Liên quan đến vụ việc nữ ca sĩ Ivy Trần vỡ túi nâng ngực khi đi máy bay, bác sĩ thẩm mỹ Phan Hiệp Lợi (Giám đốc bệnh viện Hiệp Lợi, TP.HCM) người trực tiếp phẫu thuật cho ca sĩ Ivy Trần cho biết, bệnh nhân tên thật là Mai Tường Vy.
Ngày 26/10 bệnh nhân này được ca sĩ Quách Tuấn Du dẫn đến để thăm khám trong tình trạng một ngực sưng to bất thường, ngực còn lại thì bình thường, siêu âm thấy túi ngực đã vỡ.
|
Hai túi ngực cũ được phẩu thuật lấy ra ngoài. Trong đó 1 túi đã bị vỡ nát, dịch nhờn chảy ra ngoài túi ngực. |
Sau đó, bác sĩ Lợi khuyên nữ ca sĩ phải phẫu thuật gấp vì khi túi ngực vỡ làm mô silicon dễ bị dính vào cơ thể, nếu để lâu sau này sẽ can thiệp rất khó khăn, chưa chắc đã đặt túi ngực mới lại được. Do vẫn phân vân, bệnh nhân Vy xin về tìm và liên lạc lại với bác sĩ đã phẫu thuật cách đây 7 năm cho mình tên Phúc, nhưng người bác sĩ này vẫn “mất tích”.
Đến sáng 28/10, Ivy Trần nhập viện trong tình trạng một bên ngực bị sưng to bất thường, sau đó được bác sĩ tiến hành phẫu thuật kịp thời, ngăn chặn được tình trạng ngực bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến hoại tử.
|
Bác sĩ thẩm mỹ Phan Hiệp Lợi, người trực tiếp phẫu thuật cho nữ ca sĩ Ivy Trần. |
“Khi phẫu thuật thì thấy toàn bộ túi ngực đó bị vỡ toác làm đôi và tất cả các gel silicon màu vàng tràn hết ra ngoài. Lúc này tôi tiến hành lấy hết toàn bộ ra ngoài thì thấy cái mô ngực bị viêm nhẹ và sưng. Mặc dù vậy, rất may mắn là mô đó vẫn còn tốt và gel silicon khi bị vỡ chưa thấm nhiều vào mô nên lấy ra được hết. Sau đó tôi mổ ngực còn lại thì thấy túi ngực này không bị sao hết, vẫn bình thường”, bác sĩ Lợi chia sẻ.
|
Ca sĩ Quách Tuấn Hưng bên ca sĩ Ivy Trần sau khi bị vỡ túi nâng ngực. |
Theo bác sĩ Lợi, về phương diện kỹ thuật phẫu thuật thì bác sĩ trước đó nâng ngực cho bệnh nhân Vy là không sai. Tuy nhiên, vấn đề ở đây có thể là do túi ngực kém chất lượng, không rõ nhãn mác, xuất xứ hàng hoá, đồng thời có sự thiếu trách nhiệm của bác sĩ từng phẫu thuật nâng ngực cho bệnh nhân này.
Nói về nguyên nhân vỡ túi ngực, bác sĩ Lợi cho hay: Có rất nhiều nguyên nhân và chuyện vỡ túi ngực do áp suất máy bay như bệnh nhân nói có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
“Chúng tôi vẫn không thể khẳng định là do áp suất trên máy bay làm vỡ túi ngực vì hiện vẫn chưa có báo cáo nào rõ ràng cho thấy điều đó. Tôi cũng khẳng định, túi ngực không bị nổ mà chỉ vỡ. Có nhiều trường hợp đến bệnh viện chúng tôi phẫu thuật nhưng họ cho biết không đi máy bay nhưng vẫn bị vỡ túi ngực. Như vậy, có thể nhận thấy nguyên nhân vỡ túi ngực là do chất lượng sản phẩm kém”, bác sĩ Lợi thông tin thêm.
Với kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Lợi cũng cho rằng nếu sử dụng túi ngực đạt chuẩn, sản xuất theo đúng quy trình từ 7-8 lớp thì vấn đề rò rỉ hay vỡ không bao giờ xảy ra. Khi sử dụng túi ngực không đạt chuẩn trong thời gian dài sẽ biến đổi chất lượng, dẫn đến dễ vỡ hơn, có thể dùng tay bóp cũng vỡ.
Về kết cấu túi ngực, phần ngoài cùng được bao bọc bằng lớp vỏ trơ, ngăn chặn không cho gel silicon bên trong lọt ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với mô, tránh tình trạng nhiễm trùng. Sau khi hoàn thành việc nâng ngực, sẽ có một lớp võ tự nhiên do cơ thể người tạo ra để bao bọc túi ngực, giống như một lớp bảo vệ cuối cùng, tránh để gel silicon chạm đến mô ngực.
Theo bác sĩ Phan Hữu Lợi, trường hợp của bệnh nhân Vy nếu không phẫu thuật sớm, tiếp tục để kéo dài thì gel sẽ thấm qua mô, dẫn đến nhiễm trùng. Bác sĩ Lợi cũng có lời khuyên, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ là cần thiết, vì vậy nếu làm đẹp bằng nâng ngực thì trước hết nên tìm hiểu những bệnh viện thẩm mỹ uy tín, chất lượng, bác sĩ giỏi có chuyên môn và trách nhiệm.
Bên cạnh đó cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của túi ngực trước khi thực hiện việc nâng ngực làm đẹp.