Tìm thấy rác nhựa dài 30cm trong bụng rùa biển xanh

Các chuyên gia đã kéo một mảnh rác nhựa dài đến 30 cm ra khỏi bụng một con rùa biển xanh ở miền đông Thái Lan.

Ngày 10/5, cư dân vùng biển Rayong, miền đông Thái Lan phát hiện một con rùa biển xanh bị sóng đánh dạt vào bờ. Thấy con vật cố gượng dậy bò về phía biển, nhưng di chuyển chật vật đến bất thường, người dân địa phương lập tức báo cáo sự việc cho đội cứu hộ biển. Con rùa kỳ lạ đã được đưa đến Trung tâm nghiên cứu và phát triển tài nguyên biển ở Bangkok để tìm hiểu vấn đề.

Quá trình giải cứu rùa biển.

Qua ống kính camera, một bác sĩ đang cẩn thận kéo dải túi nhựa mỏng ra khỏi hậu môn của con vật đáng thương. Mảnh nhựa không thể tiêu hóa được nên đã kẹt lại ở lỗ huyệt nơi rùa bài tiết chất thải và thực hiện quá trình hô hấp giải phóng khí CO2. Việc ăn phải mảnh nhựa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của con rùa biển, khiến nó gặp triệu chứng “táo bón”. Nếu không được phát hiện và loại bỏ kịp thời, con vật có thể mất mạng.

Tim thay rac nhua dai 30cm trong bung rua bien xanh

Bãi biển tràn ngập rác thải.

“Rác nhựa mà mọi người vứt xuống biển cực kỳ nguy hiểm với động vật”, bác sĩ nói. “Chúng lầm tưởng nhựa là thức ăn, nhưng không hề biết rằng mình sẽ chết dần chết mòn nếu ăn phải thứ đó”. Không giống như các loài rùa biển khác, thức ăn của rùa biển xanh chủ yếu là tảo hoặc rong biển. Vì vậy, rất có thể con rùa xui xẻo này đã nhầm mảnh nhựa dài 30 cm thành một miếng rong biển cực lớn. Hiện con rùa biển đang được chăm sóc sức khỏe, chờ ngày hồi phục để quay về với đại dương.

Tim thay rac nhua dai 30cm trong bung rua bien xanh-Hinh-3

Rùa biển xanh chủ yếu ăn tảo và rong biển.

Rùa biển xanh (Chelonia mydas) sống ở vùng nước ấm trên thế giới, được xem là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách Đỏ của IUCN. Sau thời gian bị săn bắt và giết thịt bừa bãi, hiện loài vật này đã bị cấm khai thác tại nhiều quốc gia châu Á. Tuy nhiên, chúng vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị tận diệt do hoạt động đánh bắt cá, thu hoạch trứng quá mức của loài người, cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường nước nặng nề. Mỗi năm, lượng rác nhựa bị thải ra ngoài đại dương lên đến 4,8 - 12,7 triệu tấn, theo số liệu được công bố trên tạp chí Science.

Động vật có vú và những kỷ lục "đáng gờm" khó tin

(Kiến Thức) - Có thể bạn sẽ thấy khó tin nhưng trong thế giới động vật có những chuyện lạ kỳ vô cùng, những động vật có vú này có những khả năng vô cùng "đáng gờm", khiến con người cảm thấy vô cùng bất ngờ.

Dong vat co vu va nhung ky luc
 Động vật có vú có bộ gen lớn nhất. Chuột vizcacha đỏ (tympanoctomys barrerae) có bộ gen chứa 16,8 picogram (1 picogram = 1 nghìn tỷ của 1 gram) của DNA. Trong khi các động vật có vú khác bộ gen chỉ chứa 6-8 picogram.

Bất ngờ với 14 loài động vật kỳ dị, không ai tin chúng tồn tại

(Kiến Thức) - Hành tinh của chúng ta là nhà của khoảng 8,7 triệu loài sinh vật, trong đó có những loài động vật kỳ dị và độc đáo như đến từ hành tinh khác. Chim mỏ lớn như chiếc giày, khỉ mặt đỏ gay,... sẽ khiến bạn bất ngờ về thế giới động vật xung quanh chúng ta.

Bat ngo voi 14 loai dong vat ky di, khong ai tin chung ton tai
 Cá mắt thùng sở hữu đôi mắt hình ống kì dị và cái đầu trong suốt, chưa kể khuôn mặt lúc nào trông cũng thật...buồn rầu.

Điểm mặt những "nông dân" xuất sắc đến lạ trong thế giới động vật

(Kiến Thức) - Một số loài động vật cũng có khả năng canh tác, làm vườn rất độc đáo, được xem như là những "nông dân" xuất sắc bậc nhất trong thế giới động vật, khiến con người phải có cái nhìn khác.

Diem mat nhung
Sứa Mastigias papua. Nghe có vẻ khó tin, nhưng ngay cả sứa cũng có thể trở thành nông dân. Những “nông dân” sứa trồng tảo ngay bên trong các mô của chính nó. Mỗi ngày, loài động vật này thường tự định hướng để có được ánh sáng mặt trời tối đa đảm bảo tảo quang hợp phát triển mạnh. Chúng dành phần lớn thời gian đuổi theo ánh sáng mặt trời và chăm sóc cho cây trồng.