Sóc Trăng dự kiến chi gần 15 tỷ đồng làm cặp tượng “cá chép hóa rồng”

(Vietnamdaily) - Dự kiến cặp tượng “cá chép hóa rồng” gần 15 tỷ đồng sẽ được đặt trên bờ kè sông Maspero, đoạn qua trung tâm TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Ngày 17/9, một lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) xác nhận, HĐND thành phố vừa ban hành nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án “Lắp đặt hình tượng cá chép hóa rồng trên bờ kè sông Maspero”.
Soc Trang du kien chi gan 15 ty dong lam cap tuong “ca chep hoa rong”
Một phần nghị quyết.
Theo thiết kế, tượng cặp "cá chép hoá rồng" có bệ móng, thân trụ và bệ mố bằng bêtông. Phần đế họa tiết làm bằng bêtông ốp đá granite màu đen kích thước 5,6 x 1,82 m; bên hông gắn bộ chữ "Cá chép hóa rồng Sóc Trăng – Việt Nam", bên dưới lắp đặt đèn âm chiếu sáng...
Soc Trang du kien chi gan 15 ty dong lam cap tuong “ca chep hoa rong”-Hinh-2
 
Phần họa tiết chính "cá chép hóa rồng" làm bằng đá nguyên khối tạo hình gồm phần sóng kích thước 4 x 1,65 x 1,5 m; phần thân 4,2 x 5,3 x 1,2 m. Bên trong thân rồng được lắp đặt hệ thống phun nước nghệ thuật, đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng lung linh...
Dự kiến cặp "cá chép hóa rồng" gần 15 tỷ được đặt tại khoảng giữa của 2 cầu C247 và cầu 30/4, thuộc phường 1 và phường 6, TP Sóc Trăng.
Theo nghị quyết của HĐND thành phố Sóc Trăng, mục tiêu dự án là tạo sự đồng bộ với hệ thống vỉa hè dọc hai bên tuyến bờ kè, kết hợp hình thái kiến trúc hài hòa, tạo điểm nhấn đô thị về biểu tượng đặc trưng của TP Sóc Trăng, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị của thành phố; hình thành điểm tham quan, vui chơi, giải trí, sinh hoạt công cộng cho người dân trong khu vực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển, thu hút du khách.
https://zingnews.vn/soc-trang-du-kien-chi-15-ty-dong-dung-tuong-ca-chep-hoa-rong-post1356360.html

Nhà hát 1.500 tỷ và chuyện xây tượng đài quá hời

Trong những bình luận rôm rả quanh dự án nhà hát giao hưởng ngàn tỷ đồng, không ít ý kiến mang tượng đài ra so sánh: Nhà hát 1.700 chỗ ngồi, “mới có” 1.500 tỷ đồng. Thế thì xây tượng đài xem chừng… “hời” quá.

Trong những bình luận rôm rả quanh dự án nhà hát giao hưởng ngàn tỷ đồng, không ít ý kiến mang tượng đài ra so sánh: Nhà hát 1.700 chỗ ngồi, “mới có” 1.500 tỷ đồng. Thế thì xây tượng đài xem chừng… “hời” quá.
Nha hat 1.500 ty va chuyen xay tuong dai qua hoi
Nhiều người cho rằng, chính quyền nên tập trung nguồn lực vào đầu tư xây dựng các công trình như đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống chống ngập…  
Nhà hát và tượng đài, giống nhau ở chỗ đều phải đầu tư không ít tiền của để dựng xây, tùy theo tầm vóc, qui mô. Và chúng đều có nhiệm vụ mang lại lợi ích tinh thần cho con người. Nhưng không thể coi nhà hát và tượng đài là… như nhau, vì rõ ràng, chúng đưa lại giá trị tinh thần khác nhau. “Cân” nhà hát, tượng đài rồi “đọ giá” để kết luận, thứ nào tốn kém hơn thứ nào, là một cách nghĩ hạn hẹp. Vẫn cần tính toán xem xây dựng một công trình văn hóa lớn trong điều kiện, hoàn cảnh và môi trường hiện nay đã phù hợp hay chưa. Song cách đặt vấn đề đắt, rẻ trong văn hóa, nghệ thuật theo cách trên là không thỏa đáng.

Thuê đất khu công nghiệp để xây tượng dát 88 lượng vàng kinh doanh tâm linh?

(Vietnamdaily) - Một doanh nghiệp ở Sóc Trăng thuê đất khu công nghiệp để làm tượng Phật nặng 19 tấn dát vàng. Dư luận cho rằng đây là hình thức kinh doanh tâm linh nhưng chủ dự án nói chỉ tạo "điểm nhấn".

Gần 3 tuần qua, người dân Sóc Trăng có nhiều ý kiến trái chiều nhau khi tham gia lễ đúc tượng Phật Dược sư dát vàng tại Khu công nghiệp An Nghiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành.

Khu vực này rộng 4,2 ha, được Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm - Bánh pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên (Công ty Tân Huê Viên) thuê của Nhà nước trong thời gian 49 năm.

Biết gì về những tượng đài tôn nghiêm ở Hà Nội

(VietnamDaily) - Tượng đài vua Lý Thải Tổ, tượng đài vua Lê Thái Tổ và tượng đài Quyết tử là những điểm đến đầy ý nghĩa mà du khách phương xa không nên bỏ qua trên hành trình khám phá Hồ Gươm - trái tim thủ đô Hà Nội.

Biet gi ve nhung tuong dai ton nghiem o Ha Noi
1. Nằm ở vườn hoa Lý Thái Tổ, tượng đài vua Lý Thái Tổ được dựng nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2004) và chào đón kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội