2022 với 2 gói thầu liên kết, gồm:
Xây lắp 1: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa; thoát nước thải; vỉa hè; tái lập mặt đường (bao gồm chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công) có mã thông báo mời thầu (TBMT) IB2300243003-00 có giá hơn 58,404 tỷ đồng, hình thức LCNT (Đấu thầu rộng rãi), Phương thức (Một giai đoạn hai túi hồ sơ), hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thực hiện hợp đồng 300 ngày, nguồn vốn được trích từ TPHCM.
Xây lắp 3: Hệ thống chiếu sáng có giá gói thầu 2,660 tỷ đồng (gói thầu này vẫn chưa có TBMT).
Theo Biên bản mở thầu đã công bố, gói thầu IB2300243003-00 công bố ngày 23/9/2023, giá dự toán gói thầu 65,148 tỷ đồng. Mở thầu ngày 13/10/2023 chỉ duy nhất Công ty cổ phần công trình giao thông Sài Gòn (Công trình giao thông Sài Gòn) dự thầu với số tiền đảm bảo dự thầu hơn 1,628 tỷ đồng
Được biết, Công ty cổ phần công trình giao thông Sài Gòn có địa chỉ tại quận 7, TPHCM do ông Hoàng Anh Giao là người đại diện pháp luật. Công ty đã tham gia khoảng 322 gói thầu trúng 287 gói, trượt 14 gói, 14 gói chưa có kết quả, 7 gói bị hủy. Tổng giá trị trúng thầu hơn 11.629 tỷ đồng. Các tỉnh thành đã tham gia đấu thầu nhiều nhất ở TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên...
Hiện nay ngoài gói thầu nêu trên Công ty cổ phần công trình giao thông Sài Gòn cũng đang trong quá trình chờ kết quả gói thầu Xây lắp: Thi công xây dựng và bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công có giá dự toán gói thầu 6,328 tỷ đồng (thuộc dự án Sửa chữa cầu Tham Lương 1 có tổng mức đầu tư hơn 7,558 tỷ đồng do công ty TNHH Thiết kế giám sát thi công xây dựng An Thịnh mời thầu, Trung tâm Quản lý Hạ tầng giao thông đường bộ đại diện chủ đầu tư).
|
Rạch Ụ Cây (quận 8) đã được chỉnh trang, nâng cao chất lượng sống cho người dân khu vực. Ảnh: CAO THĂNG |
Nét đặc trưng của TP HCM là hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nhưng nhiều khu vực kênh rạch tại đây đang ô nhiễm trầm trọng. Kênh Tham Lương dài hơn 30km, đi qua nhiều quận, huyện như Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, quận 12, huyện Bình Chánh... từng ô nhiễm “khủng khiếp” kéo dài hàng chục năm. Kênh nước đen ở quận Bình Tân, suốt hàng chục năm trời là “điểm đen” về môi trường của khu vực này.
Trong những năm qua, TP HCM đã có nhiều động thái tích cực để cải tạo, thay đổi bộ mặt của những con kênh đen. Như kênh Nhiêu Lộc từng là con kênh dài, lớn chảy quanh thành phố, chịu ô nhiễm nặng. Năm 1993, dự án khởi động với vốn cải tạo giai đoạn một là 8.600 tỷ đồng, cho đến nay đã thay đổi diện mạo, đưa kênh Nhiêu Lộc trở thành dòng kênh xinh đẹp, nhiều dự án du lịch đã được triển khai trên dòng kênh này.
Con kênh Tham Lương được triển khai cải tạo đến nay, sau 6 tháng thi công, nhiều đoạn kênh đã bớt rác thải, ô nhiễm, lấy lại được vẻ mỹ quan.
Hay công trình cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm được hoàn thành vào năm 2015 với kinh phí đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng, đã thực hiện nạo vét 300.000m3 bùn, khơi thông dòng chảy, đồng thời xây dựng gần 12km đường, xây lắp gần 8.000m cống bao thu gom nước thải.
Các con rạch ô nhiễm như rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, rạch Trưng Nữ Vương... cũng đã có dự án với ngân sách hàng ngàn tỷ đồng sẽ được khởi công trong thời gian sắp tới....