Đang xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1

Sáng nay (4/11), TAND cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác trong giai đoạn 1.
 
 
Phiên tòa phúc thẩm được mở do có kháng cáo của các bị cáo gồm: Trương Mỹ Lan; Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu ruột bị cáo Trương Mỹ Lan); Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan).
Phiên tòa được bắt đầu lúc 8 giờ 52 phút. Trong phần thủ tục, Chủ tọa Huỳnh Thanh Duyên thông báo, có 2 bị cáo xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe là bị cáo Nguyễn Cao Trí và Trần Thị Kim Chi.
Dang xet xu phuc tham vu an Van Thinh Phat giai doan 1
 Phiên tòa Phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được tiến hành xét xử trực tuyến ở 2 đầu cầu là trụ sở TAND Cấp cao và đầu cầu tại Trại giam T30 (Củ Chi) dự kiến kéo dài 21 ngày.
Phiên tòa Phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được tiến hành xét xử trực tuyến ở 2 đầu cầu là trụ sở TAND Cấp cao và đầu cầu tại Trại giam T30 (Củ Chi) dự kiến kéo dài 21 ngày.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan trong giai đoạn 1 bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt mức án tử hình. Ngoài ra còn có kháng cáo của bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước); Nguyễn Cao Trí ( Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Capella)…
Bị hại trong giai đoạn này là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh… cũng có kháng cáo, đề nghị xem xét lại bản án sơ thẩm.
Trong đơn kháng cáo viết tay dài 6 trang, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng mình bị bản án sơ thẩm của TAND TP HCM phạt mức án tử hình cho cả 3 tội danh: tham ô tài sản (tử hình), đưa hối lộ (20 năm tù) và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, là quá nặng nề và quá nghiêm khắc.
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Lan phần lớn tập trung nói về tâm tư trong quá trình hoạt động kinh doanh của gia đình. Cũng theo bị cáo Lan, trong suốt quá trình điều tra cho tới phiên tòa sơ thẩm, bị cáo luôn thể hiện sự tự nguyện mang hết tài sản và sức lực phối hợp SCB giải quyết khắc phục hậu quả cùng các dự án đang dở dang để thu hồi đúng giá trị cho SCB.
Theo bị cáo Lan, đây là ngân hàng thương mại cổ phần có hàng nghìn cổ đông và hàng nghìn khách hàng vay tiền gồm các cá nhân, doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. SCB hoạt động theo luật Tổ chức tín dụng dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước… suốt 11 năm. SCB không phải là một công ty TNHH mà quy buộc cho một cá nhân chịu trách nhiệm toàn bộ.
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan còn cho rằng hai vợ chồng bị cáo và cháu gái Trương Huệ Vân có nhiều công sức đóng góp cho cộng đồng, trong đó có giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như tài trợ nhiều thực phẩm, vắc xin, xây dựng bệnh viện dã chiến… Từ đó, bị cáo xin hội đồng xét xử xem xét thấu đáo và có đường lối xử lý phù hợp với gia đình tôi cùng một số cá nhân khác để chúng tôi nhận được sự khách quan, công bằng, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật.
Phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 dự kiến diễn ra từ hôm nay đến ngày 25/11.
Phạm Giang

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN