Cựu thiếu tướng Phạm Kim Hậu có được giảm tội khi tố vụ “rút ruột” 50 tỷ?

Cựu Thiếu tướng Phạm Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Trong vụ án xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa ban hành cáo trạng truy tố 7 bị can tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển về tội "Tham ô tài sản", trong đó có cựu trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn.
Cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn khởi xướng, bàn bạc, thống nhất với 4 thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển về việc "rút ruột" từ ngân sách số tiền 50 tỷ đồng, sau đó chia đều mỗi người 10 tỷ đồng.
Cuu thieu tuong Pham Kim Hau co duoc giam toi khi to vu “rut ruot” 50 ty?
Cựu Thiếu tướng Phạm Kim Hậu - người làm đơn phản ánh tiêu cực, tham nhũng của bản thân và thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. 
Đáng chú ý, vài tháng sau, cựu thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Phạm Kim Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về những tiêu cực, tham nhũng của bản thân và một số cá nhân là thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển liên quan đến công tác mua sắm vật tư, trang thiết bị năm 2019.
Ngoài việc tố cáo sai phạm, trong quá trình điều tra vụ án, ông Phạm Kim Hậu tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, quá trình công tác có nhiều thành tích... nên được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc cấp dưới tố cáo cấp trên nhận hối lộ nhưng bản thân mình cũng đã nhận hối lộ là chuyện ít khi xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, người nhận hối lộ dù có tự thú vẫn bị xử lý theo quy định pháp luật.
Đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố 7 bị can với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Ngoài cáo buộc cựu trung tướng Nguyễn Văn Sơn (cựu Tư lệnh Cảnh sát biển) giữ vai trò chủ mưu, khởi xướng, VKS còn làm rõ người đã có đơn tố cáo và bằng chứng liên quan hành vi của các cá nhân.
Theo cáo trạng, năm 2019, sau khi có quyết nghị phân bổ 150 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước cho Cục Kỹ thuật của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển để mua sắm trang bị vật tư, ông Nguyễn Văn Sơn trao đổi, yêu cầu Cục trưởng Nguyễn Văn Hưng rút 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng.
Trao đổi việc "rút ruột" 50 tỷ đồng với nhóm bị can gồm cựu trung tướng Hoàng Văn Đồng (cựu Chính ủy Cảnh sát biển) và 3 cựu thiếu tướng Doãn Bảo Quyết (cựu Phó chính ủy) cùng 2 cựu Phó Tư lệnh Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, các cá nhân này đều đồng ý.
Như vậy, với nội dung kết luận điều tra và bản cáo trạng cho thấy, bị can Phan Kim Hậu đã thực hiện hành vi nhận hối lộ với vai trò đồng phạm. Theo quy định của pháp luật, đối với người nhận hối lộ, hành vi cấu thành tội phạm kể từ thời điểm nhận hối lộ tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên.
Trong mọi trường hợp người nhận hối lộ đã thực hiện hành vi phạm tội mà chủ động khai báo, tự thú, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra, đây chỉ là những tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự chứ không phải là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự. Do đó, bị can Phạm Kim Kim vẫn bị xử lý hình sự và được xem xét áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình giải quyết vụ án.
Cựu thiếu tướng Phạm Kim Hậu đã làm đơn tự khai báo về tiêu cực của bản thân và một số thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, từ đó Bộ Quốc phòng, Uỷ ban kiểm tra Quân ủy Trung ương và Ủy ban kiểm tra trung ương vào cuộc xác minh. Đến năm 2022, cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, bản thân ông Hậu vẫn bị khởi tố, truy tố về tội tham ô tài sản.
Luật sư Cường cho biết, theo quy định pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự với việc ông Hậu tự làm đơn khai báo hành vi của bản thân và người khác, trường hợp này của ông Hậu có thể xem là dấu hiệu của việc tự thú.
Theo Điểm h khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015, tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Trường hợp người phạm tội tự thú là 1 điều kiện để có thể xem xét vào trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 29 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tuy nhiên, để được xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo quy định này, ngoài việc trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú còn phải có đủ các căn cứ khác như: góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Bên cạnh đó đây không phải là trường hợp đương nhiên được miễn TNHS khi có đủ các yếu tố mà chỉ là trường hợp có thể được miễn TNHS, nghĩa là kể cả trường hợp có đủ các căn cứ trên, đòi hỏi phải có sự đánh giá một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng về trường hợp nào được miễn, trường hợp nào không được miễn. Nghĩa là cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội và tính chất nghiêm trọng của vụ án.
Vụ án xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là vụ án tham ô tài sản có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Do đó có thể cơ quan tiến hành tố tụng xét không đủ căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự nên vẫn quyết định khởi tố, truy tố đối với ông Phạm Kim Hậu.
Tuy nhiên với tình tiết tự thú, đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đáng kể đối với ông Hậu được quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS. Đây là chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người tự thú, chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác, góp phần hạn chế thiệt hại.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận bị đình chỉ do liên quan vụ án tham ô hơn 5 tỷ đồng

Nguồn video: Truyền hình Báo PLVN

Hải Ninh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN