Đồng Nai thanh tra các dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC

(Vietnamdaily) - Thanh tra tỉnh Đồng Nai sẽ thanh tra các dự án, gói thầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC) và các công ty thành viên trúng thầu.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2023 của Thanh tra tỉnh.

Theo đó, Thanh tra tỉnh Đồng Nai sẽ thanh tra các dự án, gói thầu trên địa bàn tỉnh đối với các chủ đầu tư, sở, ngành, địa phương nơi có gói thầu do Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC) và các công ty thành viên trúng thầu theo chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai.

Thời kỳ thanh tra là trong 10 năm, từ 2011-2021. Thời gian thanh tra 45 ngày, bắt đầu từ quý I/2023.

Dong Nai thanh tra cac du an, goi thau lien quan den Cong ty AIC
 Dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nơi xảy sai phạm liên quan đến các gói thầu của Công ty AIC. Ảnh: Tiền Phong.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai  cũng sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng đối với những dự án trên địa bàn các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Trảng Bom; thanh tra trách nhiệm đối với chủ tịch UBND huyện trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng.

Thời kỳ thanh tra là trong các năm 2021 - 2022 đến thời điểm thanh tra. Thời hạn thanh tra là 45 ngày.

Cựu Bí thư Đồng Nai làm gì với số tiền hối lộ khủng 14,5 tỷ từ AIC?

Làm việc với cơ quan công an, ông Trần Đình Thành khai đã dùng cương vị Bí thư Tỉnh ủy để tác động, chỉ đạo giúp cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu. 

Trong 36 bị can bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC), hai bị can Trần Đình Thành - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai và Đinh Quốc Thái - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cùng bị đề nghị truy tố về tội "Nhận hối lộ".
Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC, bị đề nghị truy tố 2 tội danh "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố 2 tội danh

Viện KSND Tối cao vừa ban hành Cáo trạng truy tố Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế.

Theo đó, ngoài Nguyễn Thị Thanh Nhàn còn có 35 bị can khác bị truy tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị có liên quan về các tội Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trong đó, Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” quy định tại khoản 3 Điều 222, khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.

7 giải pháp để giải quyết hơn 30 điểm đen ùn tắc ở Hà Nội

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, hiện trên địa bàn thành phố vẫn còn hơn 30 điểm ùn tắc vào giờ cao điểm, chủ yếu trong khu vực nội thành.

Theo ông Thường, để giải quyết hơn 30 điểm ùn tắc trên, Sở GTVT sẽ phối hợp với Công an TP và UBND các quận, huyện rà soát các vị trí giao cắt gây xung đột, để bố trí các lực lượng hướng dẫn giao thông, nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc.

7 giai phap de giai quyet hon 30 diem den un tac o Ha Noi
 Tình trạng giao thông Hà Nội vẫn thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.

Ngành giao thông vận tải sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải, xử lý tình trạng các phương tiện cố tình đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, đi xe lên vỉa hè. Giám đốc Sở GTVT coi đây là giải pháp tích cực nhằm xử lý nghiêm các vi phạm, tạo hiệu quả răn đe, nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng đưa ra giải pháp xén vỉa hè, dải phân cách, mở rộng tối đa mặt đường, tăng khả năng thông hành cho các phương tiện lưu thông. Đồng thời xén mở rộng các nút giao, tạo các nhánh rẽ phải liên tục giảm bớt lưu lượng phương tiện dừng chờ tại nút.

Ông Nguyễn Phi Thường cho biết, thời gian qua Sở GTVT đã phối hợp với Công an TP, các quận, huyện tổ chức phân luồng giao thông hợp lý nhất để phục vụ thi công các dự án.

Trong quá trình thi công, lực lượng chức năng sẽ thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tổ chức giao thông theo tiến độ của dự án, phù hợp với tình hình giao thông thực tế để giảm thiểu nguy cơ ùn tắc giao thông.

Sở GTVT sẽ thường xuyên rà soát các bất cập trong tổ chức giao thông, nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý hạn chế xung đột. Từ đó đưa ra phương án điều chỉnh chu kỳ đèn, điều chỉnh hạ tầng nút giao, điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng sẽ thường xuyên, cung cấp thông tin tình hình ùn tắc giao thông để người tham gia giao thông biết và phòng tránh các điểm ùn tắc giao thông. Hà Nội cũng đưa ra biện pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

>>> Mời độc giả xem thêm video 80% người vi phạm giao thông không đóng phạt nguội: 

(Nguồn: VTV24)