Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Phải đặt ra sức ép để cán bộ từ chức khi có khuyết điểm

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nói rằng những người lãnh đạo, đứng đầu từ chức để đảm nhận nhiệm vụ thấp hơn theo tinh thần “ngã chỗ nào thì đứng dậy chỗ đó” để cố gắng hơn.
Phát biểu chỉ đạo, kết luận Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XIII chiều 6/12, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, nội dung các nghị quyết và kết luận mà Hội nghị Trung ương 6 (khóa 13) thông qua là rất hệ trọng; tiếp tục cụ thể hóa chủ trương lớn, nhất quán của Đảng được xác định trong Cương lĩnh và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 
Thuong truc Ban Bi thu Vo Van Thuong: Phai dat ra suc ep de can bo tu chuc khi co khuyet diem
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng 
Phải “đúng vai, thuộc bài”
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền làm rõ hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong bộ máy Nhà nước.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng nêu việc gần đây có tâm lý sợ trách nhiệm, ngại trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên. Trong đó người dân phê bình, đôi khi cán bộ vì sự an toàn của mình mà đẩy hết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Do đó, theo ông Thưởng, bên cạnh phân cấp, phân quyền, đòi hỏi làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, của từng cá nhân trong bộ máy nhà nước để ai cũng ý thức được quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng của mình để làm cho đúng. Cấp trên giám sát, kiểm tra, làm đúng thì khen, làm không đúng thì phê bình như Tổng Bí thư nhiều lần chỉ đạo phải “đúng vai, thuộc bài”.
Trong quá trình thực hiện nghị quyết cũng cần nêu cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, nhất là người đứng đầu giữ vững sự lãnh đạo tập trung, thống nhất kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm nguyên tắc quyền lực đi đôi với trách nhiệm, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn.
Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, trong công tác cán bộ, một lần nữa khẳng định quyết tâm cao về xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đề cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung.
Nghị quyết cũng chỉ đạo rõ, nhấn mạnh phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống”, khuyến khích cán bộ từ chức nếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, khi có sai phạm.
Ông Thưởng cho biết, phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống” không phải bây giờ nghị quyết mới nói, mà đã được đề cập từ hơn 20 năm trước. Nhưng cơ bản là chưa thực hiện được. “Lên thì khó nhưng xuống cũng không dễ, thậm chí còn khó hơn, quy trình 5 bước nhưng đưa ra cũng toát mồ hôi hột”, Thường trực Ban Bí thư thẳng thắn nêu.
Do đó vừa qua đã kiên trì thực hiện nên sau quy định 41, Bộ Chính trị đã có kết luận 20 về bố trí cán bộ sau kỷ luật. Từ đó bước đầu giải quyết được một số trường hợp và dư luận xã hội đánh giá rất cao.
Thuong truc Ban Bi thu Vo Van Thuong: Phai dat ra suc ep de can bo tu chuc khi co khuyet diem-Hinh-2
 
Đặt ra một sức ép trong Đảng để cán bộ từ chức khi có khuyết điểm
Thường trực Ban Bí thư nhắc lại việc khuyến khích cán bộ từ chức nếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi có sai phạm. “Người ta cứ hay phê bình chúng ta không có văn hóa từ chức, nhưng tôi thấy cũng chẳng có đâu từ chức mà người ta nâng lên mức trở thành là văn hóa cả. Các thể chế chính trị tôi nghiên cứu, nếu người ta từ chức cũng thường rơi vào hai việc. Thứ nhất, có sai lầm trong công tác và thứ hai, có sức ép”, ông Thưởng nói.
Từ đó, ông Thưởng cho rằng, cũng phải đặt ra một sức ép trong Đảng, trong xã hội, trong tổ chức để cán bộ đó từ chức khi có khuyết điểm, có sai phạm. “Khuyến khích là một cách nói và mong muốn rằng nếu được như vậy thì rất tốt để thấy nhẹ nhàng", ông Thưởng nói và dẫn lại việc vừa qua một số Ủy viên Trung ương bị kỷ luật cảnh cáo, nếu nhiệm kỳ trước là vẫn tại vị, hết nhiệm kỳ nhưng hiện nay cho thôi. Cạnh đó một số Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng xin từ chức, đảm nhiệm chức thấp hơn theo tinh thần ngã chỗ nào đứng dậy làm, cố gắng, nỗ lực khắc phục.
"Đó là một cách theo văn hóa của Việt Nam. Đó là sức ép từ tổ chức, từ dư luận xã hội để cho công việc tốt hơn. Tin tưởng rằng với xu hướng này thời gian sắp tới tình hình sẽ tốt hơn”, ông Thưởng cho hay.
Thường trực Ban Bí thư chia sẻ thêm, những người lãnh đạo, đứng đầu từ chức để đảm nhận nhiệm vụ thấp hơn theo tinh thần “ngã chỗ nào thì đứng dậy chỗ đó” để cố gắng hơn và nỗ lực khắc phục khó khăn.
Hoặc từ chức dù không hề bị kỷ luật nhưng do cảm thấy sức ép của công việc nặng nề, không đảm đương được tốt thì xin chuyển qua một công việc khác ít sức ép hơn. Đảng cũng ủng hộ việc này.
"Ông Nguyễn Văn Thể khi là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trả lời chất vấn ở Quốc hội được đánh giá là thực hiện rất tốt, nắm rất chắc, có nhiều tiến bộ. Chính phủ cũng đánh giá có nhiều tiến bộ trong thực hiện công việc, nhưng ông Thể nói rằng làm bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hơn 1 nhiệm kỳ rồi, công việc rất nặng nề. Cho nên có thể có người khác sẽ làm việc tốt hơn, nên mong Bộ Chính trị bố trí lại công việc phù hợp. Tôi thấy tinh thần đó rất hay", Thường trực Ban Bí thư nói thêm.
Ông Thưởng nhấn mạnh tư tưởng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đề ra, kịp thời bố trí lại cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ. Như lời Bác Hồ từng nói “chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong lãnh đạo”. Do đó, kiên quyết khắc phục, hạn chế, yếu kém, hình thức trong đánh giá cán bộ. 
>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng

Nguồn: VTV1

Hải Ninh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN